Tranh luận sôi nổi về điều luật “chưa thò đã thụt”
Hiếm khi phiên họp chiều của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kéo dài đến 17h30 như ngày 12/5
Hiếm khi phiên họp chiều của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kéo dài đến 17h30 như ngày 12/5.
Đó là vì thời gian dự định một tiếng dành để xem xét báo cáo của Chính phủ về quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về bảo hiểm xã hội một lần đã không thể đủ cho các ý kiến tham gia tranh luận.
Chủ tịch, các phó chủ tịch Quốc hội đều thống nhất rằng cần phải xem xét thật bình tĩnh, thấu đáo trước khi quyết định có sửa điều này như đề xuất của Chính phủ hay không
Báo cáo của Chính phủ khẳng định, nội dung điều 60 đã thể hiện đúng quan điểm, định hướng mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền thụ hưởng lâu dài của người lao động, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội. Quy định này cũng phù hợp với xu hướng phát triển của hầu hết các nước trên thế giới.
Song, xuất phát từ thực tế đời sống và nguyện vọng của người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp, ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Chính phủ vẫn đề nghị sửa theo hướng: trước mắt, cho phép người lao động khi chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì có quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc tiếp tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội như quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.
Nội dung này cũng sẽ được xem xét, điều chỉnh tương đồng đối với cả người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết.
Bên cạnh phương án như đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đề xuất phương án hai là giao cho Chính phủ ban hành văn bản theo thẩm quyền để hướng dẫn thực hiện chính sách này.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, quan điểm mục tiêu xây dựng điều 60 là đúng chủ trương chính sách, được các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao là hướng tới an sinh cho người lao động.
Phản ứng của người lao động tại một số doanh nghiệp với quy định tại điều 60 được bà Ngân nhìn nhận là “rất đáng tiếc và chỉ là cá biệt”.
“Dù chủ quan hay khách quan cũng đều cần bình tĩnh để xem xét bản chất vấn đề, phân tích trả lời câu hỏi vì sao chỉ có một bộ phận người lao động lao động phản ứng, bộ phận đó có dại diện cho người lao động cả nước hay không, rồi mới định hướng được sửa luật như thế nào”, bà Ngân bày tỏ quan điểm.
Trong phát biểu của mình, Phó chủ tịch Kim Ngân cũng nhắc đến việc một số vị đại biểu Quốc hội khi trả lời báo chí đã nhận trách nhiệm là khi bấm nút chưa thấy hết vấn đề.
Nhận trách nhiệm như vậy, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển là “không hợp lý”. Bởi ban hành điều 60 là chủ trương hết sức đúng đắn. Quốc hội lo cho toàn dân, khi đã thay đổi ít nhiều sẽ có phản ứng và khi đó phải kiên định chứ không nên hơi tý thì du di, ông Hiển phát biểu.
Về đề xuất giao cho Chính phủ ban hành văn bản theo thẩm quyền để hướng dẫn thực hiện chính sách điều chỉnh , theo ông Hiển là không có căn cứ pháp lý.
Cứ báo cáo lại Quốc hội để Quốc hội cân nhắc nhưng nếu sửa điều 60 là điều đáng tiếc, ông Hiển cảm thán.
Tán thành ý kiến Chủ nhiệm Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng cần phải trả lời câu hỏi là không sửa điều 60 có được không? Ông Lý cũng tán thành cứ đưa ra Quốc hội để thảo luận xem hay dở thế nào, không nên né tránh, càng né tránh thì dư luận càng hiểu là có gì đó khuất tất.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh đây là vấn đề phức tạp, nhưng cần bình tĩnh để xem xét cho thấu đáo.
Tờ trình của Chính phủ nêu toàn những ưu điểm, đây là vấn đề lớn nên vẫn tiếp tục tuyên truyền, nếu thấy cần thì kiến nghị sửa, luật tốt mà phải sửa là chưa đúng mức, ông Lưu nói rõ quan điểm.
Cả Chính phủ, công đoàn và mặt trận đều nói là tốt, vậy tại sao lại phải sửa, vì sao “chưa thò đã thụt”? Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng băn khoăn.
Theo Chủ tịch, nếu Quốc hội làm luật chưa tốt thì sẽ nhận khuyết điểm và sửa chữa ngay, việc sửa đổi luật là bình thường nhưng phải có căn cứ.
Lần này Chính phủ mới xin chủ trương chứ chưa có tờ trình sửa luật nên chưa có căn cứ để xem có sửa điều 60 hay không, Chủ tịch nói. Ông đề nghị từ nay tới kỳ họp cuối năm cứ làm tốt công tác tuyên truyền, nếu đến lúc đó không thể không sửa thì sẽ trình Quốc hội điều chỉnh linh hoạt như Chính phủ trình.
