Trò chuyện với người Việt thiết kế web cho New York Times
Năm 2006, một người Mỹ gốc Việt có tên Khôi Vinh bắt đầu đảm nhiệm vị trí Giám đốc thiết kế của tờ New York Times trực tuyến
Năm 2006, một người Mỹ gốc Việt có tên Khôi Vinh bắt đầu đảm nhiệm vị trí Giám đốc thiết kế của tờ New York Times trực tuyến.
Sinh ra tại Việt Nam năm 1971, Vinh cùng gia đình nhập cư vào Mỹ năm 1973. Đến năm 1989, anh được tuyển vào trường thiết kế Otis College of Art and Design tại Califonia. Tại đây, niềm đam mê vẽ tranh minh họa của anh được chuyển sang lĩnh vực thiết kế đồ họa. Sau khi tốt nghiệp, anh lại chuyển sự chú ý của mình sang lĩnh vực truyền thông và chuyển tới New York để theo đuổi lĩnh vực thiết kế web.
Năm 2001, anh trở thành người đồng sáng lập công ty thiết kế web có tên Behavior. Công ty này đã hoạt động rất thành công và từng thiết kế web cho nhiều khách hàng lớn, từ tập đoàn tài chính JPMorgan Chase tới một tờ báo trào phúng có tiếng ở Mỹ là The Onion.
Trong những năm gần đây, Vinh là người ủng hộ mạnh mẽ việc phối hợp giữa thiết kế truyền thống và thiết kế trên Internet. Anh đã nổi lên như một người có tiếng nói quan trọng mang tính quyết định đối với sự phát triển những quy tắc mới trong việc thiết kế các trang web thông tin.
Dưới đây là cuộc trò chuyện của tờ Business Week với Khôi Vinh về những thách thức trong việc kết hợp giữa các quy tắc thiết kế truyền thống và thiết kế Internet.
Điểm mới của cách thiết kế web mà anh đang theo đuổi là gì?
Đó là thiết kế hướng ngoại thay vì hướng nội. Chúng ta đang tiến vào một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực thiết kế, trong đó các thương hiệu và những trải nghiệm mà chúng ta tạo ra không còn nằm trong sự kiểm soát và nắm giữ chặt chẽ nữa, mà là một cuộc đối thoại với người sử dụng.
Có nghĩa là người sử dụng là một đối tượng tích cực tham gia vào quá trình thiết kế?
Về mặt lịch sử, thiết kế đồ họa là một bộ môn kiểm soát và tạo ra những trải nghiệm được quản lý và sắp xếp chặt chẽ, sau đó đưa đến cho người sử dụng. Lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số đã đạo ngược phương trình này và hiện nay, đúng là người sử dụng đã trở thành một đối tượng tham gia tích cực vào quá trình thiết kế. Trên thực tế, quy trình thiết kế hiện đã là một cuộc đối thoại giữa nhà thiết kế và người sử dụng.
Hãy nhìn vào sự tiến hóa theo thời gian của các giao diện web nhằm đáp ứng mỗi ngày một tốt hơn nhu cầu của người dùng. Những giao diện đã cũ kỹ tiếp cận người sử dụng mới thông qua các biện pháp truyền thống mang tính khuôn khổ. Các thiết kế và nhà thiết kế hiện nay phải hòa vào người sử dụng để tạo ra những kết nối có ý nghĩa.
Vậy các nhà thiết kế phải làm thế nào để đạt được điều này mà không rơi vào cái bẫy đồng thuận?
Có một sự khác biệt thực sự giữa đồng thuận đa số và việc tham gia vào một cuộc đối thoại với một vài người sử dụng cụ thể về giải pháp mà các nhà thiết kế có thể đem lại cho họ. Đây không phải là một cuộc bỏ phiếu, mà là lắng nghe xem người sử dụng đang phản ứng thế nào đối với một thiết kế và xác định những hành động ngoài dự kiến của người sử dụng đối với thiết kế đó.
