Tổng quan kinh tế tháng khởi đầu
Ổn định kinh tế vĩ mô năm 2013 vẫn là vấn đề lớn nhất, khó nhất
Mục tiêu kép của năm 2013 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn,... đòi hỏi phải được thực hiện quyết liệt ngay từ tháng khởi đầu. Việc cập nhật tiến độ, phân tích và dự báo vì thế là rất cần thiết.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng của tháng 1 năm nay so với cùng kỳ năm trước về một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu như biểu đồ trên.
Tuy chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2013 so với cùng kỳ tăng khá cao, nhưng nếu loại trừ yếu tố thời gian nghỉ Tết Nguyên đán (năm trước rơi trọn vẹn vào tháng 1, còn năm nay lại rơi trọn vẹn vào tháng 2), thì công nghiệp vẫn tăng thấp.
Các yếu tố của tăng trưởng cũng chưa có sự cải thiện nhiều. Mặc dù thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng, nhưng việc triển khai kế hoạch đầu tư từ nguồn ngân sách vẫn còn chậm tuy tăng 17,9% so với cùng kỳ nhưng mới đạt 6,5% kế hoạch cả năm, trong đó trung ương bằng 5,3% và tăng 1,1%, địa phương tuy tăng cao 22,9% nhưng cũng mới đạt 6,9% kế hoạch năm.
Chỉ số tồn kho công nghiệp 1/1/2013 so với cùng thời điểm năm trước tăng 21,5%, trong đó một số ngành còn tăng cao hơn. Tỷ lệ giữa giá trị tồn kho của công nghiệp chế biến so với giá trị sản xuất năm 2012 ở mức 6,9%, tuy chưa vượt mốc 8%, nhưng vẫn là cao.
Tồn kho trên thị trường bất động sản vẫn cao; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tuy tính theo giá thực tế tăng 8,1%, nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng tháng 1 năm nay so với tháng 1 năm trước (7,07%), thì chỉ tăng chưa đến 1% - đó là tốc độ tăng rất thấp, ngoài yếu tố Tết Nguyên đán, còn có yếu tố tiêu dùng vẫn còn bị “co lại”, bởi lương, thưởng của nhiều đơn vị giảm so với tốc độ tăng giá, bởi tâm lý “tích cốc phòng cơ”, tâm lý không lao vào chi tiêu bằng mọi giá, nếu giá cao thì giảm lượng mua...
Đây là cảnh báo cần thiết về tăng trưởng công nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung.
Lạm phát năm 2012 đã được kiềm chế, vừa thấp hơn năm trước, vừa thấp hơn mục tiêu đề ra và mục tiêu trong năm 2013 đề ra là thấp hơn năm 2012 (CPI tăng 6,5%). Tháng 1 tăng 1,25%, đã chiếm 19,2% mục tiêu cả năm (cao hơn tỷ lệ 14,7% của năm ngoái).
Trong 11 tháng còn lại chỉ còn được tăng thấp hơn năm ngoái (không quá 5,5%, bình quân 1 tháng tăng chưa tới 0,5%, trong khi năm ngoái các con số tương ứng là gần 5,8% và gần 0,51%).
Nhiệm vụ càng trở nên khó khăn, khi năm nay định hướng tăng trưởng tín dụng cao hơn năm ngoái (12% so với 6,81%); khi việc giải quyết các vấn đề nợ xấu, tồn kho, thị trường bất động sản phải làm riết róng hơn; khi mục tiêu tái cơ cấu kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược phải làm mạnh hơn, vì năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm và có thể diễn ra Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng.
Việc CPI tăng cao hơn cùng kỳ của tháng 1 năm nay đặt ra nhiều vấn đề. Phải kiên định và nhất quán với mục tiêu kiềm chế lạm phát và việc thực hiện mục tiêu này được dự báo là rất khó khăn.
Cần cẩn trọng với liều lượng nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ. Cần cẩn trọng trong việc điều hành tỷ giá, dù linh hoạt nhưng phải giữ ổn định để tránh “nhập khẩu lạm phát” và “khuếch đại lạm phát” ở trong nước. Cần cẩn trọng hơn trong việc thực hiện lộ trình giá thị trường về liều lượng, về thời điểm và phải có sự kết hợp chặt chẽ hơn để tránh lặp lại hiện tượng tăng dồn dập với liều lượng cao vào tháng 8, tháng 9 năm ngoái hoặc tăng vào tháng cận Tết như tháng 1 năm nay.
Điều hoà cung – cầu hàng hoá, nhất là thực phẩm. Làm tốt công tác thông tin, phân tích, dự báo,... về giá thế giới, về cung- cầu hàng hoá, về cân đối tiền- hàng. Điều đáng mừng là tháng 1 giá vàng giảm 1,73% và giá USD tiếp tục giảm nhẹ 0,08% (nếu so với tháng 1 năm trước còn giảm nhiều hơn (giảm 1,09%)).
