Triều Tiên có thể phóng tên lửa tầm xa tháng tới
Có khả năng Triều Tiên sẽ phóng một lên lửa tầm xa vào tháng tới nhân dịp kỷ niệm thành lập đảng cầm quyền
Triều Tiên ngày 14/9 tuyên bố đang ở trong “giai đoạn cuối” phát triển một vệ tinh mới, làm dấy lên đồn đoán cho rằng nước này sẽ phóng một lên lửa tầm xa vào tháng tới nhân dịp kỷ niệm thành lập đảng cầm quyền.
Tờ Wall Street Journal nhận định, một động thái như vậy sẽ làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bởi Bình Nhưỡng đang chịu lệnh cấm của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về thử công nghệ tên lửa đạn đạo.
Mặc dù Triều Tiên luôn nói các vụ phóng tên lửa của nước này là vì mục đích hòa bình, Mỹ và một số quốc gia khác xem đây là một phần trong nỗ lực phát triển năng lực tên lửa xuyên lục địa mang theo đầu đạn hạt nhân.
Triều Tiên sẽ kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Lao động vào ngày 10/10 tới. Theo giới quan sát, sự kiện này có thể sẽ được đánh dấu bằng một vụ phóng tên lửa tầm xa.
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố nước này có thể phóng tên lửa, nhưng các chuyên gia phân tích khi xem xét các bức ảnh chụp từ vệ tinh gần đây nói không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy việc chuẩn bị một vụ phóng từ căn cứ chính dành cho tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng.
Giám đốc cơ quan vũ trụ của Triều Tiên nói các nhà khoa học nước này đang “thúc đẩy giai đoạn cuối cùng về phát triển một vệ tinh quan sát trái đất mới”, theo bài báo được hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA đăng tải vào cuối ngày 14/9.
“Thế giới sẽ nhìn thấy rõ một loạt vệ tinh được phóng lên bầu trời vào thời gian và tại địa điểm do Trung ương đảng Lao động Triều Tiên quyết định”, vị giám đốc không được nêu tên phát biểu trong bài báo của KCNA.
Phản ứng trước thông tin trên, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nói nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc yêu cầu Triều Tiên phải dừng tất cả các hoạt động liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của nước này.
“Bất kỳ vụ phóng vệ tinh nào sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo cũng sẽ là vi phạm các nghị quyết này”, phát ngôn viên John Kirby phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ.
Triều Tiên đã phóng thành công một tên lửa tầm xa vào tháng 12/2012, mang theo một vật thể mà Bình Nhưỡng nói là vệ tinh lên quỹ đạo trái đất. Các chuyên gia xác nhận sự có mặt của thiết bị này, nhưng không nhận được bất kỳ tín hiệu liên lạc nào từ nó.
Hai tháng sau đó, Triều Tiên tiến hành vụ thử bom hạt nhân thứ ba của nước này. Mỹ và một số quốc gia khác xem các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên là một nỗ lực nhằm sản xuất một loại vũ khí đủ nhỏ để gắn lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Giới chức quân sự cấp cao ở Washington tin Bình Nhưỡng có thể đã sở hữu công nghệ như vậy.
Sau vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân cuối năm 2012, đầu 2013 của Triều Tiên, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã tăng cường trừng phạt nước này, nhưng Bình Nhưỡng vẫn tuyên bố sẽ tiếp ục phóng tên lửa và xây dựng kho vũ khí hạt nhân.
Mỗi khi căng thẳng quân sự leo thang trên bán đảo Triều Tiên, Bình Nhưỡng lại tuyên bố có thể phóng tên lửa tầm xa vào lục địa Mỹ. Chính vì vậy, giới quan sát lo ngại rằng chương trình tên lửa của Triều Tiên nhằm mục đích chính là tạo ra một mối đe dọa mới cho Mỹ.
Tờ Wall Street Journal nhận định, một động thái như vậy sẽ làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bởi Bình Nhưỡng đang chịu lệnh cấm của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về thử công nghệ tên lửa đạn đạo.
Mặc dù Triều Tiên luôn nói các vụ phóng tên lửa của nước này là vì mục đích hòa bình, Mỹ và một số quốc gia khác xem đây là một phần trong nỗ lực phát triển năng lực tên lửa xuyên lục địa mang theo đầu đạn hạt nhân.
Triều Tiên sẽ kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Lao động vào ngày 10/10 tới. Theo giới quan sát, sự kiện này có thể sẽ được đánh dấu bằng một vụ phóng tên lửa tầm xa.
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố nước này có thể phóng tên lửa, nhưng các chuyên gia phân tích khi xem xét các bức ảnh chụp từ vệ tinh gần đây nói không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy việc chuẩn bị một vụ phóng từ căn cứ chính dành cho tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng.
Giám đốc cơ quan vũ trụ của Triều Tiên nói các nhà khoa học nước này đang “thúc đẩy giai đoạn cuối cùng về phát triển một vệ tinh quan sát trái đất mới”, theo bài báo được hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA đăng tải vào cuối ngày 14/9.
“Thế giới sẽ nhìn thấy rõ một loạt vệ tinh được phóng lên bầu trời vào thời gian và tại địa điểm do Trung ương đảng Lao động Triều Tiên quyết định”, vị giám đốc không được nêu tên phát biểu trong bài báo của KCNA.
Phản ứng trước thông tin trên, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nói nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc yêu cầu Triều Tiên phải dừng tất cả các hoạt động liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của nước này.
“Bất kỳ vụ phóng vệ tinh nào sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo cũng sẽ là vi phạm các nghị quyết này”, phát ngôn viên John Kirby phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ.
Triều Tiên đã phóng thành công một tên lửa tầm xa vào tháng 12/2012, mang theo một vật thể mà Bình Nhưỡng nói là vệ tinh lên quỹ đạo trái đất. Các chuyên gia xác nhận sự có mặt của thiết bị này, nhưng không nhận được bất kỳ tín hiệu liên lạc nào từ nó.
Hai tháng sau đó, Triều Tiên tiến hành vụ thử bom hạt nhân thứ ba của nước này. Mỹ và một số quốc gia khác xem các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên là một nỗ lực nhằm sản xuất một loại vũ khí đủ nhỏ để gắn lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Giới chức quân sự cấp cao ở Washington tin Bình Nhưỡng có thể đã sở hữu công nghệ như vậy.
Sau vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân cuối năm 2012, đầu 2013 của Triều Tiên, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã tăng cường trừng phạt nước này, nhưng Bình Nhưỡng vẫn tuyên bố sẽ tiếp ục phóng tên lửa và xây dựng kho vũ khí hạt nhân.
Mỗi khi căng thẳng quân sự leo thang trên bán đảo Triều Tiên, Bình Nhưỡng lại tuyên bố có thể phóng tên lửa tầm xa vào lục địa Mỹ. Chính vì vậy, giới quan sát lo ngại rằng chương trình tên lửa của Triều Tiên nhằm mục đích chính là tạo ra một mối đe dọa mới cho Mỹ.