Triều Tiên “không đổi hạt nhân lấy hàng tỷ USD”
Những lời đe dọa của Triều Tiên cho tới nay chưa có ảnh hưởng đáng kể nào tới thị trường chứng khoán Hàn Quốc
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố “sẽ không bao giờ chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân, cho dù được đổi hàng tỷ USD”. Phát biểu này được đưa ra tại một cuộc họp của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên diễn ra ngày hôm qua (31/3), trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng.
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) cho biết, ông Kim Jong Un khẳng định phát triển vụ khí hạt nhân là một trong những ưu tiên hàng đầu của Triều Tiên. Cuối tuần vừa rồi, Bình Nhưỡng tuyên bố “tình trạng chiến tranh” với Seoul, đồng thời liên tục lặp lại những lời đe dọa sẽ tấn công nước Mỹ.
Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên đã gia tăng kể từ khi Bình Nhưỡng kích nổ một thiết bị hạt nhân vào tháng 9, lên tiếng chỉ trích các lệnh trừng phạt thắt chặt của Liên hiệp quốc, và đe dọa tấn công phủ đầu bằng hạt nhân nhằm đáp trả lại các cuộc tập trận quân sự của Mỹ và Hàn Quốc.
Hôm qua, Washington tuyên bố không xem nhẹ sự đe dọa của Triều Tiên, nhưng cho rằng, Bình Nhưỡng “có lịch sử lâu dài về những phát ngôn gây hấn” và lần này cũng không có gì mới. Cùng ngày, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã cử các máy bay chiến đấu F-22 Raptor tới Hàn Quốc để tăng cường cam kết bảo vệ đồng minh.
Về phần mình, hôm 30/3, Triều Tiên tuyên bố có thể sẽ đóng cửa khu công nghiệp hợp tác hai miền Gaeseong để đáp trả những chuyến bay gần đây tới bán đảo Triều Tiên của máy bay ném bom tàng hình của Mỹ. Tuy nhiên, hôm nay, phía Hàn Quốc cho biết, hàng trăm công nhân nước này vẫn đi qua khu vực biên giới giữa hai miền để vào khu Gaeseong.
Khu công nghiệp này được xem là ví dụ cuối cùng còn lại về sự hợp tác liên Triều. Hiện có hơn 120 công ty Hàn Quốc sử dụng khoảng 53.000 lao động Triều Tiên trong khu này. Kể từ khi Gaeseong đi vào hoạt động năm 2005 cho đến này 31/1 năm nay, đã có một lượng hàng hóa hơn 2 tỷ USD được sản xuất tại đây.
Theo GS. Yang Moo Jin thuộc Đại học Nghiên cứu Triều Tiên tại Seoul, khoảng 200.000 người Triều Tiên, bao gồm các công nhân và gia đình họ, phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ Geaseong. Khu công nghiệp này tạo ra cho Triều Tiên khoản lợi nhuận 100 triệu USD mỗi năm, và đem về cho Hàn Quốc số lợi nhuận lớn gấp 4 lần con số này.
“Có vẻ như Triều Tiên không còn quân bài nào để gây áp lực cho Hàn Quốc vào thời điểm này, và Gaeseong dường như là quân bài cuối cùng”, GS. Yang nhận xét.
KCNA cho biết, hôm qua, Bộ Chính trị Triều Tiên đã nhất trí xây dựng một lò phản ứng nước nhẹ để giải tỏa tình trạng thiếu điện, đồng thời kêu gọi thúc đẩy các hoạt động đầu tư quốc tế và ngoại thương. Nền kinh tế Triều Tiên có quy mô bằng khoảng 1/40 nền kinh tế Hàn Quốc.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã đưa ra lời hứa sẽ hỗ trợ kinh tế cho Triều Tiên nếu ông Kim Jong Un từ bỏ chương trình hạt nhân. Tuần trước, bà Park đã phê chuẩn việc gửi lô thuốc chống lao trị giá 680 triệu Won, tương đương 611.000 USD, cho Triều Tiên. Đây là lô hàng viện trợ đầu tiên mà Hàn Quốc dành cho Triều Tiên kể từ khi bà Park nhậm chức vào tháng 2.
