Top 10 CEO giàu nhất thế giới
Đây là năm thứ hai liên tiếp, tỷ phú đầu tư Warren Buffett của Mỹ đứng đầu danh sách này
Tạp chí chuyên xếp hạng Forbes của Mỹ vừa công bố danh sách 10 giám đốc điều hành (CEO) giàu nhất thế giới. Đây là năm thứ hai liên tiếp, tỷ phú đầu tư Warren Buffett của Mỹ đứng đầu danh sách này.
Forbes cho hay, họ chỉ xếp hạng CEO của các công ty đại chúng, mà không xếp hạng CEO của các công ty tư nhân hay quốc doanh.
Vị trí CEO giàu nhất thế giới của tỷ phú Buffett xem ra khá vững vàng, vì với lượng cổ phần trị giá 35,9 tỷ USD tại tập đoàn Berkshire Hathaway mà ông sáng lập, tỷ phú này có tài sản lớn gần gấp đôi so với người đứng ở vị trí thứ hai trong bảng danh sách.
Mặc dù có lĩnh vực kinh doanh đa dạng, do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính, giá cổ phiếu của Berkshire cũng đã giảm mất 32% trong năm qua, so với mức giảm 38% của chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ.
Trong vòng 4 tháng qua, giá cổ phiếu của Berkshire đã giảm mất 37%, khiến tài sản của tỷ phú Buffett “bốc hơi” 25 tỷ USD.
Xếp ngay sau Buffett là CEO kiêm người sáng lập hãng công nghệ Oracle vào năm 1977, tỷ phú Larry Ellison, người có tài sản 19,7 tỷ USD. Năm qua, tỷ phú này mất khoảng 5,7 tỷ USD giá trị tài sản do giá cổ phiếu của tập đoàn sụt mất 15%.
Việc người sáng lập hãng phần mềm Microsoft Bill Gates nhường quyền lãnh đạo tập đoàn cho CEO mới của hãng là Steve Ballmer đã khiến tỷ phú nổi tiếng này không được xếp hạng trong danh sách CEO giàu nhất thế giới năm nay.
Ấn Độ là quốc gia đóng góp nhiều gương mặt nhất trong top 10 CEO giàu nhất thế giới. Trong danh sách này, có tới 4 người đến từ Ấn Độ là các tỷ phú công nghiệp Mukesh Ambani và Lakshmi Mittal, cùng các tỷ phú viễn thông Anil Ambani and Sunil Mittal.
Anh em nhà tỷ phú Ambani thừa hưởng phần lớn gia tài từ sau khi cha họ qua đời vào năm 2002. Hiện nay, Mukesh điều hành hãng hóa dầu khổng lồ mang tên Reliance Industries Ltd., còn Anil điều hành một số công ty trong đó có hãng viễn thông Reliance Communications. Còn hai tỷ phú cùng họ còn lại là Lakshmi Mittal và Sunil Mittal hoàn toàn không có quan hệ họ hàng gì với nhau.
Đứng ở vị trí thứ ba, tỷ phú Mukesh có tài sản 16,8 tỷ USD, còn người em trai Anil đứng ở vị trí thứ sáu với tài sản 9 tỷ USD. Vị trí thứ tư cũng thuộc về một tỷ phú người Ấn - tỷ phú Lakshmi Mittal, ông chủ hãng thép Mittal, với tài sản 13,2 tỷ USD.
Xếp sau hai tỷ phú người Ấn, ở vị trí thứ năm là tỷ phú người Pháp Bernard Arnault. Ông chủ của hãng đồ hiệu lừng danh LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton này có tài sản 12,2 tỷ USD.
Vị trí thứ 7 thuộc về một tỷ phú của thế giới Arab, tỷ phú Abdul Aziz Al Ghurair của Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Là CEO của ngân hàng Mashreq, một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới Arab, tỷ phú này có tài sản 7 tỷ USD.
Đồng hạng với tỷ phú Ghurair không ai khác chính là CEO của hãng Microsoft, tỷ phú Steve Ballmer, người cũng có tài sản 7 tỷ USD.
Ở vị trí tiếp theo, tỷ phú Sunil Mittal điều hành công ty viễn thông Bharti Airtel của Ấn Độ có tài sản 6,9 tỷ USD. Gương mặt còn lại của danh sách là một tỷ phú châu Á khác, tỷ phú Tadashi Yanai của Nhật. Yanai là CEO của hãng thời trang sản xuất hàng loạt Fast Retailing và có tài sản 6 tỷ USD.
Trường hợp “rớt đài” đáng tiếc nhất khỏi top 10 CEO giàu nhất thế giới năm nay là trường hợp tỷ phú sòng bạc Sheldon Adelson.
