Toyota mạnh tay tiêu tiền
Dự trữ tiền mặt của Toyota đạt mức 37 tỷ USD, nhiều hơn dự trữ tiền mặt của bất kỳ doanh nghiệp Nhật nào
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kêu gọi các công ty trong nước chi tiêu kho tiền mặt ngày càng lớn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với dự trữ tiền mặt lên tới 37 tỷ USD, hãng xe lớn nhất của Nhật là Toyota đang bắt đầu tuân thủ lời kêu gọi của Thủ tướng nước này.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, trong báo cáo kết quả kinh doanh công bố ngày 2/8, Toyota cho biết, lợi nhuận ròng của hãng trong quý 2 vừa qua tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 562,2 tỷ Yên, tương đương 5,7 tỷ USD. Mức lợi nhuận này của Toyota cao hơn cả lợi nhuận của hai đối thủ là General Motors (GM) của Mỹ và Volkswagen của Đức gộp lại.
Tình hình kinh doanh của Toyota đang ngày càng khả quan hơn khi doanh số tại thị trường Mỹ tăng và đồng Yên giảm giá giúp hãng tăng cường lợi nhuận thu về từ thị trường nước ngoài. So với cuối quý 1, dự trữ tiền mặt của Toyota đã tăng 11%, đạt mức 37 tỷ USD, nhiều hơn dự trữ tiền mặt của bất kỳ doanh nghiệp nào, không kể các ngân hàng, tại Nhật. Trong số các hãng xe trên thế giới, chỉ có Volkswagen có nhiều dự trữ tiền mặt hơn. Theo số liệu của Bloomberg, tính đến cuối tháng 6, hãng xe Đức này có 37,6 tỷ USD tiền mặt.
Những động thái gần đây của Toyota cho thấy, hãng đang mạnh tay chi tiền. Trong năm tài khóa này, chi đầu tư cơ bản và nghiên cứu của hãng tăng 10% so với tài khóa trước. Cùng với đó, mức thưởng cho công nhân Toyota lên mức cao nhất kể từ năm 2008. Ngoài ra, hãng cũng có dự định trả cổ tức cao hơn cho cổ đông.
Việc Toyota chi tiêu nhiều hơn phản ánh sự ủng hộ của hãng này với những nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm tái sinh tăng trưởng cho kinh tế Nhật, đồng thời có thể kéo theo hoạt động chi tiêu gia tăng của nhiều công ty khác.
“Chính sách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Abe đang tạo ra một môi trường tốt hơn cho các công ty. Việc Toyota tiêu tiền vào đâu có thể sẽ là một dấu hiệu báo trước cho tương lai của Abenomics”, kinh tế trưởng Toshihiro Nagahama của Viện nghiên cứu Dai-Ichi Life ở Tokyo nhận xét.
Đến nay, thái độ thận trọng trong chi tiêu của các công ty Nhật vẫn là một thách thức đối với những nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi 2 thập kỷ kinh tế trì trệ. Tính đến cuối quý 1 năm nay, dự trữ tiền mặt của các công ty Nhật đã lên tới 225 nghìn tỷ Yên, lớn hơn cả GDP của Italy.
Theo giới chuyên môn, các công ty của Nhật dự trữ nhiều tiền mặt với mục đích phòng ngừa những tình huống bất trắc như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hay thảm họa kép động đất-sóng thần hồi tháng 3/2011. Tuy nhiên, năm 2013 này có thể là một năm mang tính bước ngoặt đối với các công ty Nhật, vì giờ là lúc mà họ có thể thực hiện những kế hoạch đầu tư bị trì hoãn.
Trong vòng 1 năm qua, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo đã tăng 69% sau khi Chính phủ của Thủ tướng Abe mạnh tay nới lỏng chính sách tiền tệ và sử dụng kích thích tài khóa để làm đồng Yên suy yếu, hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu. Trong vòng 12 tháng tính đến ngày 2/8, giá cổ phiếu Toyota đã tăng hơn gấp đôi, trong khi đồng Yên giảm giá 21% so với USD.
Toyota chưa đưa ra kế hoạch cụ thể sẽ chi tiêu ra sao trong thời gian tới. Tuy nhiên, hãng có chủ trương trả lại 30% lợi nhuận cho các nhà đầu tư thông qua cổ tức. Hãng cũng đã lên kế hoạch dành 1,82 nghìn tỷ Yên cho đầu tư cơ bản và nghiên cứu và phát triển (R&D) trong năm tài khóa hiện tại. Mức thưởng trung bình cho khoảng 70.000 công nhân Toyota tại Nhật năm nay sẽ lên mức 2,05 triệu Yên/người, cao nhất trong 5 năm, so với mức 1,77 triệu Yên trong năm 2012.
Tuần trước, Toyota tăng mức dự báo lợi nhuận ròng cả năm lên 1,48 nghìn tỷ Yên, cao nhất trong 6 năm. Giới phân tích cho rằng, Toyota có thể dễ dàng vượt mức lợi nhuận mục tiêu đề ra và đạt con số lợi nhuận 1,72 nghìn tỷ Yên.
