Triều Tiên tiếp tục phóng thử tên lửa đạn đạo
“Triều Tiên không tôn trọng những mong muốn của Trung Quốc", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói sau vụ phóng tên lửa
Bất chấp sức ép từ Mỹ và đồng minh lớn duy nhất của Triều Tiên là Trung Quốc, Bình Nhưỡng sáng sớm ngày 29/4 đã thực hiện thêm một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo - hãng tin Reuters dẫn thông tin từ quân đội Mỹ và Hàn Quốc cho biết.
Giới chức Mỹ và Hàn Quốc nói rằng vụ phóng thử đã diễn ra ở một khu vực thuộc phía Bắc của thành phố Bình Nhưỡng và có vẻ như đã thất bại. Nếu vậy, đây là vụ phóng thử tên lửa bất thành thứ tư liên tiếp của Triều Tiên kể từ tháng 3.
Vụ phóng thử tên lửa lần này của Triều Tiên diễn ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cảnh báo trước Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc rằng thất bại trong việc kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng có thể dẫn tới “những hậu quả thảm họa”.
Nguồn tin là quan chức Mỹ đề nghị không tiết lộ danh tính cho biết quả tên lửa mà Triều Tiên phóng có thể là loại tên lửa tầm trung KN-17. Dường như quả tên đã nổ trong vòng vài phút sau khi được phóng.
Quân đội Hàn Quốc cho rằng tên lửa trên đã được phóng từ vùng Pukchang theo hướng Đông Bắc, bay được vài phút và phát nổ ở độ cao khoảng 71 km.
Từ đầu năm đến nay, Triều Tiên có các hoạt động liên quan đến tên lửa và vũ khí hạt nhân với mật độ cao chưa từng thấy. Nước này cũng được cho là đạt được một số bước tiến trong phát triển tên lửa tầm trung và tên lửa phóng từ tàu ngầm.
Căng thẳng đã gia tăng mạnh trên bán đảo Triều Tiên do lo ngại Bình Nhưỡng có thể thực hiện một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo tầm xa hoặc thử hạt nhân thứ 6 vào dịp kỷ niệm ngày sinh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành hôm 15/4 hoặc ngày kỷ niệm thành lập quân đội Triều Tiên vào đầu tuần này.
Thời điểm của vụ phóng cho thấy đây có thể là một hành động được tính toán nhằm gửi đi một thông điệp giữa lúc Triều Tiên đang là tâm điểm chú ý của các cường quốc - ông Kim Dong-yub, một chuyên gia tại Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Kyungnam ở Seoul, nhận định.
“Vụ phóng được lên kế hoạch tại một thời điểm phức tạp, khi Hàn Quốc và Mỹ gần kết thúc cuộc tập trận chung, Mỹ nói về các lựa chọn quân sự và đưa ra tuyên bố chính sách về Triều Tiên, và diễn ra cuộc họp của Hội đồng Bảo an”, chuyên gia Kim nói.
Cuộc tập trận quân sự chung thường niên Mỹ-Hàn bắt đầu từ tháng 3 và sẽ kết thúc vào cuối tháng 4.
Khác với nhận định cho rằng vụ phóng thất bại, ông Kim nhận định Triều Tiên có thể đã thu thập đủ dữ liệu cần thiết với chuyến bay ngắn của quả tên lửa được phóng và thực hiện kích nổ tên lửa giữa không trung.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters ngày 27/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói vấn đề Triều Tiên là thách thức toàn cầu lớn nhất đối với ông, đồng thời để ngỏ khả năng về một “cuộc xung đột lớn, lớn” với Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng không quên ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vì đã “nỗ lực rất nhiều” trong việc kiềm chế Triều Tiên.
“Triều Tiên không tôn trọng những mong muốn của Trung Quốc và vị Chủ tịch đáng kính của Trung Quốc khi thực hiện một vụ phóng thử tên lửa ngày hôm nay, dù không thành công. Thật tệ!”, ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter sau vụ phóng.
