Trực tuyến: Vay tiêu dùng trước “thời điểm vàng” lãi suất
Vì sao các công ty tài chính lại có thể đưa ra được những gói vay mua tiêu dùng lãi suất thấp?
Mỗi dịp cuối năm thường là thời điểm để các tổ chức cho vay giới thiệu các chương trình ưu đãi nhằm thu hút khách hàng.
Cuối năm cũng là thời điểm các nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ lên kế hoạch phối hợp với các công ty tài chính tung ra các sản phẩm vay tiêu dùng với thủ tục thuận tiện, đơn giản, không cần chứng minh tài chính, không cần thế chấp tài sản, lãi suất ưu đãi từ 10-15%, thậm chí từ 0%.
Nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về các sản phẩm vay tiêu dùng có lãi suất ưu đãi và những vấn đề cần lưu ý, buổi tọa đàm trực tuyến “Vay tiêu dùng trước “thời điểm vàng” lãi suất” được VnEconomy tổ chức vào chiều nay (16/12), từ 14-16h.
Chương trình có sự tham gia của 3 vị khách mời, gồm:
- TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia tài chính - ngân hàng
- PGS.TS Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân
- Ông Nguyễn Hữu Ái, Giám đốc Khối kinh doanh, Công ty Tài chính FE Credit
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm trực tuyến, các chuyên gia sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn vấn đề: tham gia chương trình mua sắm lãi suất ưu đãi thì người tiêu dùng cần đáp ứng những điều kiện gì? Vì sao các công ty tài chính lại có thể đưa ra được những gói vay mua tiêu dùng lãi suất thấp, thậm chí từ 0%? Lợi ích mà người tiêu dùng, nhà sản xuất và ác công ty tài chính đạt được là gì, khi đưa ra chương trình này?...
Bạn đọc có thể chia sẻ quan điểm về chủ đề trên cũng như gửi câu hỏi cho các diễn giả tại địa chỉ e-mail editor@vneconomy.vn. Bạn cũng có thể gửi vào hộp “Bình luận của bạn” bên dưới bài viết này. VnEconomy xin trân trọng cảm ơn sự tham gia của các bạn.
Sau đây là những nội dung chính của cuộc tọa đàm.
Pham Huong (Hà Nội): Nhìn chung thì người dân có những lợi ích gì từ việc thị trường tài chính tiêu dùng phát triển nhanh những năm qua ở Việt Nam, thưa ông?
TS. Vũ Đình Ánh:
Thị trường tài chính tiêu dùng là một bộ phận của thị trường tài chính. Ở Việt Nam, thị trường này mới xuất hiện và phát triển trong vài năm gần đây, nhưng nó đã có lịch sử phát triển hàng chục năm trên thế giới. Đặc biệt là ở các nước phát triển.
Thị trường tài chính tiêu dùng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu của một bộ phận đông đảo người dân có nhu cầu tiêu dùng và tiêu dùng ngày càng cao. Song, chưa có đủ điều kiện tài chính để đáp ứng ngay nhu cầu tiêu dùng đó, nên họ tiếp cận với các định chế tài chính có khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính đó của họ.
Ngược lại, các định chế tài chính, nhất là các ngân hàng bán lẻ và các công ty tài chính nhận thấy tiềm năng lớn của thị trường tài chính tiêu dùng nên họ hướng vào thị trường tài chính tiêu dùng, thậm chí coi thị trường này là một phân khúc thị trường quan trọng hàng đầu không kém gì so với các thị trường tài chính khác.
Tóm lại, thị trường tài chính tiêu dùng đóng vai trò đáp ứng nhu cầu của các cá nhân và hộ gia đình trong tiêu dùng và là một lĩnh vực kinh doanh tốt của các định chế tài chính. Thông qua đó, thị trường tài chính tiêu dùng góp phần tích cực phát triển các thị trường khác như thị trường hàng hóa dịch vụ…, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế và đóng góp vào phát triển xã hội.
ThuTam (Tp.HCM): Những người thu nhập thấp thường có nhu cầu vay những khoản nhỏ, nhưng hiện nay có một cái khó của họ là không thể chứng minh mục đích sử dụng vốn vay...
TS. Vũ Đình Ánh:
Đặc điểm của vay tiêu dùng là quy mô không lớn, thời gian vay ngắn, không cần tài sản đảm bảo và phục vụ cho tiêu dùng, nên quy định và kiểm soát việc thực hiện quy định sử dụng vốn vay tiêu dùng đúng mục đích, tương tự như đối với các khoản cho vay tín dụng của các tổ chức tín dụng phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh như hiện nay, theo tôi là không cần thiết và không khả thi.
Vấn đề quan trọng đối với người cho vay tiêu dùng là kiểm soát và quản lý được rủi ro về khả năng trả nợ của khách hàng. Còn đối với người đi vay tiêu dùng thì quan trọng là bố trí được nguồn để trả nợ khi đến hạn.
Do đó, việc người đi vay tiêu dùng có sử dụng đúng mục đích như hợp đồng cho vay tiêu dùng (nếu có) hay không, theo tôi là không quan trọng.
Tuy nhiên, để đảm bảo người vay tiêu dùng sử dụng đúng mục đích thì, thay vì quan hệ hai bên giữa người đi vay và người cho vay, sự tham gia của bên thứ ba là người bán hàng hay cung cấp dịch vụ chính là đảm bảo chắc chắn nhất hạn chế việc sử dụng sai mục đích của khoản vay tiêu dùng.
Ông Đặng Ngọc Đức:
Dự thảo lần hai thông tư của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính đã ghi rõ người đi vay phải xác định được mục đích vay một cách rõ ràng và những mục đích này không nằm trong những điều cấm của luật pháp.
