Tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2017
Ngày 27/6, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2017
Ngày 27/6, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2017.
Ngoài các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và quảng bá bên lề, diễn đàn được tổ chức với ba phiên hội thảo gắn kết ba chủ đề: (1) Phát huy nội lực, tăng trưởng bền vững; (2) Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam, tầm nhìn tới năm 2035; (3) Phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả tại Việt Nam.
Phiên hội thảo sáng ngày 27/6 có nội dung tập trung chủ yếu vào ổn định kinh tế vĩ mô - động lực tăng trưởng năm 2017 với tên gọi “Phát huy nội lực, tăng trưởng bền vững”.
Hội thảo với quy mô hơn 400 đại biểu, bao gồm 17 bài tham luận của các đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương và địa phương, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, cùng nhiều chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, đặc biệt là nghiên cứu của GS. Jay Rosengard đến từ Trưởng Chính sách công Kennedy, Đại học Harvard.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế kể từ Đổi mới năm 1986. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 6,4%/năm từ năm 2000 đến nay và tỷ lệ đói nghèo giảm xuống dưới 3% so với khoảng 50% đầu những năm 1990. Từ năm 2008, Việt Nam đã vượt qua mốc GDP bình quân đầu người 1.000 USD và bắt đầu bước vào ngưỡng có thu nhập trung bình.
Phiên chiều của Diễn đàn được chia thành 2 Hội thảo: “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam, tầm nhìn tới năm 2035” và “Phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả tại Việt Nam”.
Hội thảo “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam, tầm nhìn tới năm 2035” được diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thu hút gần 300 đại biểu đến từ các Bộ, Ban, ngành, doanh nghiệp…
Chia sẻ tại Hội thảo, nhiều chuyên gia nhận định, từ vị thế là quốc gia xuất khẩu đến nay Việt Nam đang phải nhập khẩu phần lớn nguồn nguyên liệu bào chế dược. Nhiều chuyên gia cũng nhìn nhận, một phần nguyên nhân khiến ngành dược liệu Việt Nam bị phân tán là do "ôm đồm" quá nhiều và xây dựng chuỗi liên kết lấy doanh nghiệp là trung tâm vẫn chưa đủ mạnh.
Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2017, hội thảo: “Phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả tại Việt Nam” được tổ chức với quy mô 300 đại biểu, dưới sự điều phối của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát và ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, doanh nghiệp ngành nông nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là thiếu vốn và năng lực cạnh tranh thấp. Một trong các trụ cột chính để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp là đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, trong đó có ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, sự phát triển của nông nghiệp công nghệ cao còn chậm và còn có nhiều vướng mắc về đất đai, vốn và cả về nhân lực kỹ thuật thị trường.
Diễn đàn được tổ chức với sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam PVGas, Công ty TNHH MTV My Health, Công ty TNHH VinaCapital Corporate Finance Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN.
Ngoài các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và quảng bá bên lề, diễn đàn được tổ chức với ba phiên hội thảo gắn kết ba chủ đề: (1) Phát huy nội lực, tăng trưởng bền vững; (2) Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam, tầm nhìn tới năm 2035; (3) Phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả tại Việt Nam.
Phiên hội thảo sáng ngày 27/6 có nội dung tập trung chủ yếu vào ổn định kinh tế vĩ mô - động lực tăng trưởng năm 2017 với tên gọi “Phát huy nội lực, tăng trưởng bền vững”.
Hội thảo với quy mô hơn 400 đại biểu, bao gồm 17 bài tham luận của các đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương và địa phương, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, cùng nhiều chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, đặc biệt là nghiên cứu của GS. Jay Rosengard đến từ Trưởng Chính sách công Kennedy, Đại học Harvard.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế kể từ Đổi mới năm 1986. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 6,4%/năm từ năm 2000 đến nay và tỷ lệ đói nghèo giảm xuống dưới 3% so với khoảng 50% đầu những năm 1990. Từ năm 2008, Việt Nam đã vượt qua mốc GDP bình quân đầu người 1.000 USD và bắt đầu bước vào ngưỡng có thu nhập trung bình.
Phiên chiều của Diễn đàn được chia thành 2 Hội thảo: “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam, tầm nhìn tới năm 2035” và “Phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả tại Việt Nam”.
Hội thảo “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam, tầm nhìn tới năm 2035” được diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thu hút gần 300 đại biểu đến từ các Bộ, Ban, ngành, doanh nghiệp…
Chia sẻ tại Hội thảo, nhiều chuyên gia nhận định, từ vị thế là quốc gia xuất khẩu đến nay Việt Nam đang phải nhập khẩu phần lớn nguồn nguyên liệu bào chế dược. Nhiều chuyên gia cũng nhìn nhận, một phần nguyên nhân khiến ngành dược liệu Việt Nam bị phân tán là do "ôm đồm" quá nhiều và xây dựng chuỗi liên kết lấy doanh nghiệp là trung tâm vẫn chưa đủ mạnh.
Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2017, hội thảo: “Phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả tại Việt Nam” được tổ chức với quy mô 300 đại biểu, dưới sự điều phối của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát và ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, doanh nghiệp ngành nông nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là thiếu vốn và năng lực cạnh tranh thấp. Một trong các trụ cột chính để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp là đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, trong đó có ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, sự phát triển của nông nghiệp công nghệ cao còn chậm và còn có nhiều vướng mắc về đất đai, vốn và cả về nhân lực kỹ thuật thị trường.
Diễn đàn được tổ chức với sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam PVGas, Công ty TNHH MTV My Health, Công ty TNHH VinaCapital Corporate Finance Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN.