Tổng thống Mỹ: “Nga sẽ tiếp tục bị cô lập”
Một trong những tuyên bố gay gắt nhất từ trước đến nay của ông Obama nhằm vào Nga
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 16/11 tuyên bố Nga sẽ còn bị cộng đồng quốc tế cô lập nếu Tổng thống nước này Vladimir Putin tiếp tục vi phạm luật pháp quốc tế trong vấn đề Ukraine.
Đây được coi là một trong những tuyên bố gay gắt nhất từ trước đến nay của ông Obama nhằm vào Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tại hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) diễn ra trong hai ngày 15-16/11 tại Brisbane, Australia, Putin đã chịu áp lực lớn khi các nhà lãnh đạo phương Tây gây sức ép nhằm buộc Moscow kết thúc điều mà phương Tây cho là hậu thuẫn quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine.
Đến nay, cuộc khủng hoảng ở khu vực này đã khiến hơn 4.000 người thiệt mạng. Nga cương quyết phủ nhận mọi cáo buộc cho rằng nước này có vai trò trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Hãng tin Reuters cho biết, Obama đã nói rõ rằng, Nga sẽ tiếp tục trong tình trạng bị cô lập nếu tiếp tục hậu thuẫn quân nổi dậy ở Ukraine.
“Chúng tôi đã rất cương quyết về sự cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc quốc tế cốt lõi. Một trong những nguyên tắc này là không được can thiệp vào các quốc gia khác hay có sự hậu thuẫn dẫn tới sự chia rẽ một quốc gia có cơ chế bầu cử dân chủ”, người đứng đầu Nhà Trắng nói trong một cuộc họp báo sau khi kết thúc thượng đỉnh G20.
Ông Obama cũng tuyên bố, Nga hoàn toàn có thể lãnh thêm lệnh trừng phạt từ Mỹ. “Ở thời điểm này, lệnh trừng phạt mà chúng tôi đã áp dụng đang phát huy hiệu quả khá tốt. Chúng tôi vẫn duy trì các lệnh trừng phạt này và không ngừng tìm kiếm các cơ chế nhằm gia tăng thêm áp lực trong trường hợp cần thiết”, ông nói.
Về phần mình, Tổng thống Putin ngày 15/11 đã rời khỏi thượng đỉnh G20 trước khi cuộc họp chính thức kết thúc. Trước khi rời đi, ông Putin đã phát biểu trước báo giới rằng, đang có một “cơ hội tốt” để kết thúc cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.
“Theo quan điểm của tôi, tình hình hiện nay ở Ukraine có cơ hội tốt để tìm giải pháp. Cho dù nghe có vẻ lạ, nhưng chắc chắn cả hai bên đã thiết lập các cơ cấu để xử lý các nhiệm vụ của họ một cách tốt hơn”, ông Putin nói.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Tổng thống Obama, Thủ tướng nước chủ nhà thượng đỉnh G20 Tony Abbott, và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cùng tuyên bố sẽ chống lại điều mà họ gọi là nỗ lực của Nga nhằm gây bất ổn ở miền Đông Ukraine.
Phát biểu sau một cuộc bên lề hội nghị, ba nhà lãnh đạo nói họ sẽ phản đối “việc Nga sáp nhập có chủ đích Crimea và các hành động của nước này gây bất ổn ở miền Đông Ukraine”, đồng thời cam kết sẽ “đưa công lý đến những kẻ chịu trách nhiệm cho vụ rơi chuyến bay MH17” của hãng Malaysia Airlines hồi trung tuần tháng 7 năm nay.
Một quan chức Mỹ đề nghị giấu danh tính tiết lộ, cuộc gặp giữa ông Obama với ông Abe và Abbott được tổ chức theo đề nghị của Washington. Đây là lần thứ hai trong năm nay ông Obama đặt chân tới châu Á. Vào hôm 15/11, ông Obama đã tái khẳng định chính sách xoay trục của Mỹ về phía châu Á.
