18:50 08/05/2023

Trợ cấp thất nghiệp và cắt giảm lao động

Nhật Dương

Khi các doanh nghiệp do ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh thường phải cắt giảm lao động hoặc chọn nhân lực phù hợp để đào tạo lại… Trường hợp những lao động bị cắt giảm sẽ vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc được đào tạo lại...

Lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh - N.Dương.
Lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh - N.Dương.

Không những vậy, doanh nghiệp còn phải thanh toán đầy đủ các khoản lợi ích hợp pháp cho họ trong đó có nghĩa vụ trả Trợ cấp mất việc làm. “Thời gian làm việc để tính hưởng Trợ cấp” bằng “Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho công ty cổ phần”  trừ đi “Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và Thời gian làm việc đã được công ty chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đây (nếu có)”.

Tuy nhiên, chúng ta đã chứng kiến tình trạng nhiều lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm do dịch bệnh, do khủng hoảng kinh tế,  khiến đời sống của họ gặp khó khăn dù được hưởng trợ cấp thất nghiệp và cả trợ cấp mất việc làm.

KHI BỊ CẮT GIẢM LAO ĐỘNG THEO ĐÚNG QUY ĐỊNH

Mặc dù thủ tục cắt giảm nhân sự được pháp luật quy định chặt chẽ nhưng trong những năm qua việc cắt giảm nhân sự thường là do ảnh hưởng của các điều kiện thiên tai, dịch bệnh, các lý do kinh tế, doanh nghiệp có sự thay đổi công nghệ.

Dù bị cắt giảm lao động, nhưng đối với chế độ bảo hiểm thất nghiệp, nếu người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm, và văn bản hướng dẫn quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này. Người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Ngoài, ra các trường hợp sau người lao động cũng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;  Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết. Có thể thấy người lao động đóng liên tục đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ luôn duy trì được các chế độ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Chế độ bảo hiểm thất nghiệp chính là là tất cả các quy phạm pháp luật quy định việc đóng góp và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, chi trả một khoản trợ cấp thất nghiệp để bù đắp thu nhập cho người lao động nghỉ việc, bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp, giải pháp hỗ trợ tìm kiếm việc làm người thất nghiệp trở lại làm việc.

Bên cạnh việc tuân thủ những nguyên tắc chung của pháp luật an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cũng có những nguyên tắc đặc thù riêng, quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải được hình thành theo nguyên tắc ba bên cùng có trách nhiệm.

Trước hết, bảo hiểm thất nghiệp kết hợp chế độ trợ cấp tạm thời với chế độ giải quyết việc làm cho người thất nghiệp. Điều này thể hiện tính xã hội vô cùng sâu sắc phù hợp với đường lối phát triển kinh tế đi liền với hài hòa chính sách về việc làm cho người lao động.

MỨC HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP PHỤ THUỘC VÀO LƯƠNG TỐI THIỂU

Chúng ta đều biết, bảo hiểm thất nghiệp vừa phải bù đắp thu nhập, vừa tạo động lực tích cực cho người thất nghiệp chủ động tìm cơ hội trở lại làm việc. Việc hưởng trợ cấp thất nghiệp  đã được quy định rất rõ ràng. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60 mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ Luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương, do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì họ phải trực tiếp nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Với quy định như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp cũng như mức đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ phụ thuộc vào lương tối thiểu cơ sở ( đối với khu vực Nhà nước) và lương tối thiểu do Nhà nước quy định.