Toyota đặt mục tiêu sản xuất 10,12 triệu xe trong năm nay, đưa hãng trở thành nhà sản xuất ôtô đầu tiên trên thế giới vượt mức sản lượng 10 triệu xe.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, trong báo cáo kết quả kinh doanh công bố ngày 2/8, Toyota cho biết, lợi nhuận ròng của hãng trong quý 2 vừa qua tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 562,2 tỷ Yên, tương đương 5,7 tỷ USD. Mức lợi nhuận này của Toyota cao hơn cả lợi nhuận của hai đối thủ là General Motors (GM) của Mỹ và Volkswagen của Đức gộp lại.
Tình hình kinh doanh của Toyota đang ngày càng khả quan hơn khi doanh số tại thị trường Mỹ tăng và đồng Yên giảm giá giúp hãng tăng cường lợi nhuận thu về từ thị trường nước ngoài. So với cuối quý 1, dự trữ tiền mặt của Toyota đã tăng 11%, đạt mức 37 tỷ USD, nhiều hơn dự trữ tiền mặt của bất kỳ doanh nghiệp nào, không kể các ngân hàng, tại Nhật. Trong số các hãng xe trên thế giới, chỉ có Volkswagen có nhiều dự trữ tiền mặt hơn. Theo số liệu của Bloomberg, tính đến cuối tháng 6, hãng xe Đức này có 37,6 tỷ USD tiền mặt.
Những động thái gần đây của Toyota cho thấy, hãng đang mạnh tay chi tiền. Trong năm tài khóa này, chi đầu tư cơ bản và nghiên cứu của hãng tăng 10% so với tài khóa trước. Cùng với đó, mức thưởng cho công nhân Toyota lên mức cao nhất kể từ năm 2008. Ngoài ra, hãng cũng có dự định trả cổ tức cao hơn cho cổ đông.
Việc Toyota chi tiêu nhiều hơn phản ánh sự ủng hộ của hãng này với những nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm tái sinh tăng trưởng cho kinh tế Nhật, đồng thời có thể kéo theo hoạt động chi tiêu gia tăng của nhiều công ty khác.
“Chính sách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Abe đang tạo ra một môi trường tốt hơn cho các công ty. Việc Toyota tiêu tiền vào đâu có thể sẽ là một dấu hiệu báo trước cho tương lai của Abenomics”, kinh tế trưởng Toshihiro Nagahama của Viện nghiên cứu Dai-Ichi Life ở Tokyo nhận xét.
Đến nay, thái độ thận trọng trong chi tiêu của các công ty Nhật vẫn là một thách thức đối với những nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi 2 thập kỷ kinh tế trì trệ. Tính đến cuối quý 1 năm nay, dự trữ tiền mặt của các công ty Nhật đã lên tới 225 nghìn tỷ Yên, lớn hơn cả GDP của Italy.
Theo giới chuyên môn, các công ty của Nhật dự trữ nhiều tiền mặt với mục đích phòng ngừa những tình huống bất trắc như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hay thảm họa kép động đất-sóng thần hồi tháng 3/2011. Tuy nhiên, năm 2013 này có thể là một năm mang tính bước ngoặt đối với các công ty Nhật, vì giờ là lúc mà họ có thể thực hiện những kế hoạch đầu tư bị trì hoãn.
Trong vòng 1 năm qua, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo đã tăng 69% sau khi Chính phủ của Thủ tướng Abe mạnh tay nới lỏng chính sách tiền tệ và sử dụng kích thích tài khóa để làm đồng Yên suy yếu, hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu. Trong vòng 12 tháng tính đến ngày 2/8, giá cổ phiếu Toyota đã tăng hơn gấp đôi, trong khi đồng Yên giảm giá 21% so với USD.
Toyota chưa đưa ra kế hoạch cụ thể sẽ chi tiêu ra sao trong thời gian tới. Tuy nhiên, hãng có chủ trương trả lại 30% lợi nhuận cho các nhà đầu tư thông qua cổ tức. Hãng cũng đã lên kế hoạch dành 1,82 nghìn tỷ Yên cho đầu tư cơ bản và nghiên cứu và phát triển (R&D) trong năm tài khóa hiện tại. Mức thưởng trung bình cho khoảng 70.000 công nhân Toyota tại Nhật năm nay sẽ lên mức 2,05 triệu Yên/người, cao nhất trong 5 năm, so với mức 1,77 triệu Yên trong năm 2012.
Tuần trước, Toyota tăng mức dự báo lợi nhuận ròng cả năm lên 1,48 nghìn tỷ Yên, cao nhất trong 6 năm. Giới phân tích cho rằng, Toyota có thể dễ dàng vượt mức lợi nhuận mục tiêu đề ra và đạt con số lợi nhuận 1,72 nghìn tỷ Yên.
Toyota đặt mục tiêu sản xuất 10,12 triệu xe trong năm nay, đưa hãng trở thành nhà sản xuất ôtô đầu tiên trên thế giới vượt mức sản lượng 10 triệu xe.