Triều Tiên có thể làm Trung Quốc chú ý như thế nào?
Chủ tịch Trung Quốc đến nay vẫn từ chối những lời đề nghị về một cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên
Mấy ngày trước, căng thẳng giữa hai miền bán đảo Triều Tiên gia tăng mạnh sau một cuộc đấu pháo, đặt Bình Nhưỡng và Seoul trước nguy cơ một cuộc đối đầu quân sự.
Tuy vậy, theo bài viết của nhà bình luận William Johnson do hãng tin Reuters đăng tải, câu chuyện quan trọng hơn của đợt căng thẳng quan hệ liên Triều này có thể nằm ở “hậu trường”, giữa Triều Tiên và đối tác thương mại chính đồng thời là đồng minh duy nhất của nước này - Trung Quốc, thay vì giữa Triều Tiên với Hàn Quốc.
Ẩn số Trung Quốc
Bản chất kín kẽ của cả Triều Tiên và Trung Quốc đồng nghĩa với việc không ai có thể biết chắc điều gì đang xảy ra. Tuy nhiên, với kinh nghiệm làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc trong 3 năm, từng sống ở khu vực biên giới Trung-Triều, và theo dõi nguồn hàng thực phẩm, ngũ cốc và xăng dầu ra vào Trung Quốc, tác giả Johnson đã đưa ra một giả thiết đáng chú ý.
Về mặt lịch sử, mỗi khi Triều Tiên “gây sự” với Hàn Quốc, nước này thường có mục đích là khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hoặc thu hút sự chú ý của Trung Quốc - theo ông Johnson. Tác giả cho rằng khả năng thứ hai có vẻ đúng với lần gia tăng căng thẳng Triều-Hàn vừa rồi.
Nhiều khả năng, các quan chức Trung Quốc và Triều Tiên đã tiến hành các cuộc đàm phán, chủ yếu ở khu vực biên giới giữa hai nước ở tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc, giống như những gì từng diễn ra vào giữa thập niên 2000 khi ông Johnson còn làm việc ở khu vực này. Nội dung chính của cuộc thảo luận có thể là việc Trung Quốc hối thúc kiềm chế giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên, hàng triệu người Triều Tiên có thể chạy qua biên giới để sang Trung Quốc lánh nạn. Bởi vậy, lợi ích tốt nhất của Trung Quốc là đảm bảo hòa bình cho bán đảo Triều Tiên.
Tuy vậy, điều quan trọng hơn cả trong cuộc đàm phán lại có thể liên quan tới những gì mà Triều Tiên muốn - không hẳn là từ Hàn Quốc, mà là từ Trung Quốc.
Triều Tiên phụ thuộc vào nguồn lương thực, vũ khí và nhiên liệu từ Trung Quốc. Và Trung Quốc cũng có khuynh hướng dùng “củ cà rốt” thay vì “cây gậy” để có được sự hợp tác của Triều Tiên.
William Johnson cho rằng, hành động gây hấn mới nhất của Triều Tiên có khả năng xuất phát từ tình trạng thiếu tiền mặt và lương thực ở Triều Tiên, hoặc khả năng thấp hơn là thái độ “lạnh nhạt” của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng. Khi căng thẳng bùng lên ở khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên, thì căng thẳng đó có liên quan nhiều hơn tới quan hệ Trung-Triều hơn là quan hệ Hàn-Triều.
Đợt hạn hán hồi tháng 6 ở Triều Tiên có thể đã gây thiệt hại cho mùa màng ở Triều Tiên ở cấp độ nghiêm trọng hơn ước tính của Liên hiệp quốc. Truyền thông nhà nước Triều Tiên mới đây miêu tả đợt hạn này là tồi tệ nhất trong 100 năm. Ngoài ra, Triều Tiên đã đóng cửa biên giới suốt mấy tháng trong đợt dịch bùng phát căn bệnh Ebola, dẫn tới thiệt hại lớn đối với ngành du lịch - một nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nước này.
Chưa kể, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến nay vẫn từ chối những lời đề nghị về một cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Điều này có thể có vai trò không nhỏ khiến Triều Tiên “nổi đóa” lần vừa rồi.
Vừa thiếu tiền vừa thiếu lương thực, lại không được Bắc Kinh để ý, hành động gây hấn của Triều Tiên không hề gây bất ngờ.
Nhận thêm viện trợ?
Mặc dù sự chú ý của quốc tế tập trung chủ yếu vào những diễn biến ở khu vực Bàn Môn Điếm, nơi Hàn-Triều đàm phán để giảm căng thẳng, kinh nghiệm cho thấy sắp có những chuyển động mới ở thị trấn Dandong của Trung Quốc nằm ở biên giới giữa nước này với Triều Tiên. Nơi đây là cửa ngõ chính bằng đường sắt và đường bộ nối giữa hai nước.
