Trẻ em làm con nuôi nước ngoài có xu hướng giảm
Việt Nam sẽ phê chuẩn Công ước Lahay ngày 29/5/1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
Bảy tháng đầu năm 2010 Việt Nam có 654 trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Con số này của năm 2008 và 2009 lần lượt là gần 1.200 và 1.064 trẻ em.
Đây là thông tin được nêu tại Báo cáo của Chính phủ về việc ký và phê chuẩn Công ước Lahay ngày 29/5/1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Chiều 20/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về nội dung này.
Theo Chính phủ, Công ước Lahay là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng nhằm bảo vệ trẻ em và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước trong việc cho và nhận con nuôi, được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Hiện nay đã có 75 quốc gia là thành viên của Công ước. Tại Việt Nam, quá trình chuẩn bị tham gia Công ước Lahay đã diễn ra từ năm 2005. “Đến nay cơ hội để Việt Nam ký và phê chuẩn Công ước Lahay đã chín muồi”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh.
Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cũng cho rằng đến thời điểm hiện nay Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về pháp lý và thủ tục theo nội dung của Công ước Lahay.
Tuy còn có ý kiến băn khoăn về sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với các quy định của Công ước Lahay, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc ký và phê chuẩn công ước này.
Cũng tại buổi họp chiều nay, liên quan đến tình hình cho nhận trẻ em làm con nuôi tại các nước thành viên Công ước Lahay, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết: tình hình nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi trên thế giới nhìn chung có xu hướng giảm trong hai năm qua. Nhưng việc giải quyết cho trẻ em làm con người nước ngoài theo thủ tục của Công ước Lahay lại tăng lên.
Năm 2009 trên thế giới có 16.767 trẻ em nhận làm con nuôi quốc tế, trong đó có 37,2% được giải quyết theo thủ tục công ước Lahay.
Nhóm 5 nước nhận nhiều con nuôi quốc tế bao gồm Mỹ, Italia, Pháp, Tây Ban Nha và Canada.
Riêng tại Việt Nam, số trẻ em được cho làm con nuôi quốc tế cũng có chiều hướng giảm kể từ sau khi hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Ailen và Thụy Điển hết hiệu lực.
Đây là thông tin được nêu tại Báo cáo của Chính phủ về việc ký và phê chuẩn Công ước Lahay ngày 29/5/1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Chiều 20/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về nội dung này.
Theo Chính phủ, Công ước Lahay là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng nhằm bảo vệ trẻ em và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước trong việc cho và nhận con nuôi, được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Hiện nay đã có 75 quốc gia là thành viên của Công ước. Tại Việt Nam, quá trình chuẩn bị tham gia Công ước Lahay đã diễn ra từ năm 2005. “Đến nay cơ hội để Việt Nam ký và phê chuẩn Công ước Lahay đã chín muồi”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh.
Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cũng cho rằng đến thời điểm hiện nay Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về pháp lý và thủ tục theo nội dung của Công ước Lahay.
Tuy còn có ý kiến băn khoăn về sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với các quy định của Công ước Lahay, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc ký và phê chuẩn công ước này.
Cũng tại buổi họp chiều nay, liên quan đến tình hình cho nhận trẻ em làm con nuôi tại các nước thành viên Công ước Lahay, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết: tình hình nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi trên thế giới nhìn chung có xu hướng giảm trong hai năm qua. Nhưng việc giải quyết cho trẻ em làm con người nước ngoài theo thủ tục của Công ước Lahay lại tăng lên.
Năm 2009 trên thế giới có 16.767 trẻ em nhận làm con nuôi quốc tế, trong đó có 37,2% được giải quyết theo thủ tục công ước Lahay.
Nhóm 5 nước nhận nhiều con nuôi quốc tế bao gồm Mỹ, Italia, Pháp, Tây Ban Nha và Canada.
Riêng tại Việt Nam, số trẻ em được cho làm con nuôi quốc tế cũng có chiều hướng giảm kể từ sau khi hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Ailen và Thụy Điển hết hiệu lực.