Kinh tế vĩ mô tiếp tục được ổn định. Sự ổn định này được biểu hiện trên một số mặt. Rõ nhất là trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, năm 2012 đã xuất siêu cao hơn số ước tính trước đây (780 triệu USD so với 284 triệu USD) và tháng 1 năm 2013 tiếp tục xuất siêu (ước đạt 200 triệu USD), trong khi theo kế hoạch cả năm thì nhập siêu khoảng 10 tỷ USD, bằng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất siêu do xuất khẩu tiếp tục tăng khá so với cùng kỳ (43,2%), trong khi nhập khẩu tăng thấp hơn (42,3%). Xuất khẩu tăng cao do một số mặt hàng có kim ngạch tăng khá, như gạo tăng 108,5% về lượng và 76,4% về kim ngạch; cà phê tăng cao, về lượng và 68,8% về kim ngạch; hạt điều tăng 47% về lượng và 17,9% về kim ngạch; chè tăng 10,2% về lượng và tăng 16,4% về kim ngạch; hạt tiêu tăng 54,2% về lượng và tăng 65,1% về kim ngạch; cao su tuy giảm 5% về kim ngạch, nhưng tăng 8,8% về lượng. Thuỷ sản tăng 3,5%. Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 50,3%.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tháng 1 năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng cả về lượng vốn đăng ký (tính đến 20/1 đạt 281,5 triệu USD, tăng 74%, trong đó vốn đăng ký của các dự án mới là 257,1 triệu USD, tăng 293,6%), cả về lượng vốn thực hiện (420 triệu USD, tăng 5%).
Lượng kiều hối chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng thường tăng cao vào dịp trước Tết cổ truyền dân tộc.
Nhờ vậy, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục mua được một lượng ngoại tệ khá, trong khi tỷ giá giảm. Tuy nhiên, việc ổn định kinh tế vĩ mô như trên mới chỉ là bước đầu, năm 2013 có thể còn gặp khó khăn hơn, khi kế hoạch cả năm nhập siêu trở lại với quy mô lớn, việc điều hành tỷ giá theo chủ trương của Chính phủ là linh hoạt hơn (với hàm ý năm trước đã cố định tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian khá dài, giá USD cả năm đã bị giảm 0,96%).
Đặc biệt viêc cân đối ngân sách vẫn còn rất khó khăn, khi phải tiếp tục cắt, giảm, hoãn một số khoản thu, trong khi một số khoản chi lại tăng lên để khắc phục điểm nghẽn, để thực hiện yêu cầu đẩy mạnh công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược.
Tỷ lệ thực hiện so với dự toán của tổng thu ngân sách tháng 1 đạt thấp và của tổng chi ngân sách lại cao hơn của tổng thu (3,5% so với 3,1%). Ổn định kinh tế vĩ mô năm 2013 vẫn là vấn đề lớn nhất, khó nhất.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng của tháng 1 năm nay so với cùng kỳ năm trước về một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu như biểu đồ trên.
Tuy chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2013 so với cùng kỳ tăng khá cao, nhưng nếu loại trừ yếu tố thời gian nghỉ Tết Nguyên đán (năm trước rơi trọn vẹn vào tháng 1, còn năm nay lại rơi trọn vẹn vào tháng 2), thì công nghiệp vẫn tăng thấp.
Các yếu tố của tăng trưởng cũng chưa có sự cải thiện nhiều. Mặc dù thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng, nhưng việc triển khai kế hoạch đầu tư từ nguồn ngân sách vẫn còn chậm tuy tăng 17,9% so với cùng kỳ nhưng mới đạt 6,5% kế hoạch cả năm, trong đó trung ương bằng 5,3% và tăng 1,1%, địa phương tuy tăng cao 22,9% nhưng cũng mới đạt 6,9% kế hoạch năm.
Chỉ số tồn kho công nghiệp 1/1/2013 so với cùng thời điểm năm trước tăng 21,5%, trong đó một số ngành còn tăng cao hơn. Tỷ lệ giữa giá trị tồn kho của công nghiệp chế biến so với giá trị sản xuất năm 2012 ở mức 6,9%, tuy chưa vượt mốc 8%, nhưng vẫn là cao.
Tồn kho trên thị trường bất động sản vẫn cao; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tuy tính theo giá thực tế tăng 8,1%, nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng tháng 1 năm nay so với tháng 1 năm trước (7,07%), thì chỉ tăng chưa đến 1% - đó là tốc độ tăng rất thấp, ngoài yếu tố Tết Nguyên đán, còn có yếu tố tiêu dùng vẫn còn bị “co lại”, bởi lương, thưởng của nhiều đơn vị giảm so với tốc độ tăng giá, bởi tâm lý “tích cốc phòng cơ”, tâm lý không lao vào chi tiêu bằng mọi giá, nếu giá cao thì giảm lượng mua...
Đây là cảnh báo cần thiết về tăng trưởng công nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung.
Lạm phát năm 2012 đã được kiềm chế, vừa thấp hơn năm trước, vừa thấp hơn mục tiêu đề ra và mục tiêu trong năm 2013 đề ra là thấp hơn năm 2012 (CPI tăng 6,5%). Tháng 1 tăng 1,25%, đã chiếm 19,2% mục tiêu cả năm (cao hơn tỷ lệ 14,7% của năm ngoái).