Chiến lược này có thể được áp dụng để tìm hiểu không chỉ quan điểm của người sử dụng đối với giao diện của các sản phẩm kỹ thuật số, mà còn sự phát triển của các thương hiệu, mối quan hệ của các công ty với khách hàng.
Ban đầu anh là một người vẽ minh họa, sau đó chuyển sang thiết kế đồ họa và cuối cùng là thiết kế web. Theo anh, tương lai cho những nhà thiết kế mới sẽ thế nào?
Trong tương lai trước mắt, các nhà thiết kế sẽ tiếp tục phát triển trong một môi trường nhiều biến động. Do đó, việc các kỹ năng minh họa và thiết kế trên các ấn phẩm in được áp dụng vào thiết kế Internet tới mức độ nào còn chưa thể xác định.
Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ phải tiếp tục thử nghiệm, dò dẫm, học tập và tích lũy những quy tắc mới về việc các nhà thiết kế và người sử dụng sẽ tham gia cùng nhau vào quy trình thiết kế ra sao.
Sẽ phải mất cả thập kỷ để chúng ta có được một cái nhìn mang tính tiêu chuẩn, không phải về vai trò của nhà thiết kế, mà là điều gì sẽ đem lại một thiết kế tốt.
Anh có thể phác họa chân dung của một nhà thiết kế mới?
Một nhà thiết kế mới có khả năng thích nghi với nhiều loại hình truyền thông. Anh ta có thể tạo ra những thiết kế thực sự phù hợp với internet, các thiết bị di động, các loại hình ấn phẩm in… Anh ta cũng có thể thực hiện mọi việc, từ ý tưởng, tới thực hiện, tới vấn đề kinh doanh… Anh ta có thể tự mình làm mọi việc, nhưng cũng có thể hợp tác với người khác nếu cần và điều khiển nhóm của mình để đạt được mục đích cuối cùng.
Theo anh lĩnh vực web đã có đóng góp như thế nào đối với lĩnh vực thiết kế nói chung và ngược lại? Và thế nào là một thiết kế thực sự tốt?
Có thể thấy, trong thập kỷ vừa qua, web đã có ảnh hưởng đáng kể đến lĩnh vực thiết kế nói chung. Ngày càng có nhiều những thiết kế có bố cục được chia thành các mảng riêng biệt và các thiết kế làm mẫu.
Ngược lại, rõ ràng là thiết kế có ảnh hưởng rất quan trọng đối với các trang web. Một ví dụ là Facebook với cách thiết kế thân thiện hơn đã thu hút nhiều người sử dụng của MySpace.
Facebook không phải là một thiết kế tốt nếu được đánh giá bằng những tiêu chuẩn của lĩnh vực thiết kế các ấn phẩm in. Nhưng đây lại là một trang web thiết kế tốt vì nó tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng, khuyến khích họ sử dụng thường xuyên.
Anh có nói tới sự xung đột giữa thiết kế truyền thống với cách thiết kế mới và các các nhà thiết kế mới. Sự xung đột này là gì?
Thứ nhất, đó là cuộc xung đột giữa thiết kế truyền thống và mô hình kỹ thuật số mới mẻ. Những sự thật hiển nhiên trước đây giờ đang bị đem ra tranh cãi, bị bỏ qua hoặc không còn phù hợp. Chẳng hạn, theo cách nghĩ trước đây, một thiết kế tốt hoàn toàn phải do nhà thiết kế kiểm soát và người sử dụng không có tiếng nói trong việc tạo ra thiết kế đó. Và quy tắc này hiện đang gây tranh cãi hoặc thậm chí đã bị phá vỡ.
Tiếp đó là cuộc xung đột giữa các nhà thiết kế kiểu cũ và các nhà thiết kế kiểu mới. Ai trong số họ cũng cho là mình nổi bật và đặc biệt, và đây mới là vấn đề.