Ngày 30/3, Triều Tiên đã tuyên bố “tình trạng chiến tranh” với Hàn Quốc, chỉ vài ngày sau khi cắt đường dây liên lạc với Seoul và đặt lực lượng tên lửa vào trạng thái sẵn sàng tấn công đại lục Mỹ. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, Triều Tiên phải mất nhiều năm nữa mới phát triển được tên lửa có khả năng bắn tới đại lục Mỹ.
“Chúng tôi không xem nhẹ những lời đe dọa của Triều Tiên và vẫn đang giữ liên lạc chặt chẽ với Hàn Quốc. Nhưng chúng tôi cũng lưu ý rằng, Triều Tiên có lịch sử lâu dài về những phát ngôn gây hấn”, phát ngôn viên Nhà Trắng Caitlin Hayden nói hôm 30/3.
Về phần mình, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye hôm nay tái khẳng định quan điểm sẽ đáp trả kiên quyết bất kỳ động thái tấn công nào của Triều Tiên. “Nếu xảy ra bất kỳ động thái tấn công nào nhằm vào nhân dân và đất nước chúng ta, chúng ta sẽ phải đáp trả mạnh mẽ ngay từ đầu, mà không cần phải có một cân nhắc chính trị nào”, bà Park nói trước các quan chức quân sự tại Seoul.
Lần gần đây nhất căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên lên cao tới mức này là vào năm 2010, khi một tàu chiến quân sự của Hàn Quốc bị đắm khiến 46 thủy thủ thiệt mạng.
Giáo sư nghiên cứu về các vấn đề Triều Tiên Kenneth Quinones thuộc Đại học Quốc tế Akita tại Nhật Bản xem tình hình hiện nay như “cơn điên tháng 3” trên bán đảo Triều Tiên. “Cứ đến tháng 3 hàng năm khi Mỹ và Hàn Quốc tập trận, Triều Tiên lại lên tư thế sẵn sàng chiến đấu và đưa ra những lời đe dọa. Sự khác biệt duy nhất trong năm nay là những lời đe dọa được tăng cường, và tình hình thực sự đáng quan tâm và theo dõi chặt chẽ”, ông Quinones nói.
Tuy nhiên, những lời đe dọa của Triều Tiên cho tới nay chưa có ảnh hưởng đáng kể nào tới thị trường chứng khoán Hàn Quốc. Chỉ số Kospi phiên sáng nay chỉ giảm 0,4% sau khi tăng 2,9% trong tuần trước, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất trong 6 tháng.
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) cho biết, ông Kim Jong Un khẳng định phát triển vụ khí hạt nhân là một trong những ưu tiên hàng đầu của Triều Tiên. Cuối tuần vừa rồi, Bình Nhưỡng tuyên bố “tình trạng chiến tranh” với Seoul, đồng thời liên tục lặp lại những lời đe dọa sẽ tấn công nước Mỹ.
Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên đã gia tăng kể từ khi Bình Nhưỡng kích nổ một thiết bị hạt nhân vào tháng 9, lên tiếng chỉ trích các lệnh trừng phạt thắt chặt của Liên hiệp quốc, và đe dọa tấn công phủ đầu bằng hạt nhân nhằm đáp trả lại các cuộc tập trận quân sự của Mỹ và Hàn Quốc.
Hôm qua, Washington tuyên bố không xem nhẹ sự đe dọa của Triều Tiên, nhưng cho rằng, Bình Nhưỡng “có lịch sử lâu dài về những phát ngôn gây hấn” và lần này cũng không có gì mới. Cùng ngày, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã cử các máy bay chiến đấu F-22 Raptor tới Hàn Quốc để tăng cường cam kết bảo vệ đồng minh.
Về phần mình, hôm 30/3, Triều Tiên tuyên bố có thể sẽ đóng cửa khu công nghiệp hợp tác hai miền Gaeseong để đáp trả những chuyến bay gần đây tới bán đảo Triều Tiên của máy bay ném bom tàng hình của Mỹ. Tuy nhiên, hôm nay, phía Hàn Quốc cho biết, hàng trăm công nhân nước này vẫn đi qua khu vực biên giới giữa hai miền để vào khu Gaeseong.
Khu công nghiệp này được xem là ví dụ cuối cùng còn lại về sự hợp tác liên Triều. Hiện có hơn 120 công ty Hàn Quốc sử dụng khoảng 53.000 lao động Triều Tiên trong khu này. Kể từ khi Gaeseong đi vào hoạt động năm 2005 cho đến này 31/1 năm nay, đã có một lượng hàng hóa hơn 2 tỷ USD được sản xuất tại đây.
