Tổng thống Trump muốn dùng biện pháp mạnh hơn với Triều Tiên
Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin dọa sẽ trừng phạt Trung Quốc nếu không tuân thủ việc siết trừng phạt Bình Nhưỡng
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/9 nói rằng nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên mà Liên hiệp quốc mới thông qua chỉ là một bước nhỏ và không đáng kể so với những gì cần làm để xử lý chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cảnh báo Trung Quốc - đồng minh lớn duy nhất kiêm đối tác thương mại chính của Triều Tiên - rằng nếu nước này không thực thi đầy đủ các biện pháp siết trừng phạt Bình Nhưỡng, thì Washington sẽ “gia tăng trừng phạt và không để cho Trung Quốc tiếp cận hệ thống USD của Mỹ và thế giới”.
Một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ nói những biện pháp “trừng phạt thứ cấp” như vậy đối với các ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tạm thời chưa được tung ra, nhằm để Trung Quốc có thời gian chứng tỏ sẵn sàng thực thi đầy đủ các biện pháp trừng phạt mới nhất đối với Triều Tiên.
Trước đó, vào hôm thứ Hai, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc bỏ 100% phiếu thuận thông qua nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên, cấm hàng dệt may xuất khẩu và lao động xuất khẩu của nước này, đồng thời hạn chế cung cấp xăng dầu. Phản ứng sau động thái này, Triều Tiên cảnh báo sẽ trả đũa Mỹ.
Bình Nhưỡng bị siết trừng phạt sau khi có vụ thử hạt nhân thứ sáu và lớn nhất từ trước đến nay vào đầu tháng 9. Đây là lần thứ 9 Hội đồng Bảo an ra nghị quyết trừng phạt Triều Tiên về chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này kể từ năm 2006.
“Tôi nghĩ đây [lệnh trừng phạt mới] chỉ là một bước đi nhỏ, chưa có gì to tát cả”, Tổng thống Trump nói hôm thứ Ba. “Tôi không biết liệu các biện pháp trừng phạt mới có tác dụng gì không, nhưng chắc chắn có một điều tốt là 15 thành viên Hội đồng Bảo an đều bỏ phiếu thuận. Lệnh trừng phạt như vậy chưa là gì so với những gì sẽ phải xảy ra”.
Đến nay, Mỹ vẫn kiềm chế chưa có thêm biện pháp trừng phạt mới đối với các ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc có giao dịch với Triều Tiên do lo ngại Bắc Kinh trả đũa và những hệ quả to lớn có thể xảy ra đối với kinh tế thế giới. Hồi cuối tháng 6, đầu tháng 7, Mỹ đã trừng phạt một số ngân hàng, doanh nghiệp và cá nhân Trung Quốc bị cho là giúp sức cho chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Theo dự kiến, ông Trump sẽ có trạm dừng chân tại Trung Quốc vào tháng 11 năm nay nhân chuyến thăm chính thức đầu tiên tới châu Á. Ngày 12/9, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã có cuộc gặp tại Washington với ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao cấp cao nhất nước này, và chi tiết về chuyến thăm của ông Trump được cho là đã được hai quan chức bàn bạc.
Cùng ngày, đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ, ông Han Tae Song, gọi nghị quyết trừng phạt mới đối với nước này là “bất hợp pháp” và nói Washington đang “thổi bùng đối đầu chính trị, kinh tế và quân sự”.
Triều Tiên “sẵn àng sử dụng mọi phương tiện hợp pháp”, ông Han nói. “Các biện pháp sắp tới sẽ khiến nước Mỹ phải chịu nỗi đau lớn nhất mà họ từng phải trải qua trong lịch sử”. Vị đại sứ không nói cụ thể, nhưng Triều Tiên vẫn thường dọa phá hủy nước Mỹ bằng bom hạt nhân.
Theo đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley, các biện pháp trừng phạt tăng cường sẽ khiến Triều Tiên mất thêm 500 triệu USD doanh thu hàng năm. Nghị quyết trừng phạt cách đây 1 tháng được Mỹ cho là khiến Triều Tiên mất 1/3 trong doanh thu xuất khẩu 3 tỷ USD hàng năm.
