Triều Tiên dội “gáo nước lạnh” vào đề nghị đàm phán của Hàn Quốc
Cuộc đàm phán quân sự nhằm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên dự kiến vào ngày thứ Sáu (21/7)
Cuộc đàm phán quân sự nhằm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên dự kiến vào ngày thứ Sáu (21/7) đã không thể diễn ra, do Bình Nhưỡng phớt lờ đề nghị đàm phán mà Seoul. Đây được xem là một “gáo nước lạnh” dội vào hy vọng của chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in về đối thoại với Triều Tiên.
Theo tin từ Reuters, đáp lại lời đề nghị đàm phán mà Hàn Quốc đưa ra vào hôm thứ Hai chỉ là sự im lặng bên phía Triều Tiên. Hôm 17/7, Seoul đã kêu gọi Bình Nhưỡng cùng ngồi vào bàn đàm phán vào ngày 21/7 để thảo luận các biện pháp nhằm giảm hoạt động thù địch ở biên giới giữa hai miền.
Trước đây, Hàn Quốc thường sử dùng dàn loa phát thanh cỡ đại ở khu vực biên giới giữa hai nước để phát các chương trình chỉ trích Bình Nhưỡng, trong khi Triều Tiên cho rằng các cuộc tập trận thường niên Mỹ-Hàn là một hành động chuẩn bị cho chiến tranh xâm lược Triều Tiên.
Khi nhậm chức vào tháng 5 năm nay, Tổng thống Moon Jae-in cam kết sẽ đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán và sẽ gia tăng sức ép để buộc Bình Nhưỡng phải “hãm phanh” chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa.
Lời đề nghị đàm phán được Hàn Quốc đưa ra với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố lần đầu tiên thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào đầu tháng này và nói đã thành thạo công nghệ gắn đầu đạn hạt nhân lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Đây là động thái xích lại gần đầu tiên của Hàn Quốc với Triều Tiên kể từ khi đường dây liên lạc giữa hai miền bán đảo bị cắt đứt vào đầu năm ngoái dưới thời Tổng thống Park Geun-hye. Chính quyền Park đã áp lệnh trừng phạt đơn phương đối với Triều Tiên sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa liên tiếp của Bình Nhưỡng.
Triều Tiên đã thực hiện vụ thử hạt nhân thứ tư và thứ năm, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến tên lửa kể từ đầu năm 2016, sau khi nhà lãnh đạo nước này Kim Jong Un hứa sẽ cải thiện quan hệ với Hàn Quốc trong bài phát biểu nhân dịp năm mới.
Gần đây, Bình Nhưỡng nói sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào với Seoul trừ phi Hàn Quốc trả lại 12 người phụ nữ là nhân viên phục vụ trong một nhà hàng Triều Tiên ở Trung Quốc trốn sang Hàn Quốc vào năm ngoái. Triều Tiên nói rằng Hàn Quốc đã bắt cóc 12 người phụ nữ này và người quản lý nhà hàng, trong khi Hàn Quốc nói nhóm người này tự quyết định đào tẩu.
Tổ chức Chữ thập đỏ Hàn Quốc ngày 17/7 cũng đã đề nghị Triều Tiên đàm phán về việc đoàn tụ các gia đình ly tán bởi chiến tranh Triều Tiên. Tổ chức này đề nghị đàm phán vào ngày 1/8, và nếu đàm phán thành công, các cuộc đoàn tụ có thể diễn ra vào dịp lễ Chuseok vào tháng 10 năm nay. Tuy nhiên, lời đề nghị này cũng không được phía Triều Tiên đáp lại.
Theo tin từ Reuters, đáp lại lời đề nghị đàm phán mà Hàn Quốc đưa ra vào hôm thứ Hai chỉ là sự im lặng bên phía Triều Tiên. Hôm 17/7, Seoul đã kêu gọi Bình Nhưỡng cùng ngồi vào bàn đàm phán vào ngày 21/7 để thảo luận các biện pháp nhằm giảm hoạt động thù địch ở biên giới giữa hai miền.
Trước đây, Hàn Quốc thường sử dùng dàn loa phát thanh cỡ đại ở khu vực biên giới giữa hai nước để phát các chương trình chỉ trích Bình Nhưỡng, trong khi Triều Tiên cho rằng các cuộc tập trận thường niên Mỹ-Hàn là một hành động chuẩn bị cho chiến tranh xâm lược Triều Tiên.
Khi nhậm chức vào tháng 5 năm nay, Tổng thống Moon Jae-in cam kết sẽ đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán và sẽ gia tăng sức ép để buộc Bình Nhưỡng phải “hãm phanh” chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa.
Lời đề nghị đàm phán được Hàn Quốc đưa ra với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố lần đầu tiên thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào đầu tháng này và nói đã thành thạo công nghệ gắn đầu đạn hạt nhân lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Đây là động thái xích lại gần đầu tiên của Hàn Quốc với Triều Tiên kể từ khi đường dây liên lạc giữa hai miền bán đảo bị cắt đứt vào đầu năm ngoái dưới thời Tổng thống Park Geun-hye. Chính quyền Park đã áp lệnh trừng phạt đơn phương đối với Triều Tiên sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa liên tiếp của Bình Nhưỡng.
Triều Tiên đã thực hiện vụ thử hạt nhân thứ tư và thứ năm, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến tên lửa kể từ đầu năm 2016, sau khi nhà lãnh đạo nước này Kim Jong Un hứa sẽ cải thiện quan hệ với Hàn Quốc trong bài phát biểu nhân dịp năm mới.
Gần đây, Bình Nhưỡng nói sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào với Seoul trừ phi Hàn Quốc trả lại 12 người phụ nữ là nhân viên phục vụ trong một nhà hàng Triều Tiên ở Trung Quốc trốn sang Hàn Quốc vào năm ngoái. Triều Tiên nói rằng Hàn Quốc đã bắt cóc 12 người phụ nữ này và người quản lý nhà hàng, trong khi Hàn Quốc nói nhóm người này tự quyết định đào tẩu.
Tổ chức Chữ thập đỏ Hàn Quốc ngày 17/7 cũng đã đề nghị Triều Tiên đàm phán về việc đoàn tụ các gia đình ly tán bởi chiến tranh Triều Tiên. Tổ chức này đề nghị đàm phán vào ngày 1/8, và nếu đàm phán thành công, các cuộc đoàn tụ có thể diễn ra vào dịp lễ Chuseok vào tháng 10 năm nay. Tuy nhiên, lời đề nghị này cũng không được phía Triều Tiên đáp lại.