“Treo” quyền của người tiêu dùng
Quyền lợi của người tiêu dùng đã được quy định trong pháp luật, nhưng tại sao vẫn bị xâm hại mỗi ngày?
Quyền lợi của người tiêu dùng đang bị xâm phạm mỗi ngày khi họ phải uống sữa có hàm lượng không đúng tiêu chuẩn công bố với giá cao ngất ngưởng, ăn thì gặp thực phẩm quá đát, xăng dầu thì vừa dỏm vừa bị đong đếm thiếu...
Quyền lợi của người tiêu dùng đã được quy định trong pháp luật, nhưng tại sao họ vẫn bị xâm hại mỗi ngày? Báo giới đã trao đổi với thạc sĩ - luật sư Trương Thị Hòa..
Thưa luật sư, vừa qua cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm liên quan chất lượng hàng hóa tiêu dùng như sữa kém chất lượng, xăng dỏm, thực phẩm quá đát... Vậy người tiêu dùng có những quyền gì trong việc sử dụng sản phẩm hàng hóa?
Có thể nói quyền của người tiêu dùng, khách hàng đã được quy định khá đầy đủ trong pháp luật. Quyền của người tiêu dùng là được pháp luật bảo vệ, không chỉ bằng những văn bản luật, pháp lệnh mà hiến pháp nước ta cũng ghi nhận về quyền này. Vấn đề còn lại là trình tự, thủ tục để thực hiện các quyền này ra sao mà thôi.
Có một thực tế là khi các quyền trên bị xâm phạm, người tiêu dùng gặp quá nhiều khó khăn trong việc đề nghị các cơ quan chức năng bảo vệ mình hoặc đòi các doanh nghiệp sản xuất bồi thường?
Vấn đề này nằm trong các quy định về trình tự thủ tục để bảo vệ quyền lợi của khách hàng như thế nào. Theo pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng thì khi bị xâm phạm, người tiêu dùng có thể nhờ hội bảo vệ người tiêu dùng hoặc tự mình khiếu nại, khởi kiện doanh nghiệp sản xuất, bán sản phẩm. Tuy nhiên theo quy định, để được bồi thường, người tiêu dùng phải chứng minh được thiệt hại của mình. Đây là vướng mắc rất lớn bởi việc buộc người tiêu dùng chứng minh thiệt hại là rất khó.
Ví dụ, khách hàng mua 10kg hàng nhưng người ta cân thiếu một vài ký thì còn đòi vì cái thiếu này rất cụ thể, nhưng nhiều thiệt hại khác không thể chứng minh được, chẳng hạn như vụ ô nhiễm sông Thị Vải, quyền lợi của nông dân cứ “treo” hoài đó.
Chẳng hạn trong chuyện sữa bột không đảm bảo chất lượng, trẻ uống hôm nay nhiều năm sau mới thấy hậu quả, cơ sở đâu để người tiêu dùng đòi bồi thường?
Tôi cũng đồng ý với điều này. Theo tôi, nếu cứ chăm chăm bắt người tiêu dùng phải chứng minh thiệt hại là rất khó. Điều quan trọng là cơ quan chức năng phải chứng minh được hành vi sai phạm của nhà sản xuất, buôn bán để xử phạt họ. Trong trường hợp không tìm được người tiêu dùng cụ thể bị thiệt hại thì Nhà nước cũng buộc nhà sản xuất, phân phối phải bồi thường vì sai phạm đó chắc chắn đã gây ra một thiệt hại cho xã hội. Nếu pháp luật có quy định này, theo tôi, các doanh nghiệp sẽ sợ mà không dám vi phạm vì cứ hễ bị phát hiện vi phạm là phải bồi thường, bồi thường phải thỏa đáng.
Ngoài nghĩa vụ bồi thường, nếu vi phạm chất lượng sản phẩm, người sản xuất còn có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí hình sự. Theo luật sư, các chế tài này có đầy đủ?
Quy định về xử phạt hành chính hiện nay quá thấp, mức xử phạt không đáng bao nhiêu so với lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được nếu vi phạm. Chính vì vậy, có thực tế là nhiều doanh nghiệp chấp nhận bị phạt để vi phạm. Trong khi đó, ở các nước, bên cạnh công tác kiểm tra bảo vệ người tiêu dùng từ cơ quan chức năng rất chặt chẽ thì họ còn quy định mức xử phạt rất nặng. Có trường hợp mức phạt có thể lên tới hàng triệu đôla.