Kết quả của cuộc tranh cãi này sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta muốn hay không loại hình truyền thông mới này phát triển này cùng với những giá trị của lĩnh vực thiết kế truyền thống. Nếu câu trả lời là có, tôi nghĩ là chúng ta nên gác lại mẫu thuẫn này.
Sinh ra tại Việt Nam năm 1971, Vinh cùng gia đình nhập cư vào Mỹ năm 1973. Đến năm 1989, anh được tuyển vào trường thiết kế Otis College of Art and Design tại Califonia. Tại đây, niềm đam mê vẽ tranh minh họa của anh được chuyển sang lĩnh vực thiết kế đồ họa. Sau khi tốt nghiệp, anh lại chuyển sự chú ý của mình sang lĩnh vực truyền thông và chuyển tới New York để theo đuổi lĩnh vực thiết kế web.
Năm 2001, anh trở thành người đồng sáng lập công ty thiết kế web có tên Behavior. Công ty này đã hoạt động rất thành công và từng thiết kế web cho nhiều khách hàng lớn, từ tập đoàn tài chính JPMorgan Chase tới một tờ báo trào phúng có tiếng ở Mỹ là The Onion.
Trong những năm gần đây, Vinh là người ủng hộ mạnh mẽ việc phối hợp giữa thiết kế truyền thống và thiết kế trên Internet. Anh đã nổi lên như một người có tiếng nói quan trọng mang tính quyết định đối với sự phát triển những quy tắc mới trong việc thiết kế các trang web thông tin.
Dưới đây là cuộc trò chuyện của tờ Business Week với Khôi Vinh về những thách thức trong việc kết hợp giữa các quy tắc thiết kế truyền thống và thiết kế Internet.
Điểm mới của cách thiết kế web mà anh đang theo đuổi là gì?
Đó là thiết kế hướng ngoại thay vì hướng nội. Chúng ta đang tiến vào một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực thiết kế, trong đó các thương hiệu và những trải nghiệm mà chúng ta tạo ra không còn nằm trong sự kiểm soát và nắm giữ chặt chẽ nữa, mà là một cuộc đối thoại với người sử dụng.
Có nghĩa là người sử dụng là một đối tượng tích cực tham gia vào quá trình thiết kế?
Về mặt lịch sử, thiết kế đồ họa là một bộ môn kiểm soát và tạo ra những trải nghiệm được quản lý và sắp xếp chặt chẽ, sau đó đưa đến cho người sử dụng. Lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số đã đạo ngược phương trình này và hiện nay, đúng là người sử dụng đã trở thành một đối tượng tham gia tích cực vào quá trình thiết kế. Trên thực tế, quy trình thiết kế hiện đã là một cuộc đối thoại giữa nhà thiết kế và người sử dụng.
Hãy nhìn vào sự tiến hóa theo thời gian của các giao diện web nhằm đáp ứng mỗi ngày một tốt hơn nhu cầu của người dùng. Những giao diện đã cũ kỹ tiếp cận người sử dụng mới thông qua các biện pháp truyền thống mang tính khuôn khổ. Các thiết kế và nhà thiết kế hiện nay phải hòa vào người sử dụng để tạo ra những kết nối có ý nghĩa.
Vậy các nhà thiết kế phải làm thế nào để đạt được điều này mà không rơi vào cái bẫy đồng thuận?
Có một sự khác biệt thực sự giữa đồng thuận đa số và việc tham gia vào một cuộc đối thoại với một vài người sử dụng cụ thể về giải pháp mà các nhà thiết kế có thể đem lại cho họ. Đây không phải là một cuộc bỏ phiếu, mà là lắng nghe xem người sử dụng đang phản ứng thế nào đối với một thiết kế và xác định những hành động ngoài dự kiến của người sử dụng đối với thiết kế đó.
Chiến lược này có thể được áp dụng để tìm hiểu không chỉ quan điểm của người sử dụng đối với giao diện của các sản phẩm kỹ thuật số, mà còn sự phát triển của các thương hiệu, mối quan hệ của các công ty với khách hàng.
