Trao đổi hy hữu về phí xe máy bên hành lang Quốc hội
Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tp.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm "đối chất" với Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng
Sáng 18/6, đăng đàn thảo luận về dự thảo Luật Phí và lệ phí, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tp.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm kiên trì nêu ý kiến đề nghị bỏ thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy vì cho rằng, việc này đang đè thêm gánh nặng với người dân, nhất là người nghèo, người lao động phổ thông.
Giờ giải lao, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm và Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã trực tiếp trao đổi về việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Phí sử dụng đường bộ thu với xe máy là dùng để bảo trì đường bộ tại địa phương và hầu hết địa phương dùng khoản tiền này để bảo trì sửa chữa đường huyện, đường xã, đường thôn xóm.
Theo văn bản hướng dẫn thực hiện quy định của Bộ Tài chính (Thông tư 159 ban hành tháng 11/2013 hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ) đã quy định rất rõ, thẩm quyền quyết định về đối tượng thu, mức thu là do hội đồng nhân dân tỉnh, thành.
Trong văn bản hướng dẫn này, Bộ Tài chính chỉ quy định mức thu tối đa, không quy định mức thu tối thiểu, có nghĩa là hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định có thu hoặc không thu loại phí này, tương ứng với mức thu bằng 0 đồng hoặc tới mức tối đa theo hướng dẫn. Kể cả việc xác định đối tượng được miễn thu như người nghèo, người ở vùng sâu, vùng xa cũng là do hội đồng nhân dân tỉnh, thành quyết định theo chuẩn nghèo chính địa phương định ra hoặc theo chuẩn nghèo chung do Thủ tướng quyết định.
Tóm lại, việc có thu phí hay không thu đối với xe gắn máy là do hội đồng nhân dân tỉnh thành phố quyết định và khoản tiền này cũng dành để sửa chữa, bảo trì đường của địa phương chứ không phải tiền thu về ngân sách Trung ương.
Thẩm quyền quyết định việc thu phí hay không đối với xe máy là thuộc hội đồng nhân dân tỉnh thành phố nên đại biểu Quyết Tâm với tư cách là Chủ tịch hội đồng nhân dân Tp.HCM có quyền đưa ra quyết định này.
Còn về việc thu phí bảo trì đường bộ nói chung, vừa qua, quỹ bảo trì Trung ương có tiến hành lấy ý kiến của các tỉnh, thành phố về việc này. Hiện đã có 27 tỉnh, thành gửi ý kiến trả lời, trong đó có 2 tỉnh đề nghị bỏ thu phí đối với xe máy là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Đồng Nai, còn lại 25 tỉnh đồng tình với việc thu, đánh giá tác dụng của việc thu phí rất tốt và đề nghị tiếp tục thu kèm với việc xây dựng chế tài xử phạt.
Hiện Bộ đang tiếp tục chờ lấy ý kiến của các tỉnh thành còn lại và sẽ tập hợp, trên cơ sở ý kiến của đa số địa phương, Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo Chính phủ quyết định có tiếp tục thu hay không phí sử dụng đường bộ đối với xe máy.
Bộ trưởng Thăng quay sang đại biểu Quyết Tâm nhấn mạnh, theo quy định của Luật Đường bộ, Nghị định của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính thì việc thu phí với xe máy, báo cáo chị Tâm, việc này thuộc thẩm quyền của tỉnh, thành nên Tp. HCM hoàn toàn có thể quyết định không thu phí này theo đúng thẩm quyền của mình.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Khi nhà nước đặt ra việc thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện cũng là ý định tốt để có một nguồn kinh phí duy tu đường sá cũng như đầu tư một số công trình khác phục vụ người dân. Việc này cần có sự chia sẻ của người dân.
Song tôi nghĩ cần phải xem xét lại vấn đề khi đặt trong hướng phân tích, một chiếc xe motor khi đến tay người dân để sử dụng được thì đã phải chịu quá nhiều loại thuế và lệ phí rồi mà còn phải chịu thêm phí đường bộ nữa là không hợp lý.
Còn Bộ trưởng nói rằng, hội đồng nhân dân tỉnh thành có quyền quyết định với việc thu hay không loại phí này thì cần xem xét lại quy định vì nếu có việc như thế thì không bao giờ hội đồng nhân dân Tp.HCM lại có quyết định thu phí.
Thực tế, Tp.HCM cũng là một trong những địa phương có quyết định thu phí chậm nhất trong số 63 tỉnh, thành và đã có nhắc nhở bằng văn bản của các bộ, ngành gửi tới chúng tôi về việc chậm trễ này.