Trong cuộc gặp nói trên, ba nhà lãnh đạo đã thảo luận về sự cần thiết phải có “giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên biển theo luật pháp quốc tế”. Đây được xem là sự ám chỉ tới tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Đây được coi là một trong những tuyên bố gay gắt nhất từ trước đến nay của ông Obama nhằm vào Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tại hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) diễn ra trong hai ngày 15-16/11 tại Brisbane, Australia, Putin đã chịu áp lực lớn khi các nhà lãnh đạo phương Tây gây sức ép nhằm buộc Moscow kết thúc điều mà phương Tây cho là hậu thuẫn quân nổi dậy ở miền Đông Ukraine.
Đến nay, cuộc khủng hoảng ở khu vực này đã khiến hơn 4.000 người thiệt mạng. Nga cương quyết phủ nhận mọi cáo buộc cho rằng nước này có vai trò trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Hãng tin Reuters cho biết, Obama đã nói rõ rằng, Nga sẽ tiếp tục trong tình trạng bị cô lập nếu tiếp tục hậu thuẫn quân nổi dậy ở Ukraine.
“Chúng tôi đã rất cương quyết về sự cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc quốc tế cốt lõi. Một trong những nguyên tắc này là không được can thiệp vào các quốc gia khác hay có sự hậu thuẫn dẫn tới sự chia rẽ một quốc gia có cơ chế bầu cử dân chủ”, người đứng đầu Nhà Trắng nói trong một cuộc họp báo sau khi kết thúc thượng đỉnh G20.
Ông Obama cũng tuyên bố, Nga hoàn toàn có thể lãnh thêm lệnh trừng phạt từ Mỹ. “Ở thời điểm này, lệnh trừng phạt mà chúng tôi đã áp dụng đang phát huy hiệu quả khá tốt. Chúng tôi vẫn duy trì các lệnh trừng phạt này và không ngừng tìm kiếm các cơ chế nhằm gia tăng thêm áp lực trong trường hợp cần thiết”, ông nói.
Về phần mình, Tổng thống Putin ngày 15/11 đã rời khỏi thượng đỉnh G20 trước khi cuộc họp chính thức kết thúc. Trước khi rời đi, ông Putin đã phát biểu trước báo giới rằng, đang có một “cơ hội tốt” để kết thúc cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.
“Theo quan điểm của tôi, tình hình hiện nay ở Ukraine có cơ hội tốt để tìm giải pháp. Cho dù nghe có vẻ lạ, nhưng chắc chắn cả hai bên đã thiết lập các cơ cấu để xử lý các nhiệm vụ của họ một cách tốt hơn”, ông Putin nói.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Tổng thống Obama, Thủ tướng nước chủ nhà thượng đỉnh G20 Tony Abbott, và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cùng tuyên bố sẽ chống lại điều mà họ gọi là nỗ lực của Nga nhằm gây bất ổn ở miền Đông Ukraine.
Phát biểu sau một cuộc bên lề hội nghị, ba nhà lãnh đạo nói họ sẽ phản đối “việc Nga sáp nhập có chủ đích Crimea và các hành động của nước này gây bất ổn ở miền Đông Ukraine”, đồng thời cam kết sẽ “đưa công lý đến những kẻ chịu trách nhiệm cho vụ rơi chuyến bay MH17” của hãng Malaysia Airlines hồi trung tuần tháng 7 năm nay.
Một quan chức Mỹ đề nghị giấu danh tính tiết lộ, cuộc gặp giữa ông Obama với ông Abe và Abbott được tổ chức theo đề nghị của Washington. Đây là lần thứ hai trong năm nay ông Obama đặt chân tới châu Á. Vào hôm 15/11, ông Obama đã tái khẳng định chính sách xoay trục của Mỹ về phía châu Á.
Trong cuộc gặp nói trên, ba nhà lãnh đạo đã thảo luận về sự cần thiết phải có “giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên biển theo luật pháp quốc tế”. Đây được xem là sự ám chỉ tới tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng trên biển Đông và biển Hoa Đông.