Nếu thấy cần thì sửa sớm còn hơn sửa trễ, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn tham gia ý kiến. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất, dù sửa hay không sửa thì Chính phủ vẫn cần báo cáo rõ với Quốc hội về những việc liên quan đến đến điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Đó là vì thời gian dự định một tiếng dành để xem xét báo cáo của Chính phủ về quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về bảo hiểm xã hội một lần đã không thể đủ cho các ý kiến tham gia tranh luận.
Chủ tịch, các phó chủ tịch Quốc hội đều thống nhất rằng cần phải xem xét thật bình tĩnh, thấu đáo trước khi quyết định có sửa điều này như đề xuất của Chính phủ hay không
Báo cáo của Chính phủ khẳng định, nội dung điều 60 đã thể hiện đúng quan điểm, định hướng mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền thụ hưởng lâu dài của người lao động, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội. Quy định này cũng phù hợp với xu hướng phát triển của hầu hết các nước trên thế giới.
Song, xuất phát từ thực tế đời sống và nguyện vọng của người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp, ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Chính phủ vẫn đề nghị sửa theo hướng: trước mắt, cho phép người lao động khi chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì có quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc tiếp tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội như quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.
Nội dung này cũng sẽ được xem xét, điều chỉnh tương đồng đối với cả người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết.
Bên cạnh phương án như đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đề xuất phương án hai là giao cho Chính phủ ban hành văn bản theo thẩm quyền để hướng dẫn thực hiện chính sách này.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, quan điểm mục tiêu xây dựng điều 60 là đúng chủ trương chính sách, được các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao là hướng tới an sinh cho người lao động.
Phản ứng của người lao động tại một số doanh nghiệp với quy định tại điều 60 được bà Ngân nhìn nhận là “rất đáng tiếc và chỉ là cá biệt”.
“Dù chủ quan hay khách quan cũng đều cần bình tĩnh để xem xét bản chất vấn đề, phân tích trả lời câu hỏi vì sao chỉ có một bộ phận người lao động lao động phản ứng, bộ phận đó có dại diện cho người lao động cả nước hay không, rồi mới định hướng được sửa luật như thế nào”, bà Ngân bày tỏ quan điểm.
Trong phát biểu của mình, Phó chủ tịch Kim Ngân cũng nhắc đến việc một số vị đại biểu Quốc hội khi trả lời báo chí đã nhận trách nhiệm là khi bấm nút chưa thấy hết vấn đề.
Nhận trách nhiệm như vậy, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển là “không hợp lý”. Bởi ban hành điều 60 là chủ trương hết sức đúng đắn. Quốc hội lo cho toàn dân, khi đã thay đổi ít nhiều sẽ có phản ứng và khi đó phải kiên định chứ không nên hơi tý thì du di, ông Hiển phát biểu.
Về đề xuất giao cho Chính phủ ban hành văn bản theo thẩm quyền để hướng dẫn thực hiện chính sách điều chỉnh , theo ông Hiển là không có căn cứ pháp lý.
Cứ báo cáo lại Quốc hội để Quốc hội cân nhắc nhưng nếu sửa điều 60 là điều đáng tiếc, ông Hiển cảm thán.
Tán thành ý kiến Chủ nhiệm Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng cần phải trả lời câu hỏi là không sửa điều 60 có được không? Ông Lý cũng tán thành cứ đưa ra Quốc hội để thảo luận xem hay dở thế nào, không nên né tránh, càng né tránh thì dư luận càng hiểu là có gì đó khuất tất.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh đây là vấn đề phức tạp, nhưng cần bình tĩnh để xem xét cho thấu đáo.
Tờ trình của Chính phủ nêu toàn những ưu điểm, đây là vấn đề lớn nên vẫn tiếp tục tuyên truyền, nếu thấy cần thì kiến nghị sửa, luật tốt mà phải sửa là chưa đúng mức, ông Lưu nói rõ quan điểm.
Cả Chính phủ, công đoàn và mặt trận đều nói là tốt, vậy tại sao lại phải sửa, vì sao “chưa thò đã thụt”? Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng băn khoăn.
Theo Chủ tịch, nếu Quốc hội làm luật chưa tốt thì sẽ nhận khuyết điểm và sửa chữa ngay, việc sửa đổi luật là bình thường nhưng phải có căn cứ.
Lần này Chính phủ mới xin chủ trương chứ chưa có tờ trình sửa luật nên chưa có căn cứ để xem có sửa điều 60 hay không, Chủ tịch nói. Ông đề nghị từ nay tới kỳ họp cuối năm cứ làm tốt công tác tuyên truyền, nếu đến lúc đó không thể không sửa thì sẽ trình Quốc hội điều chỉnh linh hoạt như Chính phủ trình.
Nếu thấy cần thì sửa sớm còn hơn sửa trễ, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn tham gia ý kiến. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất, dù sửa hay không sửa thì Chính phủ vẫn cần báo cáo rõ với Quốc hội về những việc liên quan đến đến điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.