Một quan chức Mỹ nói với Reuters rằng chính quyền Trump có thể đáp trả vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên bằng cách đẩy nhanh kế hoạch siết trừng phạt đối với nước này, có thể bao gồm các biện pháp nhằm vào các thực thể cụ thể của Triều Tiên và Trung Quốc.
Ngoài ra, theo vị quan chức này, Washington có thể sử dụng vụ phóng vừa rồi như một đòn bẩy nhằm gia tăng sức ép buộc Trung Quốc nỗ lực hơn nữa trong việc kiềm chế Triều Tiên.
Trước đó, trong cuộc họp về vấn đề Triều Tiên tại Hội đồng Bảo an, cả Trung Quốc và Nga đã phản bác lời cảnh báo của Mỹ về sử dụng vũ lực đối với Triều Tiên. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương nghị nói với hội đồng gồm 15 thành viên rằng việc giải quyết vấn đề Triều Tiên không thể phụ thuộc cả vào Trung Quốc.
“Chìa khóa để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên không nằm trong tay của phía Trung Quốc”, ông Vương Nghị nói.
Theo dự kiến, Hội đồng Bảo an có thể sẽ bắt đầu thảo luận về một tuyên bố nhằm lên án vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Hội đồng Bảo an luôn lên án các vụ phóng thử tên lửa và thử hạt nhân của Triều Tiên.
Tuy nhiên, việc lên án như vậy và hàng loạt nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an đối với Triều Tiên kể từ năm 2006, khi nước này có vụ thử hạt nhân đầu tiên, đã không thể kiềm chế được Bình Nhưỡng.
“Triều Tiên có thể chọn ngày hôm nay để phóng tên lửa vì biết chúng tôi có cuộc họp”, đại sứ Italy tại Liên hiệp quốc Sebastiano Cardi, Chủ tịch ủy ban trừng phạt Triều Tiên, thuộc Hội đồng Bảo an nói sau khi nghe tin về vụ phóng. “Hành động này là phi pháp, không nên diễn ra, và là một sự gây hấn nữa của Triều Tiên”.
Nhật Bản cũng đã chỉ trích vụ phóng, nói rằng đây là hành động không thể chấp nhận được và vi phạm nghị quyết của Liên hiệp quốc.
Hiện Trung Quốc chưa có phản ứng nào sau vụ phóng tên lửa này của Triều Tiên.
Giới chức Mỹ và Hàn Quốc nói rằng vụ phóng thử đã diễn ra ở một khu vực thuộc phía Bắc của thành phố Bình Nhưỡng và có vẻ như đã thất bại. Nếu vậy, đây là vụ phóng thử tên lửa bất thành thứ tư liên tiếp của Triều Tiên kể từ tháng 3.
Vụ phóng thử tên lửa lần này của Triều Tiên diễn ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cảnh báo trước Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc rằng thất bại trong việc kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng có thể dẫn tới “những hậu quả thảm họa”.
Nguồn tin là quan chức Mỹ đề nghị không tiết lộ danh tính cho biết quả tên lửa mà Triều Tiên phóng có thể là loại tên lửa tầm trung KN-17. Dường như quả tên đã nổ trong vòng vài phút sau khi được phóng.
Quân đội Hàn Quốc cho rằng tên lửa trên đã được phóng từ vùng Pukchang theo hướng Đông Bắc, bay được vài phút và phát nổ ở độ cao khoảng 71 km.
Từ đầu năm đến nay, Triều Tiên có các hoạt động liên quan đến tên lửa và vũ khí hạt nhân với mật độ cao chưa từng thấy. Nước này cũng được cho là đạt được một số bước tiến trong phát triển tên lửa tầm trung và tên lửa phóng từ tàu ngầm.
Căng thẳng đã gia tăng mạnh trên bán đảo Triều Tiên do lo ngại Bình Nhưỡng có thể thực hiện một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo tầm xa hoặc thử hạt nhân thứ 6 vào dịp kỷ niệm ngày sinh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành hôm 15/4 hoặc ngày kỷ niệm thành lập quân đội Triều Tiên vào đầu tuần này.