Theo GS. Yang Moo Jin thuộc Đại học Nghiên cứu Triều Tiên tại Seoul, khoảng 200.000 người Triều Tiên, bao gồm các công nhân và gia đình họ, phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ Geaseong. Khu công nghiệp này tạo ra cho Triều Tiên khoản lợi nhuận 100 triệu USD mỗi năm, và đem về cho Hàn Quốc số lợi nhuận lớn gấp 4 lần con số này.
“Có vẻ như Triều Tiên không còn quân bài nào để gây áp lực cho Hàn Quốc vào thời điểm này, và Gaeseong dường như là quân bài cuối cùng”, GS. Yang nhận xét.
KCNA cho biết, hôm qua, Bộ Chính trị Triều Tiên đã nhất trí xây dựng một lò phản ứng nước nhẹ để giải tỏa tình trạng thiếu điện, đồng thời kêu gọi thúc đẩy các hoạt động đầu tư quốc tế và ngoại thương. Nền kinh tế Triều Tiên có quy mô bằng khoảng 1/40 nền kinh tế Hàn Quốc.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã đưa ra lời hứa sẽ hỗ trợ kinh tế cho Triều Tiên nếu ông Kim Jong Un từ bỏ chương trình hạt nhân. Tuần trước, bà Park đã phê chuẩn việc gửi lô thuốc chống lao trị giá 680 triệu Won, tương đương 611.000 USD, cho Triều Tiên. Đây là lô hàng viện trợ đầu tiên mà Hàn Quốc dành cho Triều Tiên kể từ khi bà Park nhậm chức vào tháng 2.
Ngày 30/3, Triều Tiên đã tuyên bố “tình trạng chiến tranh” với Hàn Quốc, chỉ vài ngày sau khi cắt đường dây liên lạc với Seoul và đặt lực lượng tên lửa vào trạng thái sẵn sàng tấn công đại lục Mỹ. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, Triều Tiên phải mất nhiều năm nữa mới phát triển được tên lửa có khả năng bắn tới đại lục Mỹ.
“Chúng tôi không xem nhẹ những lời đe dọa của Triều Tiên và vẫn đang giữ liên lạc chặt chẽ với Hàn Quốc. Nhưng chúng tôi cũng lưu ý rằng, Triều Tiên có lịch sử lâu dài về những phát ngôn gây hấn”, phát ngôn viên Nhà Trắng Caitlin Hayden nói hôm 30/3.
Về phần mình, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye hôm nay tái khẳng định quan điểm sẽ đáp trả kiên quyết bất kỳ động thái tấn công nào của Triều Tiên. “Nếu xảy ra bất kỳ động thái tấn công nào nhằm vào nhân dân và đất nước chúng ta, chúng ta sẽ phải đáp trả mạnh mẽ ngay từ đầu, mà không cần phải có một cân nhắc chính trị nào”, bà Park nói trước các quan chức quân sự tại Seoul.
Lần gần đây nhất căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên lên cao tới mức này là vào năm 2010, khi một tàu chiến quân sự của Hàn Quốc bị đắm khiến 46 thủy thủ thiệt mạng.
Giáo sư nghiên cứu về các vấn đề Triều Tiên Kenneth Quinones thuộc Đại học Quốc tế Akita tại Nhật Bản xem tình hình hiện nay như “cơn điên tháng 3” trên bán đảo Triều Tiên. “Cứ đến tháng 3 hàng năm khi Mỹ và Hàn Quốc tập trận, Triều Tiên lại lên tư thế sẵn sàng chiến đấu và đưa ra những lời đe dọa. Sự khác biệt duy nhất trong năm nay là những lời đe dọa được tăng cường, và tình hình thực sự đáng quan tâm và theo dõi chặt chẽ”, ông Quinones nói.
Tuy nhiên, những lời đe dọa của Triều Tiên cho tới nay chưa có ảnh hưởng đáng kể nào tới thị trường chứng khoán Hàn Quốc. Chỉ số Kospi phiên sáng nay chỉ giảm 0,4% sau khi tăng 2,9% trong tuần trước, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất trong 6 tháng.