Các nhà làm luật của nước ta còn có tâm lý ngại đưa mức xử phạt quá cao vì không có khả năng đóng phạt, theo tôi, là không đúng. Đáng lẽ mình cứ quy định mức phạt thật nặng, thực hiện như nguyên tắc xét xử của tòa án: chỉ cần có lỗi là phải xử theo đúng luật, không cần biết anh có khả năng đóng phạt hay không. Mức xử phạt nặng sẽ hạn chế được tình trạng vi phạm.
Nhiều khách hàng muốn đi kiện nhưng không hiểu trình tự luật pháp hoặc có khi ngán ngẩm với các thủ tục phức tạp, đó phải chăng là một trở ngại đối với việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng?
Đã đi kiện thì phải tuân theo trình tự, thủ tục của tố tụng. Nhiều khi thiệt hại của một người tiêu dùng do việc sử dụng sản phẩm kém chất lượng thì nhỏ so với công sức bỏ ra để đeo đuổi vụ kiện nên hầu hết người tiêu dùng có tâm lý ngán ngại kiện tụng. Trong khi đó, hàng hóa kém chất lượng không chỉ bán cho một khách hàng mà bán cho rất nhiều khách hàng, nên mức độ thiệt hại do hành vi bán hàng kém chất lượng ấy gây ra cho xã hội là rất lớn.
Trong những trường hợp này cần phải có một tổ chức để đại diện, đứng ra bảo vệ quyền lợi chung cho người tiêu dùng. Luật có quy định tổ chức này là hội bảo vệ người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể ủy quyền cho hội để thay mình khởi kiện doanh nghiệp sản xuất, buôn bán hàng hóa.
Tuy nhiên, theo tôi, vai trò của hội bảo vệ người tiêu dùng hiện nay chưa được phát huy để bảo vệ người tiêu dùng. Bảo vệ người tiêu dùng không phải chỉ chờ người tiêu dùng đi khiếu nại mới vào cuộc, mà ngay cả khi vừa nghe thực phẩm “có vấn đề” của Vinafood hay xăng dỏm, sữa giá cao..., hội này phải nhảy vào cuộc ngay.
Theo bà, vai trò của hội bảo vệ người tiêu dùng cần phải thay đổi như thế nào?
Hiện chúng ta chưa có sự đầu tư đúng mực cho hội bảo vệ người tiêu dùng, cả trong quy định về cơ chế hoạt động lẫn vấn đề đầu tư trụ sở, con người. Hội này phải được trao nhiều quyền hơn, có thể đứng ra để nhân danh khách hàng đòi quyền lợi cho người tiêu dùng mà không cần phải có văn bản ủy quyền của từng khách hàng như quy định hiện nay.
Không chỉ bảo vệ người tiêu dùng khi đã có thiệt hại xảy ra mà ngay cả khi nhận được thông tin người tiêu dùng bị xâm hại quyền lợi, hội phải nhập cuộc ngay. Ví dụ khi báo chí đăng có hàng loạt vụ khiếu nại, thưa kiện của khách hàng về việc gì đó thì hội này phải tiên liệu vấn đề sắp đến để lên tiếng đại diện cho quyền lợi của người tiêu dùng.
Ngoài việc tự bảo vệ mình hay thông qua hội bảo vệ người tiêu dùng, còn có cơ quan trách nhiệm nào bảo vệ người tiêu dùng nữa?
Trước tiên người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình bằng việc thực hiện các quyền được pháp luật cho phép. Bên cạnh đó, luật cũng quy định khá chặt chẽ thẩm quyền kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng. Song theo tôi, quy định hiện nay còn rải ra quá nhiều cơ quan có thẩm quyền.
Lẽ ra mình nên có một cơ quan tập trung, chuyên trách về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng chứ không phải cơ quan nào cũng có một chút thẩm quyền như hiện nay, để rồi mỗi cơ quan làm một chút vì ngại giẫm chân nhau hoặc ỷ lại cơ quan khác đã làm nên mình khỏi làm, giống như chuyện “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”.
Đã từng có vụ kiện mà người tiêu dùng thắng kiện chưa, thưa luật sư?
Thật tình tôi chưa từng thấy vụ nào. Thực tế cũng hiếm có khách hàng đi kiện. Một người đi kiện dù có thắng cũng không được bồi thường bao nhiêu. Cùng bị thiệt hại như nhau nhưng luật không thể lấy kết quả thắng kiện của người này để buộc nhà sản xuất, bán sản phẩm phải bồi thường cho khách hàng khác được.
