Tốc độ huy động vốn của doanh nghiệp đã giảm 76%
Chứng khoán đi xuống khiến việc huy động vốn của doanh nghiệp qua kênh này trong thời gian qua sụt giảm 76%
Thị trường chứng khoán sụt giảm kéo dài, kế hoạch huy động vốn của hầu hết doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Gánh nặng vốn cho sản xuất kinh doanh lại đè nặng hệ thống ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh vốn khả dụng hạn chế.
Tại cuộc gặp gỡ báo giới cuối tuần qua, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Vũ Bằng cho biết tốc độ huy động vốn qua kênh chứng khoán thời gian qua đã giảm khoảng 76%, cao hơn mức giảm trung bình ở các nước trong khu vực (khoảng 70%).
Theo ông Vũ Bằng, các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), đấu giá, phát hành thêm... đều gặp khó khăn do thị trường chứng khoán sụt giảm kéo dài. Tốc độ huy động giảm, khả năng thành công của các đợt phát hành thấp đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khó khăn hơn khi doanh nghiệp phải tiếp cận các nguồn tín dụng khác với lãi suất cao. Hiện với mức lãi suất cho vay đầu ra của các ngân hàng thương mại phổ biến 21%/năm, làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp vay vốn. Ngay cả khi chấp nhận mức lãi suất cao đó, vay được vốn cũng khó khăn bởi tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng đang chậm lại, mức khống chế cả năm là 30% thay vì có thể vượt 50% như trong năm 2007.
Trong báo cáo thị trường gần đây của một số công ty chứng khoán, những khó khăn trên được dự báo sẽ thể hiện rõ trong kết quả kinh doanh từ quý 2/2008 của doanh nghiệp. Sự chủ động gọi vốn từ kênh chứng khoán bị thu hẹp, chi phí vay vốn theo kênh truyền thống là ngân hàng tăng cao ảnh hưởng tới khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh cũng như tới lợi nhuận. Đây lại là điều không mong đợi đối với triển vọng phục hồi của thị trường chứng khoán.
Trên thực tế, trước bối cảnh khó khăn trên, nhiều doanh nghiệp đã quyết định hoãn các đợt phát hành huy động vốn. Thống kê sơ bộ từ Ủy ban Chứng khoán cho thấy, trong số khoảng 30 công ty đăng ký phát hành cổ phiếu tăng vốn từ đầu năm đến nay có tới 10 trường hợp đã chính thức xin tạm hoãn.
Những khó khăn trên cũng đang đặt các kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng thương mại trong năm 2008 trước hoài nghi. Đây là một đầu mối cung hàng mạnh và là điển hình cho các đợt huy động tăng vốn thành công trong năm 2007.
Nhưng nay, bối cảnh thị trường đã có nhiều thay đổi. Hiện thị trường đang tập trung chú ý ở những đại diện tiêu biểu là Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Ngân hàng Quân đội (MB), ba ngân hàng có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong năm nay.
Trung tuần tháng 3/2008, Đại hội cổ đông Sacombank đã thông qua kế hoạch dự kiến tăng vốn điều lệ lên 6.048,7 tỷ đồng. Việc tăng vốn được xác định từ kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu ở mức 15% vốn cổ phần; phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (20%/vốn cổ phần), phát hành 3 triệu cổ phiếu cho cán bộ nòng cốt, phát hành gần 1,3 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, MB dự kiến sẽ có 4 đợt tăng vốn điều lệ, thông qua trả cổ tức, chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông và nhân viên, từ trái phiếu chuyển đổi và bán cho cổ đông chiến lược trong và ngoài nước với mức tăng tối đa 3.400 tỷ đồng...
Ngoài bối cảnh chung của thị trường chứng khoán, hoạt động ngân hàng đang có nhiều khó khăn trong năm nay cũng là một thách thức đối với thành công của những kế hoạch trên.
Thực tế, Sacombank cũng đã có những điều chỉnh nhất định; dự thảo tăng vốn điều lệ ban đầu trình Đại hội đồng cổ đông là 45% nhưng sau đó giảm xuống còn 35% để phù hợp với nhu cầu thị trường. Nhưng theo ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Sacombank, phía sau khả năng huy động vốn, vấn đề quan trọng hơn là việc sử dụng vốn như thế nào; việc sử dụng vốn hiệu quả đi cùng với tín nhiệm của cổ đông, nhà đầu tư và đó là cơ sở để huy động thành công.
Ông Lê Văn Bé, Tổng giám đốc MB, cũng khẳng định rằng khi doanh nghiệp đã khẳng định thương hiệu, khẳng định hiệu quả kinh doanh, có chiến lược hoạt động đúng đắn thì có thể tin tưởng vào kế hoạch huy động của mình.
Ngoài ra, theo nhận định chung của nhiều chuyên gia, khó khăn của thị trường cũng như hoạt động huy động vốn hiện nay chỉ là ngắn hạn. Khi các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô phát huy hiệu quả, thị trường chứng khoán có cơ sở để phục hồi, nút thắt huy động vốn sẽ dần được tháo gỡ.
Còn trước mắt, chính khó khăn chung cũng đang tạo một rào cản để chọn lọc những kế hoạch huy động thực sự hợp lý, những dự án thực sự hiệu quả.
Trong câu chuyện bên lề về những phương án phát hành hiện nay, một lãnh đạo của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho rằng, ngoài khó khăn chung, nhiều doanh nghiệp vẫn cứng nhắc trong phương án huy động của mình, vẫn đặt ra những mốc giá và mục tiêu huy động cao hơn thực tế hoặc lạm dụng chức năng gọi vốn của thị trường chứng khoán mà không có những điều chỉnh phù hợp với bối cảnh mới.