Lãnh đạo thành phố (không chỉ là hội đồng nhân dân mà có cả Thành ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc) cùng đặt vấn đề và sau nhiều bàn bạc, chúng tôi mới nhận định, luật đã quy định thì phải làm. Hội đồng nhân dân thành phố thậm chí đã tổ chức một kỳ họp chuyên đề sau kỳ họp thường kỳ để bàn về vấn đề này.
Vậy nên phải thấy việc thu phí này, với chính quyền địa phương, không phải là muốn hay không muốn mà bắt buộc phải thu. Đề nghị Bộ trưởng xem lại vấn đề này.
Trong bối cảnh, tình hình hiện nay, theo tôi, cần phải xem xét lại việc thu phí với xe máy bởi nó không hợp lý, thiếu công bằng và khó quản lý, đặc biệt là chi phí hành thu cao.
Tôi xin Bộ trưởng quan tâm đến việc hành thu. Hiện tại, việc thu phí được giao cho phường, xã (nhiều người dân cũng nhắn tin vào máy của tôi phản ánh điều đó), giao cụ thể đến tổ dân phố dẫn đến nhiều nghi vấn trong dư luận về tính minh bạch của người thu phí, rất mang tiếng cho các tổ trưởng dân phố. Điều đó cho thấy công tác hành thu với khoản phí này đang đặt ra rất nhiều vấn đề phức tạp trong khi số thu lại không lớn.
Vậy nên tôi đề nghị dừng thu khoản này bởi kinh tế đất nước bắt đầu phục hồi, phát triển; người dân hiện cũng đã phải đóng góp rất nhiều khoản thuế rồi, nhà nước chỉ cần tiết kiệm chi ngân sách, điều hành ngân sách một cách hợp lý thì hoàn toàn có thể bù lại khoản thu không lớn này.
Tôi cũng đặt vấn đề, nếu ta thu đủ những khoản tiền cần phải thu, ví dụ khoản thu hồi tài sản tham nhũng đã gây ra (hiện nay việc thu hồi tài sản tham nhũng mới được khoảng 22%) thì chúng ta đã dư sức để bù đắp lại những khoản người dân phải đóng góp một cách vô lý như vậy.
Tôi rất mong Bộ trưởng quan tâm đến đề nghị của nhân dân Tp.HCM chứ không phải của riêng gì cá nhân tôi vì nó không hợp lý, rất khó để thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Khi kinh tế đã khá hơn, nếu người dân được hưởng lợi từ sự phát triển của đất nước chắc sẽ rất phấn khởi, vì nói cho cùng thì cầu, đường nào thì cũng do tiền của người dân đóng góp.
Một lẽ nữa mà chúng tôi ít có cơ hội nói với Bộ trưởng và về sự thiếu công bằng mà người dân, cử tri đã nói với tôi là cán bộ lãnh đạo đi làm bằng xe ôtô của cơ quan, xe ôtô phải đóng phí do ngân sách nhà nước trả, còn với người dân, xe máy cũng là phương tiện mà bản thân họ lại phải trả phí đó.
Lý do khác, người đi xe máy thì đi đường đất, mưa thì lầy, nắng thì bụi thì cũng phải trả phí bằng người đi trên đường đẹp, như thế là thiếu công bằng! Mong Bộ trưởng xem xét lại.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Chúng tôi rất cảm ơn ý kiến của chị Tâm và hoàn toàn chia sẻ với những băn khoăn của chị. Tôi khẳng định lại lần nữa, nhà nước chỉ quy định mức thu tối đa, không quy định mức tối thiểu với loại phí này, có nghĩa HĐND tỉnh, thành có quyền quyết định mức thu bằng 0 đồng (tức là không thu). Phí này cũng dành để bảo trì đường của địa phương chứ không phải quốc lộ. Còn địa phương để đường lầy lội, kém chất lượng là trách nhiệm của địa phương chứ.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Thưa bộ trưởng, không phải thế, trong khung hướng dẫn của Bộ Tài chính, xe trên 100 cm3 tới 170 cm3 có định rõ mức thu tối đa cũng như tối thiểu là 100.000 đồng/xe/năm. Hội đồng nhân dân thành phố theo đó đã quyết định mức thu thấp nhất này vì muốn hạ xuống nữa cũng không hạ được chứ không có chuyện có thể thu ở mức 0 đồng.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Đấy là quy định cũ. Hiện tại đã có quy định mới là chỉ có quy định mức tối đa, không có tối thiểu. Xe 175cc thu từ 0 - 100.000, trên 100cc từ 0 - 150.000 đồng.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Khi Hội đồng nhân dân Tp.HCM quyết định thu phí này thì chúng tôi căn cứ văn bản đó là hướng dẫn mới nhất của Bộ Tài chính. Hội đồng nhân dân là đơn vị cuối cùng thực hiện quyết định này mà.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Hướng dẫn 159 của Bộ Tài chính có từ năm ngoái, thưa chị!