Sau vụ va chạm trên biển giữa hai miền Triều Tiên vào tháng 11/2009, viện trợ lương thực (chủ yếu là ngô) đã di chuyển từ Trung Quốc sang Triều Tiên qua cây cầu ở Dandong. Các nhà quan sát khi đó đã nhận thấy những chiếc xe tải mới của Trung Quốc bất ngờ hiện diện ở bên kia biên giới, trên đất Triều Tiên.
Có vẻ như điều tương tự sắp xảy ra: bằng cách đấu pháo với Hàn Quốc, Triều Tiên có thể nhận được thêm viện trợ từ Trung Quốc, như những gì từng diễn ra trước đây?
Các nhà báo và giới phân tích thường đặt câu hỏi vì sao Trung Quốc, nước sản xuất ngô lớn thứ nhì thế giới, lại nhập khẩu và tích trữ ngô nhiều tới mức phải xây thêm nhà kho mới. Và không phải ngẫu nhiên mà những kho chứa ngô này được đặt ngay gần biên giới Trung-Triều.
Mặc dù sự chú ý chủ yến dồn vào cách Mỹ và Hàn Quốc xử lý vấn đề Triều Tiên, ít người để ý tới sự thật rằng chính Trung Quốc mới là “nhân vật chính” đảm bảo ổn định, cung cấp lương thực và hơn 90% lượng điện tiêu thụ cho Triều Tiên.
Trong lần khủng hoảng vừa rồi, Trung Quốc có cách phản ứng khác biệt đôi chút so với những lần trước. Trong mấy ngày gần đây, có tin Trung Quốc di chuyển một lượng quân lớn tới thành phố Yanji cách biên giới Triều Tiên khoảng 30 km.
Điều đáng nói hơn việc di chuyển quân này là việc Chính phủ Trung Quốc cho phép báo chí chụp và đăng ảnh về việc điều binh. Động thái này có thể là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã trở nên lo ngại nhiều hơn trước về tình hình bất ổn ở Triều Tiên.
Nhưng xét cho cùng, những gì xảy ra trên bán đảo Triều Tiên những ngày qua chủ yếu liên quan tới vấn đề lương thực và nhiên liệu. Tác giả bài viết dự đoán, sau sự rút lui có tính “giữ thể diện” của hai miền Triều Tiên, Trung Quốc sẽ đem đến cho Triều Tiên những gì mà Bình Nhưỡng thực sự muốn.
Tuy vậy, theo bài viết của nhà bình luận William Johnson do hãng tin Reuters đăng tải, câu chuyện quan trọng hơn của đợt căng thẳng quan hệ liên Triều này có thể nằm ở “hậu trường”, giữa Triều Tiên và đối tác thương mại chính đồng thời là đồng minh duy nhất của nước này - Trung Quốc, thay vì giữa Triều Tiên với Hàn Quốc.
Ẩn số Trung Quốc
Bản chất kín kẽ của cả Triều Tiên và Trung Quốc đồng nghĩa với việc không ai có thể biết chắc điều gì đang xảy ra. Tuy nhiên, với kinh nghiệm làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc trong 3 năm, từng sống ở khu vực biên giới Trung-Triều, và theo dõi nguồn hàng thực phẩm, ngũ cốc và xăng dầu ra vào Trung Quốc, tác giả Johnson đã đưa ra một giả thiết đáng chú ý.
Về mặt lịch sử, mỗi khi Triều Tiên “gây sự” với Hàn Quốc, nước này thường có mục đích là khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hoặc thu hút sự chú ý của Trung Quốc - theo ông Johnson. Tác giả cho rằng khả năng thứ hai có vẻ đúng với lần gia tăng căng thẳng Triều-Hàn vừa rồi.
Nhiều khả năng, các quan chức Trung Quốc và Triều Tiên đã tiến hành các cuộc đàm phán, chủ yếu ở khu vực biên giới giữa hai nước ở tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc, giống như những gì từng diễn ra vào giữa thập niên 2000 khi ông Johnson còn làm việc ở khu vực này. Nội dung chính của cuộc thảo luận có thể là việc Trung Quốc hối thúc kiềm chế giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên, hàng triệu người Triều Tiên có thể chạy qua biên giới để sang Trung Quốc lánh nạn. Bởi vậy, lợi ích tốt nhất của Trung Quốc là đảm bảo hòa bình cho bán đảo Triều Tiên.
Tuy vậy, điều quan trọng hơn cả trong cuộc đàm phán lại có thể liên quan tới những gì mà Triều Tiên muốn - không hẳn là từ Hàn Quốc, mà là từ Trung Quốc.