Tại cuộc gặp gỡ báo giới cuối tuần qua, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Vũ Bằng cho biết tốc độ huy động vốn qua kênh chứng khoán thời gian qua đã giảm khoảng 76%, cao hơn mức giảm trung bình ở các nước trong khu vực (khoảng 70%).
Theo ông Vũ Bằng, các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), đấu giá, phát hành thêm... đều gặp khó khăn do thị trường chứng khoán sụt giảm kéo dài. Tốc độ huy động giảm, khả năng thành công của các đợt phát hành thấp đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khó khăn hơn khi doanh nghiệp phải tiếp cận các nguồn tín dụng khác với lãi suất cao. Hiện với mức lãi suất cho vay đầu ra của các ngân hàng thương mại phổ biến 21%/năm, làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp vay vốn. Ngay cả khi chấp nhận mức lãi suất cao đó, vay được vốn cũng khó khăn bởi tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng đang chậm lại, mức khống chế cả năm là 30% thay vì có thể vượt 50% như trong năm 2007.
Trong báo cáo thị trường gần đây của một số công ty chứng khoán, những khó khăn trên được dự báo sẽ thể hiện rõ trong kết quả kinh doanh từ quý 2/2008 của doanh nghiệp. Sự chủ động gọi vốn từ kênh chứng khoán bị thu hẹp, chi phí vay vốn theo kênh truyền thống là ngân hàng tăng cao ảnh hưởng tới khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh cũng như tới lợi nhuận. Đây lại là điều không mong đợi đối với triển vọng phục hồi của thị trường chứng khoán.
Trên thực tế, trước bối cảnh khó khăn trên, nhiều doanh nghiệp đã quyết định hoãn các đợt phát hành huy động vốn. Thống kê sơ bộ từ Ủy ban Chứng khoán cho thấy, trong số khoảng 30 công ty đăng ký phát hành cổ phiếu tăng vốn từ đầu năm đến nay có tới 10 trường hợp đã chính thức xin tạm hoãn.
Những khó khăn trên cũng đang đặt các kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng thương mại trong năm 2008 trước hoài nghi. Đây là một đầu mối cung hàng mạnh và là điển hình cho các đợt huy động tăng vốn thành công trong năm 2007.
Nhưng nay, bối cảnh thị trường đã có nhiều thay đổi. Hiện thị trường đang tập trung chú ý ở những đại diện tiêu biểu là Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Ngân hàng Quân đội (MB), ba ngân hàng có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong năm nay.
Trung tuần tháng 3/2008, Đại hội cổ đông Sacombank đã thông qua kế hoạch dự kiến tăng vốn điều lệ lên 6.048,7 tỷ đồng. Việc tăng vốn được xác định từ kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu ở mức 15% vốn cổ phần; phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (20%/vốn cổ phần), phát hành 3 triệu cổ phiếu cho cán bộ nòng cốt, phát hành gần 1,3 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, MB dự kiến sẽ có 4 đợt tăng vốn điều lệ, thông qua trả cổ tức, chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông và nhân viên, từ trái phiếu chuyển đổi và bán cho cổ đông chiến lược trong và ngoài nước với mức tăng tối đa 3.400 tỷ đồng...
Ngoài bối cảnh chung của thị trường chứng khoán, hoạt động ngân hàng đang có nhiều khó khăn trong năm nay cũng là một thách thức đối với thành công của những kế hoạch trên.
Thực tế, Sacombank cũng đã có những điều chỉnh nhất định; dự thảo tăng vốn điều lệ ban đầu trình Đại hội đồng cổ đông là 45% nhưng sau đó giảm xuống còn 35% để phù hợp với nhu cầu thị trường. Nhưng theo ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Sacombank, phía sau khả năng huy động vốn, vấn đề quan trọng hơn là việc sử dụng vốn như thế nào; việc sử dụng vốn hiệu quả đi cùng với tín nhiệm của cổ đông, nhà đầu tư và đó là cơ sở để huy động thành công.
Ông Lê Văn Bé, Tổng giám đốc MB, cũng khẳng định rằng khi doanh nghiệp đã khẳng định thương hiệu, khẳng định hiệu quả kinh doanh, có chiến lược hoạt động đúng đắn thì có thể tin tưởng vào kế hoạch huy động của mình.
Ngoài ra, theo nhận định chung của nhiều chuyên gia, khó khăn của thị trường cũng như hoạt động huy động vốn hiện nay chỉ là ngắn hạn. Khi các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô phát huy hiệu quả, thị trường chứng khoán có cơ sở để phục hồi, nút thắt huy động vốn sẽ dần được tháo gỡ.
Còn trước mắt, chính khó khăn chung cũng đang tạo một rào cản để chọn lọc những kế hoạch huy động thực sự hợp lý, những dự án thực sự hiệu quả.
Trong câu chuyện bên lề về những phương án phát hành hiện nay, một lãnh đạo của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho rằng, ngoài khó khăn chung, nhiều doanh nghiệp vẫn cứng nhắc trong phương án huy động của mình, vẫn đặt ra những mốc giá và mục tiêu huy động cao hơn thực tế hoặc lạm dụng chức năng gọi vốn của thị trường chứng khoán mà không có những điều chỉnh phù hợp với bối cảnh mới.