Ông Joseph DeThomas, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, nghi ngờ về khả năng biện pháp trừng phạt mới có tác dụng mạnh. Theo ông DeThomas, việc cấm lao động xuất khẩu của Triều Tiên gần như là điều không thể, vì không thể giám sát. Trong khi đó, các thống kê thương mại thường thổi phồng doanh thu của Triều Tiên từ ngành dệt may.
Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cảnh báo Trung Quốc - đồng minh lớn duy nhất kiêm đối tác thương mại chính của Triều Tiên - rằng nếu nước này không thực thi đầy đủ các biện pháp siết trừng phạt Bình Nhưỡng, thì Washington sẽ “gia tăng trừng phạt và không để cho Trung Quốc tiếp cận hệ thống USD của Mỹ và thế giới”.
Một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ nói những biện pháp “trừng phạt thứ cấp” như vậy đối với các ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tạm thời chưa được tung ra, nhằm để Trung Quốc có thời gian chứng tỏ sẵn sàng thực thi đầy đủ các biện pháp trừng phạt mới nhất đối với Triều Tiên.
Trước đó, vào hôm thứ Hai, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc bỏ 100% phiếu thuận thông qua nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên, cấm hàng dệt may xuất khẩu và lao động xuất khẩu của nước này, đồng thời hạn chế cung cấp xăng dầu. Phản ứng sau động thái này, Triều Tiên cảnh báo sẽ trả đũa Mỹ.
Bình Nhưỡng bị siết trừng phạt sau khi có vụ thử hạt nhân thứ sáu và lớn nhất từ trước đến nay vào đầu tháng 9. Đây là lần thứ 9 Hội đồng Bảo an ra nghị quyết trừng phạt Triều Tiên về chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này kể từ năm 2006.
“Tôi nghĩ đây [lệnh trừng phạt mới] chỉ là một bước đi nhỏ, chưa có gì to tát cả”, Tổng thống Trump nói hôm thứ Ba. “Tôi không biết liệu các biện pháp trừng phạt mới có tác dụng gì không, nhưng chắc chắn có một điều tốt là 15 thành viên Hội đồng Bảo an đều bỏ phiếu thuận. Lệnh trừng phạt như vậy chưa là gì so với những gì sẽ phải xảy ra”.
Đến nay, Mỹ vẫn kiềm chế chưa có thêm biện pháp trừng phạt mới đối với các ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc có giao dịch với Triều Tiên do lo ngại Bắc Kinh trả đũa và những hệ quả to lớn có thể xảy ra đối với kinh tế thế giới. Hồi cuối tháng 6, đầu tháng 7, Mỹ đã trừng phạt một số ngân hàng, doanh nghiệp và cá nhân Trung Quốc bị cho là giúp sức cho chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Theo dự kiến, ông Trump sẽ có trạm dừng chân tại Trung Quốc vào tháng 11 năm nay nhân chuyến thăm chính thức đầu tiên tới châu Á. Ngày 12/9, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã có cuộc gặp tại Washington với ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao cấp cao nhất nước này, và chi tiết về chuyến thăm của ông Trump được cho là đã được hai quan chức bàn bạc.
Cùng ngày, đại sứ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ, ông Han Tae Song, gọi nghị quyết trừng phạt mới đối với nước này là “bất hợp pháp” và nói Washington đang “thổi bùng đối đầu chính trị, kinh tế và quân sự”.
Triều Tiên “sẵn àng sử dụng mọi phương tiện hợp pháp”, ông Han nói. “Các biện pháp sắp tới sẽ khiến nước Mỹ phải chịu nỗi đau lớn nhất mà họ từng phải trải qua trong lịch sử”. Vị đại sứ không nói cụ thể, nhưng Triều Tiên vẫn thường dọa phá hủy nước Mỹ bằng bom hạt nhân.
Theo đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley, các biện pháp trừng phạt tăng cường sẽ khiến Triều Tiên mất thêm 500 triệu USD doanh thu hàng năm. Nghị quyết trừng phạt cách đây 1 tháng được Mỹ cho là khiến Triều Tiên mất 1/3 trong doanh thu xuất khẩu 3 tỷ USD hàng năm.
Ông Joseph DeThomas, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, nghi ngờ về khả năng biện pháp trừng phạt mới có tác dụng mạnh. Theo ông DeThomas, việc cấm lao động xuất khẩu của Triều Tiên gần như là điều không thể, vì không thể giám sát. Trong khi đó, các thống kê thương mại thường thổi phồng doanh thu của Triều Tiên từ ngành dệt may.