Chính vì vậy, theo tôi, phải nhập chung tất cả thiệt hại của khách hàng lại, gọi là thiệt hại tập thể, để hội bảo vệ người tiêu dùng đứng ra giải quyết.
Chi Mai - Minh Luận (Tuổi Trẻ)
Quyền lợi của người tiêu dùng đã được quy định trong pháp luật, nhưng tại sao họ vẫn bị xâm hại mỗi ngày? Báo giới đã trao đổi với thạc sĩ - luật sư Trương Thị Hòa..
Thưa luật sư, vừa qua cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm liên quan chất lượng hàng hóa tiêu dùng như sữa kém chất lượng, xăng dỏm, thực phẩm quá đát... Vậy người tiêu dùng có những quyền gì trong việc sử dụng sản phẩm hàng hóa?
Có thể nói quyền của người tiêu dùng, khách hàng đã được quy định khá đầy đủ trong pháp luật. Quyền của người tiêu dùng là được pháp luật bảo vệ, không chỉ bằng những văn bản luật, pháp lệnh mà hiến pháp nước ta cũng ghi nhận về quyền này. Vấn đề còn lại là trình tự, thủ tục để thực hiện các quyền này ra sao mà thôi.
Có một thực tế là khi các quyền trên bị xâm phạm, người tiêu dùng gặp quá nhiều khó khăn trong việc đề nghị các cơ quan chức năng bảo vệ mình hoặc đòi các doanh nghiệp sản xuất bồi thường?
Vấn đề này nằm trong các quy định về trình tự thủ tục để bảo vệ quyền lợi của khách hàng như thế nào. Theo pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng thì khi bị xâm phạm, người tiêu dùng có thể nhờ hội bảo vệ người tiêu dùng hoặc tự mình khiếu nại, khởi kiện doanh nghiệp sản xuất, bán sản phẩm. Tuy nhiên theo quy định, để được bồi thường, người tiêu dùng phải chứng minh được thiệt hại của mình. Đây là vướng mắc rất lớn bởi việc buộc người tiêu dùng chứng minh thiệt hại là rất khó.
Ví dụ, khách hàng mua 10kg hàng nhưng người ta cân thiếu một vài ký thì còn đòi vì cái thiếu này rất cụ thể, nhưng nhiều thiệt hại khác không thể chứng minh được, chẳng hạn như vụ ô nhiễm sông Thị Vải, quyền lợi của nông dân cứ “treo” hoài đó.
Chẳng hạn trong chuyện sữa bột không đảm bảo chất lượng, trẻ uống hôm nay nhiều năm sau mới thấy hậu quả, cơ sở đâu để người tiêu dùng đòi bồi thường?
Tôi cũng đồng ý với điều này. Theo tôi, nếu cứ chăm chăm bắt người tiêu dùng phải chứng minh thiệt hại là rất khó. Điều quan trọng là cơ quan chức năng phải chứng minh được hành vi sai phạm của nhà sản xuất, buôn bán để xử phạt họ. Trong trường hợp không tìm được người tiêu dùng cụ thể bị thiệt hại thì Nhà nước cũng buộc nhà sản xuất, phân phối phải bồi thường vì sai phạm đó chắc chắn đã gây ra một thiệt hại cho xã hội. Nếu pháp luật có quy định này, theo tôi, các doanh nghiệp sẽ sợ mà không dám vi phạm vì cứ hễ bị phát hiện vi phạm là phải bồi thường, bồi thường phải thỏa đáng.
Ngoài nghĩa vụ bồi thường, nếu vi phạm chất lượng sản phẩm, người sản xuất còn có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí hình sự. Theo luật sư, các chế tài này có đầy đủ?
Quy định về xử phạt hành chính hiện nay quá thấp, mức xử phạt không đáng bao nhiêu so với lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được nếu vi phạm. Chính vì vậy, có thực tế là nhiều doanh nghiệp chấp nhận bị phạt để vi phạm. Trong khi đó, ở các nước, bên cạnh công tác kiểm tra bảo vệ người tiêu dùng từ cơ quan chức năng rất chặt chẽ thì họ còn quy định mức xử phạt rất nặng. Có trường hợp mức phạt có thể lên tới hàng triệu đôla.
Các nhà làm luật của nước ta còn có tâm lý ngại đưa mức xử phạt quá cao vì không có khả năng đóng phạt, theo tôi, là không đúng. Đáng lẽ mình cứ quy định mức phạt thật nặng, thực hiện như nguyên tắc xét xử của tòa án: chỉ cần có lỗi là phải xử theo đúng luật, không cần biết anh có khả năng đóng phạt hay không. Mức xử phạt nặng sẽ hạn chế được tình trạng vi phạm.
