Triều Tiên chỉ trích Mỹ tại Liên hiệp quốc
Ngoại trưởng Triều Tiên chỉ trích chính sách “thù địch” của Washington đối với Bình Nhưỡng
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su Yong hôm thứ Bảy vừa rồi (27/9) nói giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên là việc quan trọng, nhưng cảnh báo rằng Bình Nhưỡng không xem chương trình hạt nhân của mình là “thứ có thể đem ra để mặc cả”.
“Môi trường hòa bình và việc giảm căng thẳng đang trở nên quý giá đối với chúng tôi hơn bao giờ hết”, ông Ri phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
“Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không giúp ích gì cho chúng tôi. Trái lại, điều này là một trở ngại lớn đối với những nỗ lực phát triển kinh tế và cải thiện mức sống cho người dân của chúng tôi”.
Những phát biểu trên của Ngoại trưởng Triều Tiên được đưa ra trong bối cảnh mấy tháng gần đây có những tín hiệu cho thấy căng thẳng giảm xuống trong quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Seoul, cũng như giữa Triều Tiên với Nhật Bản.
Ông Ri nói rằng, năm ngoái, bán đảo Triều Tiên đã “mấp mé bờ vực” chiến tranh. Ông cũng liên tục chỉ trích các cuộc tập trận thường niên quy mô lớn của Mỹ và Hàn Quốc. Theo ông Ri, những cuộc tập trận như vậy có thể dẫn tới một “cuộc tấn công bất ngờ” vào Triều Tiên.
Trong bài phát biểu trên, Ngoại trưởng Triều Tiên cũng chỉ trích chính sách “thù địch” của Washington đối với Bình Nhưỡng. Bài phát biểu có đoạn “chế nhạo” Hàn Quốc, cho rằng Seoul “đã nhường các quyền về quân sự của mình” cho Mỹ.
Ông Ri nói, Hàn Quốc nên dừng “bàn chuyện tầm phào và mơ tưởng” về những đề xuất phi thực tế về tái thống nhất bán đảo Triều Tiên. Ông tuyên bố, kế hoạch duy nhất khả thi là thành lập một liên bang trong đó cả nhà nước Triều Tiên và Chính phủ ở Seoul cùng song song tồn tại.
Tuy vậy, phần lớn bài phát biểu của Ngoại trưởng Triều Tiên có giọng điệu mềm mỏng. Ông Ri cho hay, Triều Tiên đã sẵn sàng tham gia vào một cuộc đối thoại mang tính “kỹ thuật” về nhân quyền với Liên hiệp quốc, nhưng không công bố cụ thể hơn.
Bài phát biểu của ông Ri miêu tả chương trình hạt nhân của Triều Tiên là phản ứng “tất yếu” trước “mối đe dọa hạt nhân và chiến lược bóp nghẹt” mà Mỹ theo đuổi chống lại nước này.
“Rào chắn hạt nhân của Triều Tiên không nhằm mục đích đe dọa hay tấn công nước khác, và cũng phải là một thứ có thể đem ra để mặc cả, trao đổi với thứ gì khác”, ông Ri nói. “Vấn đề hạt nhân sẽ được giải quyết nếu và khi nào mối đe dọa đối với chủ quyền và quyền sinh tồn của chúng tôi được loại bỏ thực sự thông qua việc Mỹ chấm dứt chính sách thù địch”.
Cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên với sự tham gia của Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, và Nga được tổ chức lần cuối cùng vào năm 2008. Mỹ và Hàn Quốc tuyên bố, trước hết Triều Tiên cần thể hiện sự trung thực về giảm hạt nhân trước khi bất kỳ cuộc đàm phán nào có thể được nối lại.
Hồi tháng 3 năm nay, sau khi Liên hiệp quốc phản đối việc Triều Tiên phóng một loạt tên lửa, Bình Nhưỡng bèn đáp trả bằng lời đe dọa tiến hành vụ thử hạt nhân tiếp theo. Nước này đã ba lần thử hạt nhân vào các năm 2006, 2009, và 2013.
