Triều Tiên bất ngờ tố Trung Quốc “phản bội”
Một sự chỉ trích hiếm hoi mà KCNA, cơ quan ngôn luận chính thức của Triều Tiên, nhằm vào Trung Quốc
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 3/5 bất ngờ cáo buộc Trung Quốc và giới truyền thông nước này gây phiền toái và “phản bội” Bình Nhưỡng.
“Trung Quốc không nên tiếp tục những cố gắng bất cẩn nhằm thử thách giới hạn kiên nhẫn của chúng ta nữa”, một bài bình luận của KCNA có đoạn viết.
Bài báo nói thêm: “Chúng ta đã tận tình giúp đỡ cuộc cách mạng của Trung Quốc và chịu tổn thất lớn”. Bài báo nói Trung Quốc đã thường xuyên “xâm phạm các lợi ích chiến lược” của Bình Nhưỡng khi xích lại gần Mỹ, và bởi vậy đã “phản bội” Bình Nhưỡng trong quá trình này.
Đây là một sự chỉ trích hiếm hoi mà KCNA, cơ quan ngôn luận chính thức của Triều Tiên, nhằm vào Trung Quốc. Lời chỉ trích này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có những động thái thân mật với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chính quyền Trump đang hy vọng Trung Quốc có thể thuyết phục được Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Tuy vậy, KCNA ngày 3/5 một lần nữa khẳng định quan điểm Triều Tiên không hề có ý định chấm dứt chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.
“Đối với chúng ta, hạt nhân là một biểu tượng tuyệt đối của phẩm giá và sức mạnh, và đó cũng là lợi ích cao nhất”, bài báo của KCNA viết. “Nếu chúng ta từ bỏ vũ khí hạt nhân, chúng ta sẽ không chỉ bị siết trừng phạt kinh tế mà còn bị can thiệp quân sự nữa”.
Trước đó, cùng ngày 3/5, Bắc Kinh phát tín hiệu rằng Bình Nhưỡng đang đi theo hướng nguy hiểm và nên xem xét lại.
“Triều Tiên tự đảm bảo an ninh của mình là hợp lý, nhưng những tham vọng hạt nhân và tên lửa đặt chính họ và toàn bộ khu vực trước hiểm họa lớn”, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc viết trong một bài bình luận. “Triều Tiên không nên bị ám ảnh trong một hướng đi sai lầm là liên tục thử hạt nhân và tên lửa - những hành động đã dẫn đến hàng loạt lệnh trừng phạt nhằm vào họ”.
Cũng trong ngày 3/5, Mỹ tuyên bố phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa không mang theo vũ khí từ căn cứ không quân Vandenberg ở California. Đây là vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thứ hai của Mỹ trong vòng một tuần, diễn ra trong bối cảnh không quân Mỹ cải thiện độ tin cậy của tên lửa Minuteman III và chứng tỏ với Triều Tiên năng lực phòng thủ hạt nhân của Mỹ.
Ngoài ra, Mỹ cũng đang tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực châu Á như một cuộc phô trương lực lượng giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn ở mức cao.
Bộ chỉ huy lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương hôm thứ Ba tuần này cho biết đã điều tàu ngầm tấn công USS Cheyenne tới căn cứ hải quân Mỹ ở Sasebo, Nhật Bản. Ngoài ra, Mỹ cũng đã kích hoạt hệ thống đánh chặn tên lửa Thaad tại Hàn Quốc.
Tuần trước, một nhóm chiến hạm Mỹ dẫn đầu bởi tàu sân bay USS Carl Vinson đã tiến hành tập trận ngoài khơi bán đảo Triều Tiên nhằm thị uy Bình Nhưỡng. Hàng không mẫu hạm này hiện đang có các hoạt động diễn tập tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương với sự tham gia của máy bay chiến đấu tàng hình F35 và máy bay ném bom.