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Nếu có quy định mới về mức thu này thì nhất định Hội đồng nhân dân Tp.HCM sẽ áp dụng mức thu bằng 0.
Giờ giải lao, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm và Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã trực tiếp trao đổi về việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Phí sử dụng đường bộ thu với xe máy là dùng để bảo trì đường bộ tại địa phương và hầu hết địa phương dùng khoản tiền này để bảo trì sửa chữa đường huyện, đường xã, đường thôn xóm.
Theo văn bản hướng dẫn thực hiện quy định của Bộ Tài chính (Thông tư 159 ban hành tháng 11/2013 hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ) đã quy định rất rõ, thẩm quyền quyết định về đối tượng thu, mức thu là do hội đồng nhân dân tỉnh, thành.
Trong văn bản hướng dẫn này, Bộ Tài chính chỉ quy định mức thu tối đa, không quy định mức thu tối thiểu, có nghĩa là hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định có thu hoặc không thu loại phí này, tương ứng với mức thu bằng 0 đồng hoặc tới mức tối đa theo hướng dẫn. Kể cả việc xác định đối tượng được miễn thu như người nghèo, người ở vùng sâu, vùng xa cũng là do hội đồng nhân dân tỉnh, thành quyết định theo chuẩn nghèo chính địa phương định ra hoặc theo chuẩn nghèo chung do Thủ tướng quyết định.
Tóm lại, việc có thu phí hay không thu đối với xe gắn máy là do hội đồng nhân dân tỉnh thành phố quyết định và khoản tiền này cũng dành để sửa chữa, bảo trì đường của địa phương chứ không phải tiền thu về ngân sách Trung ương.
Thẩm quyền quyết định việc thu phí hay không đối với xe máy là thuộc hội đồng nhân dân tỉnh thành phố nên đại biểu Quyết Tâm với tư cách là Chủ tịch hội đồng nhân dân Tp.HCM có quyền đưa ra quyết định này.
Còn về việc thu phí bảo trì đường bộ nói chung, vừa qua, quỹ bảo trì Trung ương có tiến hành lấy ý kiến của các tỉnh, thành phố về việc này. Hiện đã có 27 tỉnh, thành gửi ý kiến trả lời, trong đó có 2 tỉnh đề nghị bỏ thu phí đối với xe máy là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Đồng Nai, còn lại 25 tỉnh đồng tình với việc thu, đánh giá tác dụng của việc thu phí rất tốt và đề nghị tiếp tục thu kèm với việc xây dựng chế tài xử phạt.
Hiện Bộ đang tiếp tục chờ lấy ý kiến của các tỉnh thành còn lại và sẽ tập hợp, trên cơ sở ý kiến của đa số địa phương, Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo Chính phủ quyết định có tiếp tục thu hay không phí sử dụng đường bộ đối với xe máy.
Bộ trưởng Thăng quay sang đại biểu Quyết Tâm nhấn mạnh, theo quy định của Luật Đường bộ, Nghị định của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính thì việc thu phí với xe máy, báo cáo chị Tâm, việc này thuộc thẩm quyền của tỉnh, thành nên Tp. HCM hoàn toàn có thể quyết định không thu phí này theo đúng thẩm quyền của mình.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Khi nhà nước đặt ra việc thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện cũng là ý định tốt để có một nguồn kinh phí duy tu đường sá cũng như đầu tư một số công trình khác phục vụ người dân. Việc này cần có sự chia sẻ của người dân.
Song tôi nghĩ cần phải xem xét lại vấn đề khi đặt trong hướng phân tích, một chiếc xe motor khi đến tay người dân để sử dụng được thì đã phải chịu quá nhiều loại thuế và lệ phí rồi mà còn phải chịu thêm phí đường bộ nữa là không hợp lý.
Còn Bộ trưởng nói rằng, hội đồng nhân dân tỉnh thành có quyền quyết định với việc thu hay không loại phí này thì cần xem xét lại quy định vì nếu có việc như thế thì không bao giờ hội đồng nhân dân Tp.HCM lại có quyết định thu phí.
Thực tế, Tp.HCM cũng là một trong những địa phương có quyết định thu phí chậm nhất trong số 63 tỉnh, thành và đã có nhắc nhở bằng văn bản của các bộ, ngành gửi tới chúng tôi về việc chậm trễ này.
Lãnh đạo thành phố (không chỉ là hội đồng nhân dân mà có cả Thành ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc) cùng đặt vấn đề và sau nhiều bàn bạc, chúng tôi mới nhận định, luật đã quy định thì phải làm. Hội đồng nhân dân thành phố thậm chí đã tổ chức một kỳ họp chuyên đề sau kỳ họp thường kỳ để bàn về vấn đề này.