Triều Tiên phụ thuộc vào nguồn lương thực, vũ khí và nhiên liệu từ Trung Quốc. Và Trung Quốc cũng có khuynh hướng dùng “củ cà rốt” thay vì “cây gậy” để có được sự hợp tác của Triều Tiên.
William Johnson cho rằng, hành động gây hấn mới nhất của Triều Tiên có khả năng xuất phát từ tình trạng thiếu tiền mặt và lương thực ở Triều Tiên, hoặc khả năng thấp hơn là thái độ “lạnh nhạt” của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng. Khi căng thẳng bùng lên ở khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên, thì căng thẳng đó có liên quan nhiều hơn tới quan hệ Trung-Triều hơn là quan hệ Hàn-Triều.
Đợt hạn hán hồi tháng 6 ở Triều Tiên có thể đã gây thiệt hại cho mùa màng ở Triều Tiên ở cấp độ nghiêm trọng hơn ước tính của Liên hiệp quốc. Truyền thông nhà nước Triều Tiên mới đây miêu tả đợt hạn này là tồi tệ nhất trong 100 năm. Ngoài ra, Triều Tiên đã đóng cửa biên giới suốt mấy tháng trong đợt dịch bùng phát căn bệnh Ebola, dẫn tới thiệt hại lớn đối với ngành du lịch - một nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nước này.
Chưa kể, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến nay vẫn từ chối những lời đề nghị về một cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Điều này có thể có vai trò không nhỏ khiến Triều Tiên “nổi đóa” lần vừa rồi.
Vừa thiếu tiền vừa thiếu lương thực, lại không được Bắc Kinh để ý, hành động gây hấn của Triều Tiên không hề gây bất ngờ.
Nhận thêm viện trợ?
Mặc dù sự chú ý của quốc tế tập trung chủ yếu vào những diễn biến ở khu vực Bàn Môn Điếm, nơi Hàn-Triều đàm phán để giảm căng thẳng, kinh nghiệm cho thấy sắp có những chuyển động mới ở thị trấn Dandong của Trung Quốc nằm ở biên giới giữa nước này với Triều Tiên. Nơi đây là cửa ngõ chính bằng đường sắt và đường bộ nối giữa hai nước.
Sau vụ va chạm trên biển giữa hai miền Triều Tiên vào tháng 11/2009, viện trợ lương thực (chủ yếu là ngô) đã di chuyển từ Trung Quốc sang Triều Tiên qua cây cầu ở Dandong. Các nhà quan sát khi đó đã nhận thấy những chiếc xe tải mới của Trung Quốc bất ngờ hiện diện ở bên kia biên giới, trên đất Triều Tiên.
Có vẻ như điều tương tự sắp xảy ra: bằng cách đấu pháo với Hàn Quốc, Triều Tiên có thể nhận được thêm viện trợ từ Trung Quốc, như những gì từng diễn ra trước đây?
Các nhà báo và giới phân tích thường đặt câu hỏi vì sao Trung Quốc, nước sản xuất ngô lớn thứ nhì thế giới, lại nhập khẩu và tích trữ ngô nhiều tới mức phải xây thêm nhà kho mới. Và không phải ngẫu nhiên mà những kho chứa ngô này được đặt ngay gần biên giới Trung-Triều.
Mặc dù sự chú ý chủ yến dồn vào cách Mỹ và Hàn Quốc xử lý vấn đề Triều Tiên, ít người để ý tới sự thật rằng chính Trung Quốc mới là “nhân vật chính” đảm bảo ổn định, cung cấp lương thực và hơn 90% lượng điện tiêu thụ cho Triều Tiên.
Trong lần khủng hoảng vừa rồi, Trung Quốc có cách phản ứng khác biệt đôi chút so với những lần trước. Trong mấy ngày gần đây, có tin Trung Quốc di chuyển một lượng quân lớn tới thành phố Yanji cách biên giới Triều Tiên khoảng 30 km.
Điều đáng nói hơn việc di chuyển quân này là việc Chính phủ Trung Quốc cho phép báo chí chụp và đăng ảnh về việc điều binh. Động thái này có thể là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã trở nên lo ngại nhiều hơn trước về tình hình bất ổn ở Triều Tiên.
Nhưng xét cho cùng, những gì xảy ra trên bán đảo Triều Tiên những ngày qua chủ yếu liên quan tới vấn đề lương thực và nhiên liệu. Tác giả bài viết dự đoán, sau sự rút lui có tính “giữ thể diện” của hai miền Triều Tiên, Trung Quốc sẽ đem đến cho Triều Tiên những gì mà Bình Nhưỡng thực sự muốn.