Trong 11 tháng còn lại chỉ còn được tăng thấp hơn năm ngoái (không quá 5,5%, bình quân 1 tháng tăng chưa tới 0,5%, trong khi năm ngoái các con số tương ứng là gần 5,8% và gần 0,51%).
Nhiệm vụ càng trở nên khó khăn, khi năm nay định hướng tăng trưởng tín dụng cao hơn năm ngoái (12% so với 6,81%); khi việc giải quyết các vấn đề nợ xấu, tồn kho, thị trường bất động sản phải làm riết róng hơn; khi mục tiêu tái cơ cấu kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược phải làm mạnh hơn, vì năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm và có thể diễn ra Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng.
Việc CPI tăng cao hơn cùng kỳ của tháng 1 năm nay đặt ra nhiều vấn đề. Phải kiên định và nhất quán với mục tiêu kiềm chế lạm phát và việc thực hiện mục tiêu này được dự báo là rất khó khăn.
Cần cẩn trọng với liều lượng nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ. Cần cẩn trọng trong việc điều hành tỷ giá, dù linh hoạt nhưng phải giữ ổn định để tránh “nhập khẩu lạm phát” và “khuếch đại lạm phát” ở trong nước. Cần cẩn trọng hơn trong việc thực hiện lộ trình giá thị trường về liều lượng, về thời điểm và phải có sự kết hợp chặt chẽ hơn để tránh lặp lại hiện tượng tăng dồn dập với liều lượng cao vào tháng 8, tháng 9 năm ngoái hoặc tăng vào tháng cận Tết như tháng 1 năm nay.
Điều hoà cung – cầu hàng hoá, nhất là thực phẩm. Làm tốt công tác thông tin, phân tích, dự báo,... về giá thế giới, về cung- cầu hàng hoá, về cân đối tiền- hàng. Điều đáng mừng là tháng 1 giá vàng giảm 1,73% và giá USD tiếp tục giảm nhẹ 0,08% (nếu so với tháng 1 năm trước còn giảm nhiều hơn (giảm 1,09%)).
Kinh tế vĩ mô tiếp tục được ổn định. Sự ổn định này được biểu hiện trên một số mặt. Rõ nhất là trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, năm 2012 đã xuất siêu cao hơn số ước tính trước đây (780 triệu USD so với 284 triệu USD) và tháng 1 năm 2013 tiếp tục xuất siêu (ước đạt 200 triệu USD), trong khi theo kế hoạch cả năm thì nhập siêu khoảng 10 tỷ USD, bằng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất siêu do xuất khẩu tiếp tục tăng khá so với cùng kỳ (43,2%), trong khi nhập khẩu tăng thấp hơn (42,3%). Xuất khẩu tăng cao do một số mặt hàng có kim ngạch tăng khá, như gạo tăng 108,5% về lượng và 76,4% về kim ngạch; cà phê tăng cao, về lượng và 68,8% về kim ngạch; hạt điều tăng 47% về lượng và 17,9% về kim ngạch; chè tăng 10,2% về lượng và tăng 16,4% về kim ngạch; hạt tiêu tăng 54,2% về lượng và tăng 65,1% về kim ngạch; cao su tuy giảm 5% về kim ngạch, nhưng tăng 8,8% về lượng. Thuỷ sản tăng 3,5%. Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 50,3%.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tháng 1 năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng cả về lượng vốn đăng ký (tính đến 20/1 đạt 281,5 triệu USD, tăng 74%, trong đó vốn đăng ký của các dự án mới là 257,1 triệu USD, tăng 293,6%), cả về lượng vốn thực hiện (420 triệu USD, tăng 5%).
Lượng kiều hối chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng thường tăng cao vào dịp trước Tết cổ truyền dân tộc.
Nhờ vậy, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục mua được một lượng ngoại tệ khá, trong khi tỷ giá giảm. Tuy nhiên, việc ổn định kinh tế vĩ mô như trên mới chỉ là bước đầu, năm 2013 có thể còn gặp khó khăn hơn, khi kế hoạch cả năm nhập siêu trở lại với quy mô lớn, việc điều hành tỷ giá theo chủ trương của Chính phủ là linh hoạt hơn (với hàm ý năm trước đã cố định tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian khá dài, giá USD cả năm đã bị giảm 0,96%).
Đặc biệt viêc cân đối ngân sách vẫn còn rất khó khăn, khi phải tiếp tục cắt, giảm, hoãn một số khoản thu, trong khi một số khoản chi lại tăng lên để khắc phục điểm nghẽn, để thực hiện yêu cầu đẩy mạnh công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược.
Tỷ lệ thực hiện so với dự toán của tổng thu ngân sách tháng 1 đạt thấp và của tổng chi ngân sách lại cao hơn của tổng thu (3,5% so với 3,1%). Ổn định kinh tế vĩ mô năm 2013 vẫn là vấn đề lớn nhất, khó nhất.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)