Vậy nên phải thấy việc thu phí này, với chính quyền địa phương, không phải là muốn hay không muốn mà bắt buộc phải thu. Đề nghị Bộ trưởng xem lại vấn đề này.
Trong bối cảnh, tình hình hiện nay, theo tôi, cần phải xem xét lại việc thu phí với xe máy bởi nó không hợp lý, thiếu công bằng và khó quản lý, đặc biệt là chi phí hành thu cao.
Tôi xin Bộ trưởng quan tâm đến việc hành thu. Hiện tại, việc thu phí được giao cho phường, xã (nhiều người dân cũng nhắn tin vào máy của tôi phản ánh điều đó), giao cụ thể đến tổ dân phố dẫn đến nhiều nghi vấn trong dư luận về tính minh bạch của người thu phí, rất mang tiếng cho các tổ trưởng dân phố. Điều đó cho thấy công tác hành thu với khoản phí này đang đặt ra rất nhiều vấn đề phức tạp trong khi số thu lại không lớn.
Vậy nên tôi đề nghị dừng thu khoản này bởi kinh tế đất nước bắt đầu phục hồi, phát triển; người dân hiện cũng đã phải đóng góp rất nhiều khoản thuế rồi, nhà nước chỉ cần tiết kiệm chi ngân sách, điều hành ngân sách một cách hợp lý thì hoàn toàn có thể bù lại khoản thu không lớn này.
Tôi cũng đặt vấn đề, nếu ta thu đủ những khoản tiền cần phải thu, ví dụ khoản thu hồi tài sản tham nhũng đã gây ra (hiện nay việc thu hồi tài sản tham nhũng mới được khoảng 22%) thì chúng ta đã dư sức để bù đắp lại những khoản người dân phải đóng góp một cách vô lý như vậy.
Tôi rất mong Bộ trưởng quan tâm đến đề nghị của nhân dân Tp.HCM chứ không phải của riêng gì cá nhân tôi vì nó không hợp lý, rất khó để thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Khi kinh tế đã khá hơn, nếu người dân được hưởng lợi từ sự phát triển của đất nước chắc sẽ rất phấn khởi, vì nói cho cùng thì cầu, đường nào thì cũng do tiền của người dân đóng góp.
Một lẽ nữa mà chúng tôi ít có cơ hội nói với Bộ trưởng và về sự thiếu công bằng mà người dân, cử tri đã nói với tôi là cán bộ lãnh đạo đi làm bằng xe ôtô của cơ quan, xe ôtô phải đóng phí do ngân sách nhà nước trả, còn với người dân, xe máy cũng là phương tiện mà bản thân họ lại phải trả phí đó.
Lý do khác, người đi xe máy thì đi đường đất, mưa thì lầy, nắng thì bụi thì cũng phải trả phí bằng người đi trên đường đẹp, như thế là thiếu công bằng! Mong Bộ trưởng xem xét lại.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Chúng tôi rất cảm ơn ý kiến của chị Tâm và hoàn toàn chia sẻ với những băn khoăn của chị. Tôi khẳng định lại lần nữa, nhà nước chỉ quy định mức thu tối đa, không quy định mức tối thiểu với loại phí này, có nghĩa HĐND tỉnh, thành có quyền quyết định mức thu bằng 0 đồng (tức là không thu). Phí này cũng dành để bảo trì đường của địa phương chứ không phải quốc lộ. Còn địa phương để đường lầy lội, kém chất lượng là trách nhiệm của địa phương chứ.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Thưa bộ trưởng, không phải thế, trong khung hướng dẫn của Bộ Tài chính, xe trên 100 cm3 tới 170 cm3 có định rõ mức thu tối đa cũng như tối thiểu là 100.000 đồng/xe/năm. Hội đồng nhân dân thành phố theo đó đã quyết định mức thu thấp nhất này vì muốn hạ xuống nữa cũng không hạ được chứ không có chuyện có thể thu ở mức 0 đồng.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Đấy là quy định cũ. Hiện tại đã có quy định mới là chỉ có quy định mức tối đa, không có tối thiểu. Xe 175cc thu từ 0 - 100.000, trên 100cc từ 0 - 150.000 đồng.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Khi Hội đồng nhân dân Tp.HCM quyết định thu phí này thì chúng tôi căn cứ văn bản đó là hướng dẫn mới nhất của Bộ Tài chính. Hội đồng nhân dân là đơn vị cuối cùng thực hiện quyết định này mà.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Hướng dẫn 159 của Bộ Tài chính có từ năm ngoái, thưa chị!
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Nếu có quy định mới về mức thu này thì nhất định Hội đồng nhân dân Tp.HCM sẽ áp dụng mức thu bằng 0.