Nhiều khách hàng muốn đi kiện nhưng không hiểu trình tự luật pháp hoặc có khi ngán ngẩm với các thủ tục phức tạp, đó phải chăng là một trở ngại đối với việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng?
Đã đi kiện thì phải tuân theo trình tự, thủ tục của tố tụng. Nhiều khi thiệt hại của một người tiêu dùng do việc sử dụng sản phẩm kém chất lượng thì nhỏ so với công sức bỏ ra để đeo đuổi vụ kiện nên hầu hết người tiêu dùng có tâm lý ngán ngại kiện tụng. Trong khi đó, hàng hóa kém chất lượng không chỉ bán cho một khách hàng mà bán cho rất nhiều khách hàng, nên mức độ thiệt hại do hành vi bán hàng kém chất lượng ấy gây ra cho xã hội là rất lớn.
Trong những trường hợp này cần phải có một tổ chức để đại diện, đứng ra bảo vệ quyền lợi chung cho người tiêu dùng. Luật có quy định tổ chức này là hội bảo vệ người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể ủy quyền cho hội để thay mình khởi kiện doanh nghiệp sản xuất, buôn bán hàng hóa.
Tuy nhiên, theo tôi, vai trò của hội bảo vệ người tiêu dùng hiện nay chưa được phát huy để bảo vệ người tiêu dùng. Bảo vệ người tiêu dùng không phải chỉ chờ người tiêu dùng đi khiếu nại mới vào cuộc, mà ngay cả khi vừa nghe thực phẩm “có vấn đề” của Vinafood hay xăng dỏm, sữa giá cao..., hội này phải nhảy vào cuộc ngay.
Theo bà, vai trò của hội bảo vệ người tiêu dùng cần phải thay đổi như thế nào?
Hiện chúng ta chưa có sự đầu tư đúng mực cho hội bảo vệ người tiêu dùng, cả trong quy định về cơ chế hoạt động lẫn vấn đề đầu tư trụ sở, con người. Hội này phải được trao nhiều quyền hơn, có thể đứng ra để nhân danh khách hàng đòi quyền lợi cho người tiêu dùng mà không cần phải có văn bản ủy quyền của từng khách hàng như quy định hiện nay.
Không chỉ bảo vệ người tiêu dùng khi đã có thiệt hại xảy ra mà ngay cả khi nhận được thông tin người tiêu dùng bị xâm hại quyền lợi, hội phải nhập cuộc ngay. Ví dụ khi báo chí đăng có hàng loạt vụ khiếu nại, thưa kiện của khách hàng về việc gì đó thì hội này phải tiên liệu vấn đề sắp đến để lên tiếng đại diện cho quyền lợi của người tiêu dùng.
Ngoài việc tự bảo vệ mình hay thông qua hội bảo vệ người tiêu dùng, còn có cơ quan trách nhiệm nào bảo vệ người tiêu dùng nữa?
Trước tiên người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình bằng việc thực hiện các quyền được pháp luật cho phép. Bên cạnh đó, luật cũng quy định khá chặt chẽ thẩm quyền kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng. Song theo tôi, quy định hiện nay còn rải ra quá nhiều cơ quan có thẩm quyền.
Lẽ ra mình nên có một cơ quan tập trung, chuyên trách về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng chứ không phải cơ quan nào cũng có một chút thẩm quyền như hiện nay, để rồi mỗi cơ quan làm một chút vì ngại giẫm chân nhau hoặc ỷ lại cơ quan khác đã làm nên mình khỏi làm, giống như chuyện “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa”.
Đã từng có vụ kiện mà người tiêu dùng thắng kiện chưa, thưa luật sư?
Thật tình tôi chưa từng thấy vụ nào. Thực tế cũng hiếm có khách hàng đi kiện. Một người đi kiện dù có thắng cũng không được bồi thường bao nhiêu. Cùng bị thiệt hại như nhau nhưng luật không thể lấy kết quả thắng kiện của người này để buộc nhà sản xuất, bán sản phẩm phải bồi thường cho khách hàng khác được.
Chính vì vậy, theo tôi, phải nhập chung tất cả thiệt hại của khách hàng lại, gọi là thiệt hại tập thể, để hội bảo vệ người tiêu dùng đứng ra giải quyết.
Chi Mai - Minh Luận (Tuổi Trẻ)