Tổng bí thư: Tránh để quyền lực không được giám sát
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng
“Phải dấy lên trong dư luận xã hội phê phán nghiêm khắc đối với hành vi tham nhũng, giáo dục tinh thần biết trọng liêm sỉ, danh dự; biết xấu hổ, đau khổ vì tham nhũng”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tại hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, chiều 5/5.
Trong phát biểu kết luận hội nghị, Tổng bí thư nhấn mạnh, cần đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, khắc phục những sơ hở trong quản lý kinh tế-xã hội, đặc biệt sau khi Hiến pháp năm 2013 và một số luật đã được Quốc hội thông qua.
Đặc biệt, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện quy định về các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng đang được thực hiện nhưng hiệu quả thấp; chú trọng các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những người ở những vị trí và lĩnh vực công tác có nguy cơ tham nhũng cao; quy định các giao dịch có giá trị lớn của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn phải được thực hiện qua ngân hàng để kiểm soát, ngăn ngừa giao dịch bất hợp pháp, rửa tiền, tham nhũng.
Ông nói, cần kiên trì xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; một cơ chế trừng trị, răn đe để không dám tham nhũng và một cơ chế bảo đảm để không cần tham nhũng.
Tổng bí thư yêu cầu Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cần hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật về trưng cầu giám định và đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp trong hệ thống cơ quan toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân. Tránh tình trạng né tránh, chậm thực hiện giám định, hoặc lạm dụng việc trưng cầu giám định, lấy kết quả giám định thay cho kết luận điều tra, coi kết quả giám định quan trọng hơn kết luận điều tra, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Trước mắt, Tổng bí thư cho rằng cần đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp theo đúng quy định của pháp luật; cần tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, tập trung xử lý những vụ tham nhũng mang tính tập thể, có tổ chức; kiên quyết xử lý kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng; tịch thu, sung công tài sản tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.
Trong năm 2014, tiếp tục tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng tại một số ngành, địa phương.
Ông cũng cho rằng, cần có các giải pháp phù hợp để nhân dân phản ánh, tố giác tham nhũng với các cơ quan Nhà nước. Đồng thời thiết lập cho bằng được một cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực thật sự có hiệu lực, hiệu quả, tránh để quyền lực quá lớn, tập trung và không được giám sát, dễ dẫn đến quan liêu, lạm quyền, phạm các sai lầm nghiêm trọng.
Theo Tổng bí thư, cần phát huy vai trò của báo chí, của công luận trong công tác phòng, chống tham nhũng, vì đây là một trong những công cụ đắc lực và hiệu quả trong việc ngăn ngừa và vạch trần tệ tham nhũng. Xây dựng và thực thi cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo vệ người tố cáo và đấu tranh chống tham nhũng; đồng thời nghiêm trị những kẻ lợi dụng chống tham nhũng để xuyên tạc hoặc tố cáo sai, vu khống, làm hại người khác vì những động cơ xấu.
Nếu không dựa vào dân thì cuộc chiến chống tham nhũng khó có thể thành công, Tổng bí thư nhấn mạnh.
Trong phát biểu kết luận hội nghị, Tổng bí thư nhấn mạnh, cần đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, khắc phục những sơ hở trong quản lý kinh tế-xã hội, đặc biệt sau khi Hiến pháp năm 2013 và một số luật đã được Quốc hội thông qua.
Đặc biệt, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện quy định về các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng đang được thực hiện nhưng hiệu quả thấp; chú trọng các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những người ở những vị trí và lĩnh vực công tác có nguy cơ tham nhũng cao; quy định các giao dịch có giá trị lớn của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn phải được thực hiện qua ngân hàng để kiểm soát, ngăn ngừa giao dịch bất hợp pháp, rửa tiền, tham nhũng.
Ông nói, cần kiên trì xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; một cơ chế trừng trị, răn đe để không dám tham nhũng và một cơ chế bảo đảm để không cần tham nhũng.
Tổng bí thư yêu cầu Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cần hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật về trưng cầu giám định và đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp trong hệ thống cơ quan toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân. Tránh tình trạng né tránh, chậm thực hiện giám định, hoặc lạm dụng việc trưng cầu giám định, lấy kết quả giám định thay cho kết luận điều tra, coi kết quả giám định quan trọng hơn kết luận điều tra, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Trước mắt, Tổng bí thư cho rằng cần đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp theo đúng quy định của pháp luật; cần tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, tập trung xử lý những vụ tham nhũng mang tính tập thể, có tổ chức; kiên quyết xử lý kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng; tịch thu, sung công tài sản tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.
Trong năm 2014, tiếp tục tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng tại một số ngành, địa phương.
Ông cũng cho rằng, cần có các giải pháp phù hợp để nhân dân phản ánh, tố giác tham nhũng với các cơ quan Nhà nước. Đồng thời thiết lập cho bằng được một cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực thật sự có hiệu lực, hiệu quả, tránh để quyền lực quá lớn, tập trung và không được giám sát, dễ dẫn đến quan liêu, lạm quyền, phạm các sai lầm nghiêm trọng.
Theo Tổng bí thư, cần phát huy vai trò của báo chí, của công luận trong công tác phòng, chống tham nhũng, vì đây là một trong những công cụ đắc lực và hiệu quả trong việc ngăn ngừa và vạch trần tệ tham nhũng. Xây dựng và thực thi cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo vệ người tố cáo và đấu tranh chống tham nhũng; đồng thời nghiêm trị những kẻ lợi dụng chống tham nhũng để xuyên tạc hoặc tố cáo sai, vu khống, làm hại người khác vì những động cơ xấu.
Nếu không dựa vào dân thì cuộc chiến chống tham nhũng khó có thể thành công, Tổng bí thư nhấn mạnh.
Trong năm 2013, ngành thanh tra đã triển khai 8.921 cuộc thanh tra hành chính và 197.690 cuộc thanh, kiểm tra chuyên ngành. Qua đó phát hiện 45 vụ, 99 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng, kiến nghị thu hồi 354 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 10 tập thể, 104 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 26 vụ, 39 đối tượng. Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành 151 cuộc kiểm toán, qua đó kiến nghị xử lý tài chính hơn 22.821 tỷ đồng, kiến nghị xử lý trách nhiệm 31 cá nhân. Cơ quan điều tra đã khởi tố 275 vụ, 602 bị can. Viện kiểm sát các cấp đã truy tố 293 vụ, 675 bị can. Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 271 vụ, 566 bị cáo về các tội danh tham nhũng. |