Tổng thống Trump bị cấp dưới phớt lờ
Nhiều dấu hiệu cho thấy Chính phủ Mỹ đang đối xử với nhà lãnh đạo của họ như thể ông là người độc thoại
Các quan chức liên bang Mỹ ngày càng phớt lờ những gì mà Tổng thống Donald Trump nói, theo hãng tin CNBC.
Nghe qua thì có vẻ ngạc nhiên, nhưng mỗi ngày lại có thêm những dấu hiệu mới cho thấy Chính phủ Mỹ đang đối xử với nhà lãnh đạo của họ như thể ông là người độc thoại.
Vào hôm thứ Ba tuần này, chỉ huy lực lượng Cảnh sát biển Mỹ tuyên bố sẽ “không mất niềm tin” vào các binh sỹ chuyển giới, bất chấp tuyên bố của Tổng thống Trump rằng binh sỹ chuyển giới sẽ bị loại khỏi lực lượng vũ trang Mỹ. Cùng ngày, các nghị sỹ Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ tiếp tục làm công việc khác, cho dù ông Trump đòi họ quay trở lại với dự luật nhằm thay thế và xóa bỏ đạo luật y tế Obamacare.
Cũng trong ngày thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói “chúng tôi chắc chắn không đổ lỗi cho Trung Quốc” về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, sau khi ông Trump viết trên Twitter rằng “Trung Quốc có thể giải quyết dễ dàng vấn đề này”. Chưa hết, Phó tổng thống Mike Pence nói ông Trump và Quốc hội Mỹ “chung tiếng nói” về dự luật tăng cường trừng phạt Nga, dù sau khi miễn cưỡng ký dự luật này vào hôm thứ Năm, ông Trump đã chỉ trích dự luật là xâm phạm thẩm quyền của ông.
“Điều đáng nói nhất là phạm vi mà các quan chức cấp cao dưới quyền ông Trump hành động như thể ông ấy không phải là người chỉ huy”, ông Jack Goldsmith, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush, nhận định. “Chưa bao giờ có một vị Tổng thống nào bị chính cấp dưới phớt lờ và đưa ra quan điểm trái ngược thường xuyên đến như vậy. Tổng thống [Trump] vẫn đưa ra lập trường và mong muốn của ông ấy, nhưng cấp dưới lại đưa ra cam kết khác”.
Không chỉ riêng các quan chức liên bang thờ ơ với những gì ông Trump nói. Các quan chức cảnh sát Mỹ cũng phớt lờ lời kêu gọi công khai của ông Trump về đối xử mạnh tay hơn với các nghi phạm hình sự. Nhà Trắng sau đó tuyên bố rằng Tổng thống chỉ nói đùa.
Khoảng cách lớn giữa những gì ông Trump nói và hành động của các cơ quan Chính phủ Mỹ đã lộ rõ trong mấy tháng qua. Hồi tháng 1, sau khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis đưa ra khác biệt với những gì ông Trump nói về sử dụng vũ lực, ông Trump lại nói ông đồng tình với quan điểm của ông Mattis.
Tiếp đó, trong tháng 2, sau khi ông Trump cam kết với một giải pháp khác thay vì giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel-Palestine, đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley đã phải “đính chính” lại rằng Mỹ giữ nguyên cam kết đối với giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột này.
Tuy nhiên, những khác biệt giữa người đứng đầu Nhà Trắng với cấp dưới ngày càng lộ rõ trong bối cảnh ông Trump chật vật điều hành Chính phủ giữa lúc diễn ra cuộc điều tra về nghi vấn chiến dịch tranh cử của ông có sự thông đồng với Nga.
Trong khi ông Trump tiếp tục gieo nghi ngờ về cáo buộc cho rằng Nga tấn công mạng vào cuộc bầu cử Mỹ 2016, chính các quan chức tình báo của chính quyền ông khẳng định rằng họ không còn nghi ngờ gì nữa.
Ông Trump cũng tỏ ra thiếu niềm tin vào Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Jeff Sessions sau khi ông Sessions dùng thẩm quyền của mình để không phải tham gia vào cuộc điều tra về nghi vấn quan hệ Trump-Nga. Mâu thuẫn giữa ông Trump và ông Sessions đã dẫn tới những đồn đoán cho rằng ông Sessions sẽ phải từ chức.