Thời điểm của vụ phóng cho thấy đây có thể là một hành động được tính toán nhằm gửi đi một thông điệp giữa lúc Triều Tiên đang là tâm điểm chú ý của các cường quốc - ông Kim Dong-yub, một chuyên gia tại Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Kyungnam ở Seoul, nhận định.
“Vụ phóng được lên kế hoạch tại một thời điểm phức tạp, khi Hàn Quốc và Mỹ gần kết thúc cuộc tập trận chung, Mỹ nói về các lựa chọn quân sự và đưa ra tuyên bố chính sách về Triều Tiên, và diễn ra cuộc họp của Hội đồng Bảo an”, chuyên gia Kim nói.
Cuộc tập trận quân sự chung thường niên Mỹ-Hàn bắt đầu từ tháng 3 và sẽ kết thúc vào cuối tháng 4.
Khác với nhận định cho rằng vụ phóng thất bại, ông Kim nhận định Triều Tiên có thể đã thu thập đủ dữ liệu cần thiết với chuyến bay ngắn của quả tên lửa được phóng và thực hiện kích nổ tên lửa giữa không trung.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters ngày 27/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói vấn đề Triều Tiên là thách thức toàn cầu lớn nhất đối với ông, đồng thời để ngỏ khả năng về một “cuộc xung đột lớn, lớn” với Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng không quên ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vì đã “nỗ lực rất nhiều” trong việc kiềm chế Triều Tiên.
“Triều Tiên không tôn trọng những mong muốn của Trung Quốc và vị Chủ tịch đáng kính của Trung Quốc khi thực hiện một vụ phóng thử tên lửa ngày hôm nay, dù không thành công. Thật tệ!”, ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter sau vụ phóng.
Một quan chức Mỹ nói với Reuters rằng chính quyền Trump có thể đáp trả vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên bằng cách đẩy nhanh kế hoạch siết trừng phạt đối với nước này, có thể bao gồm các biện pháp nhằm vào các thực thể cụ thể của Triều Tiên và Trung Quốc.
Ngoài ra, theo vị quan chức này, Washington có thể sử dụng vụ phóng vừa rồi như một đòn bẩy nhằm gia tăng sức ép buộc Trung Quốc nỗ lực hơn nữa trong việc kiềm chế Triều Tiên.
Trước đó, trong cuộc họp về vấn đề Triều Tiên tại Hội đồng Bảo an, cả Trung Quốc và Nga đã phản bác lời cảnh báo của Mỹ về sử dụng vũ lực đối với Triều Tiên. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương nghị nói với hội đồng gồm 15 thành viên rằng việc giải quyết vấn đề Triều Tiên không thể phụ thuộc cả vào Trung Quốc.
“Chìa khóa để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên không nằm trong tay của phía Trung Quốc”, ông Vương Nghị nói.
Theo dự kiến, Hội đồng Bảo an có thể sẽ bắt đầu thảo luận về một tuyên bố nhằm lên án vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Hội đồng Bảo an luôn lên án các vụ phóng thử tên lửa và thử hạt nhân của Triều Tiên.
Tuy nhiên, việc lên án như vậy và hàng loạt nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an đối với Triều Tiên kể từ năm 2006, khi nước này có vụ thử hạt nhân đầu tiên, đã không thể kiềm chế được Bình Nhưỡng.
“Triều Tiên có thể chọn ngày hôm nay để phóng tên lửa vì biết chúng tôi có cuộc họp”, đại sứ Italy tại Liên hiệp quốc Sebastiano Cardi, Chủ tịch ủy ban trừng phạt Triều Tiên, thuộc Hội đồng Bảo an nói sau khi nghe tin về vụ phóng. “Hành động này là phi pháp, không nên diễn ra, và là một sự gây hấn nữa của Triều Tiên”.
Nhật Bản cũng đã chỉ trích vụ phóng, nói rằng đây là hành động không thể chấp nhận được và vi phạm nghị quyết của Liên hiệp quốc.
Hiện Trung Quốc chưa có phản ứng nào sau vụ phóng tên lửa này của Triều Tiên.