Ban đầu anh là một người vẽ minh họa, sau đó chuyển sang thiết kế đồ họa và cuối cùng là thiết kế web. Theo anh, tương lai cho những nhà thiết kế mới sẽ thế nào?
Trong tương lai trước mắt, các nhà thiết kế sẽ tiếp tục phát triển trong một môi trường nhiều biến động. Do đó, việc các kỹ năng minh họa và thiết kế trên các ấn phẩm in được áp dụng vào thiết kế Internet tới mức độ nào còn chưa thể xác định.
Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ phải tiếp tục thử nghiệm, dò dẫm, học tập và tích lũy những quy tắc mới về việc các nhà thiết kế và người sử dụng sẽ tham gia cùng nhau vào quy trình thiết kế ra sao.
Sẽ phải mất cả thập kỷ để chúng ta có được một cái nhìn mang tính tiêu chuẩn, không phải về vai trò của nhà thiết kế, mà là điều gì sẽ đem lại một thiết kế tốt.
Anh có thể phác họa chân dung của một nhà thiết kế mới?
Một nhà thiết kế mới có khả năng thích nghi với nhiều loại hình truyền thông. Anh ta có thể tạo ra những thiết kế thực sự phù hợp với internet, các thiết bị di động, các loại hình ấn phẩm in… Anh ta cũng có thể thực hiện mọi việc, từ ý tưởng, tới thực hiện, tới vấn đề kinh doanh… Anh ta có thể tự mình làm mọi việc, nhưng cũng có thể hợp tác với người khác nếu cần và điều khiển nhóm của mình để đạt được mục đích cuối cùng.
Theo anh lĩnh vực web đã có đóng góp như thế nào đối với lĩnh vực thiết kế nói chung và ngược lại? Và thế nào là một thiết kế thực sự tốt?
Có thể thấy, trong thập kỷ vừa qua, web đã có ảnh hưởng đáng kể đến lĩnh vực thiết kế nói chung. Ngày càng có nhiều những thiết kế có bố cục được chia thành các mảng riêng biệt và các thiết kế làm mẫu.
Ngược lại, rõ ràng là thiết kế có ảnh hưởng rất quan trọng đối với các trang web. Một ví dụ là Facebook với cách thiết kế thân thiện hơn đã thu hút nhiều người sử dụng của MySpace.
Facebook không phải là một thiết kế tốt nếu được đánh giá bằng những tiêu chuẩn của lĩnh vực thiết kế các ấn phẩm in. Nhưng đây lại là một trang web thiết kế tốt vì nó tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng, khuyến khích họ sử dụng thường xuyên.
Anh có nói tới sự xung đột giữa thiết kế truyền thống với cách thiết kế mới và các các nhà thiết kế mới. Sự xung đột này là gì?
Thứ nhất, đó là cuộc xung đột giữa thiết kế truyền thống và mô hình kỹ thuật số mới mẻ. Những sự thật hiển nhiên trước đây giờ đang bị đem ra tranh cãi, bị bỏ qua hoặc không còn phù hợp. Chẳng hạn, theo cách nghĩ trước đây, một thiết kế tốt hoàn toàn phải do nhà thiết kế kiểm soát và người sử dụng không có tiếng nói trong việc tạo ra thiết kế đó. Và quy tắc này hiện đang gây tranh cãi hoặc thậm chí đã bị phá vỡ.
Tiếp đó là cuộc xung đột giữa các nhà thiết kế kiểu cũ và các nhà thiết kế kiểu mới. Ai trong số họ cũng cho là mình nổi bật và đặc biệt, và đây mới là vấn đề.
Kết quả của cuộc tranh cãi này sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta muốn hay không loại hình truyền thông mới này phát triển này cùng với những giá trị của lĩnh vực thiết kế truyền thống. Nếu câu trả lời là có, tôi nghĩ là chúng ta nên gác lại mẫu thuẫn này.