Một phần của khoảng cách giữa Trump và cấp dưới của ông xuất phát từ việc ông thiếu chú ý và thiếu sự hiểu biết về những vấn đề chính sách phức tạp. Về vấn đề nâng trần nợ quốc gia - một việc có ý nghĩa sống còn đối với điểm tín nhiệm của Mỹ - ông Trump đã để mặc cho các thành viên nội các công khai bất đồng.
Trong khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Steven Mnuchin muốn một cuộc nâng trần nợ “sạch sẽ”, Giám đốc ngân sách Mick Mulvaney lại muốn nâng trần nợ đi kèm với cắt giảm chi tiêu.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal vào tuần trước, ông Trump nói Bộ Ngoại giao nước này đã “làm việc sai trái” khi kết luận rằng Iran tuân thủ thỏa thuận cắt giảm chương trình hạt nhân. “Nếu tôi là người ra kết luận, thì tôi đã nói họ[Iran] là không tuân thủ thỏa thuận từ 180 ngày trước rồi”, ông nói.
Thậm chí, Tổng thống Mỹ đã thể hiện nhiều sự đồng tình với việc Jordan Spieth giành chiến thắng trong vòng cuối cùng của giải golf British Open hơn là đối với dự luật y tế mà ông chỉ trích mạnh Quốc hội Mỹ không thông qua. Hôm thứ Ba tuần này, Quốc hội Mỹ đã “ngó lơ” lời đe dọa của ông Trump về tạm ngừng trợ cấp cho các công ty bảo hiểm.
Ngay cả những nhân viên cấp cao nhất của ông Trump cũng thừa nhận về những động thái nhằm “chặn” và không đi theo sự chỉ đạo của ông. “Có những người bên trong chính quyền này cho rằng việc của họ là cứu nước Mỹ khỏi vị Tổng thống này”, ông Anthony Scaramucci nói trong nhiệm kỳ ngắn ngủi của ông trên phương diện Giám đốc truyền thông Nhà Trắng.
Những người như vậy thậm chí có thể bao gồm Chánh thư ký mới của ông Trump, tướng về hưu John Kelly. Chỉ 10 ngày sau khi ông Trump bổ nhiệm ông Scaramucci vào vị trí Giám đốc truyền thông, với quy định hiếm gặp là được báo cáo trực tiếp lên Tổng thống, ông Kelly đã sa thải ông Scramucci vào hôm thứ Hai tuần này, ngay trong ngày đầu tiên ông Kelly lên làm Chánh thư ký.
Nghe qua thì có vẻ ngạc nhiên, nhưng mỗi ngày lại có thêm những dấu hiệu mới cho thấy Chính phủ Mỹ đang đối xử với nhà lãnh đạo của họ như thể ông là người độc thoại.
Vào hôm thứ Ba tuần này, chỉ huy lực lượng Cảnh sát biển Mỹ tuyên bố sẽ “không mất niềm tin” vào các binh sỹ chuyển giới, bất chấp tuyên bố của Tổng thống Trump rằng binh sỹ chuyển giới sẽ bị loại khỏi lực lượng vũ trang Mỹ. Cùng ngày, các nghị sỹ Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ tiếp tục làm công việc khác, cho dù ông Trump đòi họ quay trở lại với dự luật nhằm thay thế và xóa bỏ đạo luật y tế Obamacare.
Cũng trong ngày thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói “chúng tôi chắc chắn không đổ lỗi cho Trung Quốc” về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, sau khi ông Trump viết trên Twitter rằng “Trung Quốc có thể giải quyết dễ dàng vấn đề này”. Chưa hết, Phó tổng thống Mike Pence nói ông Trump và Quốc hội Mỹ “chung tiếng nói” về dự luật tăng cường trừng phạt Nga, dù sau khi miễn cưỡng ký dự luật này vào hôm thứ Năm, ông Trump đã chỉ trích dự luật là xâm phạm thẩm quyền của ông.
“Điều đáng nói nhất là phạm vi mà các quan chức cấp cao dưới quyền ông Trump hành động như thể ông ấy không phải là người chỉ huy”, ông Jack Goldsmith, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush, nhận định. “Chưa bao giờ có một vị Tổng thống nào bị chính cấp dưới phớt lờ và đưa ra quan điểm trái ngược thường xuyên đến như vậy. Tổng thống [Trump] vẫn đưa ra lập trường và mong muốn của ông ấy, nhưng cấp dưới lại đưa ra cam kết khác”.