Do tình hình kinh doanh sòng bạc xuống dốc nghiêm trọng trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay, giá cổ phiếu của tập đoàn ông lãnh đạo đã sụt giảm mất 95% từ đầu năm 2008 tới nay. Do đó, khối tài sản trị giá 35 tỷ USD của ông vào cuối năm 2007 hiện chỉ còn có trị giá khoảng 1,5 tỷ USD.
(Theo Forbes)
Forbes cho hay, họ chỉ xếp hạng CEO của các công ty đại chúng, mà không xếp hạng CEO của các công ty tư nhân hay quốc doanh.
Vị trí CEO giàu nhất thế giới của tỷ phú Buffett xem ra khá vững vàng, vì với lượng cổ phần trị giá 35,9 tỷ USD tại tập đoàn Berkshire Hathaway mà ông sáng lập, tỷ phú này có tài sản lớn gần gấp đôi so với người đứng ở vị trí thứ hai trong bảng danh sách.
Mặc dù có lĩnh vực kinh doanh đa dạng, do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính, giá cổ phiếu của Berkshire cũng đã giảm mất 32% trong năm qua, so với mức giảm 38% của chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ.
Trong vòng 4 tháng qua, giá cổ phiếu của Berkshire đã giảm mất 37%, khiến tài sản của tỷ phú Buffett “bốc hơi” 25 tỷ USD.
Xếp ngay sau Buffett là CEO kiêm người sáng lập hãng công nghệ Oracle vào năm 1977, tỷ phú Larry Ellison, người có tài sản 19,7 tỷ USD. Năm qua, tỷ phú này mất khoảng 5,7 tỷ USD giá trị tài sản do giá cổ phiếu của tập đoàn sụt mất 15%.
Việc người sáng lập hãng phần mềm Microsoft Bill Gates nhường quyền lãnh đạo tập đoàn cho CEO mới của hãng là Steve Ballmer đã khiến tỷ phú nổi tiếng này không được xếp hạng trong danh sách CEO giàu nhất thế giới năm nay.
Ấn Độ là quốc gia đóng góp nhiều gương mặt nhất trong top 10 CEO giàu nhất thế giới. Trong danh sách này, có tới 4 người đến từ Ấn Độ là các tỷ phú công nghiệp Mukesh Ambani và Lakshmi Mittal, cùng các tỷ phú viễn thông Anil Ambani and Sunil Mittal.
Anh em nhà tỷ phú Ambani thừa hưởng phần lớn gia tài từ sau khi cha họ qua đời vào năm 2002. Hiện nay, Mukesh điều hành hãng hóa dầu khổng lồ mang tên Reliance Industries Ltd., còn Anil điều hành một số công ty trong đó có hãng viễn thông Reliance Communications. Còn hai tỷ phú cùng họ còn lại là Lakshmi Mittal và Sunil Mittal hoàn toàn không có quan hệ họ hàng gì với nhau.
Đứng ở vị trí thứ ba, tỷ phú Mukesh có tài sản 16,8 tỷ USD, còn người em trai Anil đứng ở vị trí thứ sáu với tài sản 9 tỷ USD. Vị trí thứ tư cũng thuộc về một tỷ phú người Ấn - tỷ phú Lakshmi Mittal, ông chủ hãng thép Mittal, với tài sản 13,2 tỷ USD.
Xếp sau hai tỷ phú người Ấn, ở vị trí thứ năm là tỷ phú người Pháp Bernard Arnault. Ông chủ của hãng đồ hiệu lừng danh LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton này có tài sản 12,2 tỷ USD.
Vị trí thứ 7 thuộc về một tỷ phú của thế giới Arab, tỷ phú Abdul Aziz Al Ghurair của Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Là CEO của ngân hàng Mashreq, một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới Arab, tỷ phú này có tài sản 7 tỷ USD.
Đồng hạng với tỷ phú Ghurair không ai khác chính là CEO của hãng Microsoft, tỷ phú Steve Ballmer, người cũng có tài sản 7 tỷ USD.
Ở vị trí tiếp theo, tỷ phú Sunil Mittal điều hành công ty viễn thông Bharti Airtel của Ấn Độ có tài sản 6,9 tỷ USD. Gương mặt còn lại của danh sách là một tỷ phú châu Á khác, tỷ phú Tadashi Yanai của Nhật. Yanai là CEO của hãng thời trang sản xuất hàng loạt Fast Retailing và có tài sản 6 tỷ USD.
Trường hợp “rớt đài” đáng tiếc nhất khỏi top 10 CEO giàu nhất thế giới năm nay là trường hợp tỷ phú sòng bạc Sheldon Adelson.
Do tình hình kinh doanh sòng bạc xuống dốc nghiêm trọng trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay, giá cổ phiếu của tập đoàn ông lãnh đạo đã sụt giảm mất 95% từ đầu năm 2008 tới nay. Do đó, khối tài sản trị giá 35 tỷ USD của ông vào cuối năm 2007 hiện chỉ còn có trị giá khoảng 1,5 tỷ USD.
(Theo Forbes)