Triều Tiên dọa dùng hạt nhân “nhấn chìm” Nhật Bản
Tuyên bố này rất có thể sẽ đẩy căng thẳng ở khu vực Bắc Á leo thang trở lại sau mấy ngày tạm lắng
Triều Tiên ngày 14/9 đe dọa sẽ cùng vũ khí hạt nhân để “nhấn chìm” Nhật Bản - một tuyên bố rất có thể sẽ đẩy căng thẳng ở khu vực Bắc Á leo thang trở lại sau mấy ngày tạm lắng.
“Bốn hòn đảo của quần đảo [Nhật Bản] nên bị nhấn chìm xuống biển bởi bom hạt nhân của Juche”, hãng tin Bloomberg dẫn một bản tin của hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đăng sáng thứ Năm. Juche là tư tưởng tự cường của Triều Tiên.
“Nhật Bản không còn cần thiết phải tồn tại gần chúng ta nữa”, một phát ngôn viên của Ủy ban Hòa bình châu Á-Thái Bình Dương Triều Tiên nói trong bản tin trên.
Phát biểu trước giới truyền thông tại Tokyo, chánh thư ký nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, nói rằng lời đe dọa mới nhất này của Triều Tiên là một sự gây hấn tồi tệ.
Hồi cuối tháng 8, Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo bay qua khu vực phía Bắc của Nhật Bản. KCNA gọi động thái này là một phần của sự “phô trương lực lượng” nhằm phản đối cuộc tập trận quân sự chung thường niên giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un còn nói vụ phóng thử tên lửa đó là “sự mở đầu ý nghĩa” cho việc kiềm chế Guam - hòn đảo là lãnh thổ của Mỹ ở phía Tây Thái Bình Dương, nơi Mỹ đặt căn cứ quân sự. Trước đó, Triều Tiên đã dọa sẽ phóng tên lửa bay qua Nhật Bản về phía Guam.
“Cần phải giáng một cú đấm mạnh vào những kẻ còn chưa biết thế nào là phải trái sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của chúng ta qua quần đảo Nhật Bản”, vị phát ngôn viên của Triều Tiên nói.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gọi vụ Triều Tiên phóng tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật là “sự đe dọa chưa từng có tiền lệ, nguy hiểm, và nghiêm trọng”. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn nhấn mạnh để ngỏ mọi khả năng trong việc ứng phó với Triều Tiên, bao gồm khả năng tấn công quân sự.
Có vị trí địa lý gần Triều Tiên và lại là một đồng minh thân cận của Mỹ, Nhật Bản đứng trước khả năng hứng chịu một cuộc tấn công từ Triều Tiên. Nguy cơ xảy ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên là một vấn đề khiến Tokyo lo ngại trong thời gian gần đây.
Bởi vậy, Chính phủ Nhật Bản gần đây đã lên kế hoạch cho một cuộc sơ tán lớn nhằm đưa 60.000 công dân nước này đang sinh sống hoặc du lịch ở Hàn Quốc về nước trong trường hợp có chiến tranh ở Triều Tiên. Ngoài ra, nhiều thị trấn ở Nhật đã tổ chức các cuộc diễn tập phòng chống tên lửa Triều Tiên.
Hôm thứ Hai tuần này, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên nhằm siết chặt nguồn ngoại tệ mà Bình Nhưỡng dùng để phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa. Tuy nhiên, đợt trừng phạt này chỉ hạn chế cung cấp xăng, dầu cho Triều Tiên, thay vì cấm vận dầu lửa hoàn toàn như cân nhắc trước đó của Mỹ.
“Bốn hòn đảo của quần đảo [Nhật Bản] nên bị nhấn chìm xuống biển bởi bom hạt nhân của Juche”, hãng tin Bloomberg dẫn một bản tin của hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đăng sáng thứ Năm. Juche là tư tưởng tự cường của Triều Tiên.
“Nhật Bản không còn cần thiết phải tồn tại gần chúng ta nữa”, một phát ngôn viên của Ủy ban Hòa bình châu Á-Thái Bình Dương Triều Tiên nói trong bản tin trên.
Phát biểu trước giới truyền thông tại Tokyo, chánh thư ký nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, nói rằng lời đe dọa mới nhất này của Triều Tiên là một sự gây hấn tồi tệ.
Hồi cuối tháng 8, Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo bay qua khu vực phía Bắc của Nhật Bản. KCNA gọi động thái này là một phần của sự “phô trương lực lượng” nhằm phản đối cuộc tập trận quân sự chung thường niên giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un còn nói vụ phóng thử tên lửa đó là “sự mở đầu ý nghĩa” cho việc kiềm chế Guam - hòn đảo là lãnh thổ của Mỹ ở phía Tây Thái Bình Dương, nơi Mỹ đặt căn cứ quân sự. Trước đó, Triều Tiên đã dọa sẽ phóng tên lửa bay qua Nhật Bản về phía Guam.
“Cần phải giáng một cú đấm mạnh vào những kẻ còn chưa biết thế nào là phải trái sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của chúng ta qua quần đảo Nhật Bản”, vị phát ngôn viên của Triều Tiên nói.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gọi vụ Triều Tiên phóng tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật là “sự đe dọa chưa từng có tiền lệ, nguy hiểm, và nghiêm trọng”. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn nhấn mạnh để ngỏ mọi khả năng trong việc ứng phó với Triều Tiên, bao gồm khả năng tấn công quân sự.
Có vị trí địa lý gần Triều Tiên và lại là một đồng minh thân cận của Mỹ, Nhật Bản đứng trước khả năng hứng chịu một cuộc tấn công từ Triều Tiên. Nguy cơ xảy ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên là một vấn đề khiến Tokyo lo ngại trong thời gian gần đây.
Bởi vậy, Chính phủ Nhật Bản gần đây đã lên kế hoạch cho một cuộc sơ tán lớn nhằm đưa 60.000 công dân nước này đang sinh sống hoặc du lịch ở Hàn Quốc về nước trong trường hợp có chiến tranh ở Triều Tiên. Ngoài ra, nhiều thị trấn ở Nhật đã tổ chức các cuộc diễn tập phòng chống tên lửa Triều Tiên.
Hôm thứ Hai tuần này, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên nhằm siết chặt nguồn ngoại tệ mà Bình Nhưỡng dùng để phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa. Tuy nhiên, đợt trừng phạt này chỉ hạn chế cung cấp xăng, dầu cho Triều Tiên, thay vì cấm vận dầu lửa hoàn toàn như cân nhắc trước đó của Mỹ.