Không chỉ riêng các quan chức liên bang thờ ơ với những gì ông Trump nói. Các quan chức cảnh sát Mỹ cũng phớt lờ lời kêu gọi công khai của ông Trump về đối xử mạnh tay hơn với các nghi phạm hình sự. Nhà Trắng sau đó tuyên bố rằng Tổng thống chỉ nói đùa.
Khoảng cách lớn giữa những gì ông Trump nói và hành động của các cơ quan Chính phủ Mỹ đã lộ rõ trong mấy tháng qua. Hồi tháng 1, sau khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis đưa ra khác biệt với những gì ông Trump nói về sử dụng vũ lực, ông Trump lại nói ông đồng tình với quan điểm của ông Mattis.
Tiếp đó, trong tháng 2, sau khi ông Trump cam kết với một giải pháp khác thay vì giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel-Palestine, đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley đã phải “đính chính” lại rằng Mỹ giữ nguyên cam kết đối với giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột này.
Tuy nhiên, những khác biệt giữa người đứng đầu Nhà Trắng với cấp dưới ngày càng lộ rõ trong bối cảnh ông Trump chật vật điều hành Chính phủ giữa lúc diễn ra cuộc điều tra về nghi vấn chiến dịch tranh cử của ông có sự thông đồng với Nga.
Trong khi ông Trump tiếp tục gieo nghi ngờ về cáo buộc cho rằng Nga tấn công mạng vào cuộc bầu cử Mỹ 2016, chính các quan chức tình báo của chính quyền ông khẳng định rằng họ không còn nghi ngờ gì nữa.
Ông Trump cũng tỏ ra thiếu niềm tin vào Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Jeff Sessions sau khi ông Sessions dùng thẩm quyền của mình để không phải tham gia vào cuộc điều tra về nghi vấn quan hệ Trump-Nga. Mâu thuẫn giữa ông Trump và ông Sessions đã dẫn tới những đồn đoán cho rằng ông Sessions sẽ phải từ chức.
Một phần của khoảng cách giữa Trump và cấp dưới của ông xuất phát từ việc ông thiếu chú ý và thiếu sự hiểu biết về những vấn đề chính sách phức tạp. Về vấn đề nâng trần nợ quốc gia - một việc có ý nghĩa sống còn đối với điểm tín nhiệm của Mỹ - ông Trump đã để mặc cho các thành viên nội các công khai bất đồng.
Trong khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Steven Mnuchin muốn một cuộc nâng trần nợ “sạch sẽ”, Giám đốc ngân sách Mick Mulvaney lại muốn nâng trần nợ đi kèm với cắt giảm chi tiêu.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal vào tuần trước, ông Trump nói Bộ Ngoại giao nước này đã “làm việc sai trái” khi kết luận rằng Iran tuân thủ thỏa thuận cắt giảm chương trình hạt nhân. “Nếu tôi là người ra kết luận, thì tôi đã nói họ[Iran] là không tuân thủ thỏa thuận từ 180 ngày trước rồi”, ông nói.
Thậm chí, Tổng thống Mỹ đã thể hiện nhiều sự đồng tình với việc Jordan Spieth giành chiến thắng trong vòng cuối cùng của giải golf British Open hơn là đối với dự luật y tế mà ông chỉ trích mạnh Quốc hội Mỹ không thông qua. Hôm thứ Ba tuần này, Quốc hội Mỹ đã “ngó lơ” lời đe dọa của ông Trump về tạm ngừng trợ cấp cho các công ty bảo hiểm.
Ngay cả những nhân viên cấp cao nhất của ông Trump cũng thừa nhận về những động thái nhằm “chặn” và không đi theo sự chỉ đạo của ông. “Có những người bên trong chính quyền này cho rằng việc của họ là cứu nước Mỹ khỏi vị Tổng thống này”, ông Anthony Scaramucci nói trong nhiệm kỳ ngắn ngủi của ông trên phương diện Giám đốc truyền thông Nhà Trắng.
Những người như vậy thậm chí có thể bao gồm Chánh thư ký mới của ông Trump, tướng về hưu John Kelly. Chỉ 10 ngày sau khi ông Trump bổ nhiệm ông Scaramucci vào vị trí Giám đốc truyền thông, với quy định hiếm gặp là được báo cáo trực tiếp lên Tổng thống, ông Kelly đã sa thải ông Scramucci vào hôm thứ Hai tuần này, ngay trong ngày đầu tiên ông Kelly lên làm Chánh thư ký.