Hôm thứ Tư, quân đội Mỹ cho biết hay máy bay ném bom B-1B đã rời khỏi căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam để tham gia diễn tập cùng với các lực lượng của Nhật Bản và Hàn Quốc.
“Trung Quốc không nên tiếp tục những cố gắng bất cẩn nhằm thử thách giới hạn kiên nhẫn của chúng ta nữa”, một bài bình luận của KCNA có đoạn viết.
Bài báo nói thêm: “Chúng ta đã tận tình giúp đỡ cuộc cách mạng của Trung Quốc và chịu tổn thất lớn”. Bài báo nói Trung Quốc đã thường xuyên “xâm phạm các lợi ích chiến lược” của Bình Nhưỡng khi xích lại gần Mỹ, và bởi vậy đã “phản bội” Bình Nhưỡng trong quá trình này.
Đây là một sự chỉ trích hiếm hoi mà KCNA, cơ quan ngôn luận chính thức của Triều Tiên, nhằm vào Trung Quốc. Lời chỉ trích này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có những động thái thân mật với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chính quyền Trump đang hy vọng Trung Quốc có thể thuyết phục được Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Tuy vậy, KCNA ngày 3/5 một lần nữa khẳng định quan điểm Triều Tiên không hề có ý định chấm dứt chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.
“Đối với chúng ta, hạt nhân là một biểu tượng tuyệt đối của phẩm giá và sức mạnh, và đó cũng là lợi ích cao nhất”, bài báo của KCNA viết. “Nếu chúng ta từ bỏ vũ khí hạt nhân, chúng ta sẽ không chỉ bị siết trừng phạt kinh tế mà còn bị can thiệp quân sự nữa”.
Trước đó, cùng ngày 3/5, Bắc Kinh phát tín hiệu rằng Bình Nhưỡng đang đi theo hướng nguy hiểm và nên xem xét lại.
“Triều Tiên tự đảm bảo an ninh của mình là hợp lý, nhưng những tham vọng hạt nhân và tên lửa đặt chính họ và toàn bộ khu vực trước hiểm họa lớn”, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc viết trong một bài bình luận. “Triều Tiên không nên bị ám ảnh trong một hướng đi sai lầm là liên tục thử hạt nhân và tên lửa - những hành động đã dẫn đến hàng loạt lệnh trừng phạt nhằm vào họ”.
Cũng trong ngày 3/5, Mỹ tuyên bố phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa không mang theo vũ khí từ căn cứ không quân Vandenberg ở California. Đây là vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thứ hai của Mỹ trong vòng một tuần, diễn ra trong bối cảnh không quân Mỹ cải thiện độ tin cậy của tên lửa Minuteman III và chứng tỏ với Triều Tiên năng lực phòng thủ hạt nhân của Mỹ.
Ngoài ra, Mỹ cũng đang tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực châu Á như một cuộc phô trương lực lượng giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn ở mức cao.
Bộ chỉ huy lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương hôm thứ Ba tuần này cho biết đã điều tàu ngầm tấn công USS Cheyenne tới căn cứ hải quân Mỹ ở Sasebo, Nhật Bản. Ngoài ra, Mỹ cũng đã kích hoạt hệ thống đánh chặn tên lửa Thaad tại Hàn Quốc.
Tuần trước, một nhóm chiến hạm Mỹ dẫn đầu bởi tàu sân bay USS Carl Vinson đã tiến hành tập trận ngoài khơi bán đảo Triều Tiên nhằm thị uy Bình Nhưỡng. Hàng không mẫu hạm này hiện đang có các hoạt động diễn tập tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương với sự tham gia của máy bay chiến đấu tàng hình F35 và máy bay ném bom.
Hôm thứ Tư, quân đội Mỹ cho biết hay máy bay ném bom B-1B đã rời khỏi căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam để tham gia diễn tập cùng với các lực lượng của Nhật Bản và Hàn Quốc.