Bài phát biểu của Ngoại trưởng Triều Tiên tại Liên hiệp quốc diễn ra giữa lúc có nhiều tin đồn về sức khỏe của nhà lãnh đạo nước này Kim Jong Un. Ông Kim Jong Un đã vắng mặt tại cuộc họp Quốc hội Triều Tiên hôm thứ Năm tuần trước, và đã không hề xuất hiện trước công chúng suốt hơn 3 tuần nay.
“Môi trường hòa bình và việc giảm căng thẳng đang trở nên quý giá đối với chúng tôi hơn bao giờ hết”, ông Ri phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
“Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không giúp ích gì cho chúng tôi. Trái lại, điều này là một trở ngại lớn đối với những nỗ lực phát triển kinh tế và cải thiện mức sống cho người dân của chúng tôi”.
Những phát biểu trên của Ngoại trưởng Triều Tiên được đưa ra trong bối cảnh mấy tháng gần đây có những tín hiệu cho thấy căng thẳng giảm xuống trong quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Seoul, cũng như giữa Triều Tiên với Nhật Bản.
Ông Ri nói rằng, năm ngoái, bán đảo Triều Tiên đã “mấp mé bờ vực” chiến tranh. Ông cũng liên tục chỉ trích các cuộc tập trận thường niên quy mô lớn của Mỹ và Hàn Quốc. Theo ông Ri, những cuộc tập trận như vậy có thể dẫn tới một “cuộc tấn công bất ngờ” vào Triều Tiên.
Trong bài phát biểu trên, Ngoại trưởng Triều Tiên cũng chỉ trích chính sách “thù địch” của Washington đối với Bình Nhưỡng. Bài phát biểu có đoạn “chế nhạo” Hàn Quốc, cho rằng Seoul “đã nhường các quyền về quân sự của mình” cho Mỹ.
Ông Ri nói, Hàn Quốc nên dừng “bàn chuyện tầm phào và mơ tưởng” về những đề xuất phi thực tế về tái thống nhất bán đảo Triều Tiên. Ông tuyên bố, kế hoạch duy nhất khả thi là thành lập một liên bang trong đó cả nhà nước Triều Tiên và Chính phủ ở Seoul cùng song song tồn tại.
Tuy vậy, phần lớn bài phát biểu của Ngoại trưởng Triều Tiên có giọng điệu mềm mỏng. Ông Ri cho hay, Triều Tiên đã sẵn sàng tham gia vào một cuộc đối thoại mang tính “kỹ thuật” về nhân quyền với Liên hiệp quốc, nhưng không công bố cụ thể hơn.
Bài phát biểu của ông Ri miêu tả chương trình hạt nhân của Triều Tiên là phản ứng “tất yếu” trước “mối đe dọa hạt nhân và chiến lược bóp nghẹt” mà Mỹ theo đuổi chống lại nước này.
“Rào chắn hạt nhân của Triều Tiên không nhằm mục đích đe dọa hay tấn công nước khác, và cũng phải là một thứ có thể đem ra để mặc cả, trao đổi với thứ gì khác”, ông Ri nói. “Vấn đề hạt nhân sẽ được giải quyết nếu và khi nào mối đe dọa đối với chủ quyền và quyền sinh tồn của chúng tôi được loại bỏ thực sự thông qua việc Mỹ chấm dứt chính sách thù địch”.
Cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Triều Tiên với sự tham gia của Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, và Nga được tổ chức lần cuối cùng vào năm 2008. Mỹ và Hàn Quốc tuyên bố, trước hết Triều Tiên cần thể hiện sự trung thực về giảm hạt nhân trước khi bất kỳ cuộc đàm phán nào có thể được nối lại.
Hồi tháng 3 năm nay, sau khi Liên hiệp quốc phản đối việc Triều Tiên phóng một loạt tên lửa, Bình Nhưỡng bèn đáp trả bằng lời đe dọa tiến hành vụ thử hạt nhân tiếp theo. Nước này đã ba lần thử hạt nhân vào các năm 2006, 2009, và 2013.
Bài phát biểu của Ngoại trưởng Triều Tiên tại Liên hiệp quốc diễn ra giữa lúc có nhiều tin đồn về sức khỏe của nhà lãnh đạo nước này Kim Jong Un. Ông Kim Jong Un đã vắng mặt tại cuộc họp Quốc hội Triều Tiên hôm thứ Năm tuần trước, và đã không hề xuất hiện trước công chúng suốt hơn 3 tuần nay.