Tôi nghĩ rằng, hướng dẫn như vậy là hoàn toàn phù hợp để chống những mục đích bị pháp luật ngăn cấm.
Trên thực tế, bản thân hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua nhà phân phối hàng hóa bán lẻ đã cho biết rõ về mục đích của việc sử dụng vốn là tiêu dùng, hơn nữa khi mua những hàng hóa để tiêu dùng thì bản thân người đi vay đã chỉ ra mục đích của việc sử dụng vốn vay thông qua giá trị sử dụng của hàng hóa tiêu dùng.
Do vậy, không thể nói rằng người tiêu dùng vay những món nhỏ lẻ thì không thể chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.
Trong trường hợp cho vay bằng tiền theo nhu cầu khách hàng đề xuất, như khám chữa bệnh, đi du lịch…, khách hàng cũng có thể chứng minh. Riêng trường hợp khách hàng vay tiền để tùy ý sử dụng thì đúng là rất khó chứng minh, song công ty tài chính có thể tìm hiểu thông qua các quan hệ ở địa phương như tổ dân phố, họ hàng, hay các cơ quan nơi khách hàng đang làm việc…
Trên thực tế nếu khách hàng vay tiêu dùng bằng tiền mặt mà cố tình sử dụng vào những mục đích khác thì có thể coi là vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc vi phạm pháp luật và sẽ có những quy phạm pháp luật để điều chỉnh.
H.H.Sơn (Đà Nẵng): Tôi muốn mua xe máy cho con trai đi học, dịp cuối năm này có chương trình dành cho sinh viên không?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
FE Credit thường xuyên có nhiều những chương trình khuyến mãi ưu đãi lãi suất 0-1%, trả trước 0 đồng và các chương trình khuyến mãi khác nhân dịp cuối năm.
Vì thế bạn hoàn toàn có thể tham gia các chương trình khuyến mãi của FE Credit để mua xe máy trả góp cho con trai. Bạn có thể tham khảo thông tin thêm tại website https://fecredit.com.vn hoặc thông qua các đại lý xe máy trên toàn quốc.
TienHa (Hà Nội): Tôi thấy quảng cáo vay tiêu dùng lãi 0%, tôi có phải ràng buộc gì khác khi mua trả góp không?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
Khi tham gia vay tiêu dùng tại FE Credit, khách hàng chỉ cần cung cấp các loại giấy tờ chứng minh nhân thân như chứng minh nhân dân, hộ khẩu hoặc bằng lái xe và một số giấy tờ liên quan tùy thuộc vào từng khoản vay của người tiêu dùng. Chứng minh nhân dân bản gốc hoặc hộ khẩu, cà vẹt xe là giấy tờ thiết yếu khi có nhu cầu vay tiêu dùng.
Bên cạnh đó, khách hàng cần đọc và tìm hiểu kỹ các điều khoản trong hợp đồng vay thông qua tư vấn từ đội ngũ nhân viên của FE Credit trước khi ký và xác nhận khoản vay của mình.
Phan V. Quan (Hà Nội): Theo các ông, lợi ích mà người tiêu dùng, nhà sản xuất và các công ty tài chính đạt được là gì, khi đưa ra chương trình cho vay tiêu dùng lãi suất từ 0%?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Tôi nghĩ như sau.
Đối với người tiêu dùng, là thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngay cả khi thu nhập hiện tại chưa cho phép, góp phần nâng cao mức sống và trách nhiệm với cộng đồng.
Nhà sản xuất thì nhanh chóng tiêu thu sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất và lưu thông, tiết kiệm chi phí và do vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Công ty tài chính thì tăng doanh số giao dịch, doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, với những gói sản phẩm cho vay tiêu dùng ưu đãi còn góp phần củng cố liên kết kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện đời sống và các vấn đề xã hội...
Ông Nguyễn Hữu Ái:
Người tiêu dùng nhận được nhiều lợi ích nhất từ chương trình lãi suất 0%. Đối tác và FE Credit có thể chia sẻ chi phí hoạt động, giảm lợi nhuận đầu vào, nhưng lợi ích từ việc kích cầu và tiếp cận được số lượng khách hàng tham gia cao hơn, từ đó nâng cao tổng doanh số bán hàng để bù chi phí ưu đãi.
T.L (Hà Nội): Các ông có thể lý giải rõ hơn về lợi ích của gói vay tiêu dùng lãi suất từ 0% cho cả tổ chức cho vay lẫn người vay vốn, nhất là đối với những đối tượng thu nhập thấp?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Người thu nhập thấp thiếu các điều kiện cơ bản của cuộc sống: nhà ở, phương tiện đi lại sinh hoạt cá nhân, khám chữa bệnh và thậm chí cả nhu cầu ăn uống hàng ngày.
Những người này thường rất khó tiếp cận đối với nguồn vốn tín dụng, vì họ không có phương án sản xuất kinh doanh, không có nguồn thu nhập hoặc không chứng minh được nguồn trả nợ...
Gói cho vay tiêu dùng ưu đãi không cần tài sản thế chấp, không cần chứng minh nguồn gốc thu nhập, trả nợ có thể xem là một điều kiện cho người có thu nhập thấp tiếp cận và có thể đáp ứng các nhu cầu cuộc sống, có điều kiện hay cơ hội để cải thiện.
Còn đối với công ty tài chính, đối tượng vay vốn sử dụng gói sản phẩm này chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế.
Trong khi các nhà sản xuất và phân phối gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa thì việc cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng ưu đãi chính là việc các công ty tài chính đã hướng tới một thị trường lớn và ổn định, làm trung gian, cầu nối quan trọng.
AndyHa (Tp.HCM): Trong trường hợp khách hàng đang trong thời điểm bổ sung hoặc đang chờ làm lại chứng minh nhân dân thì họ có thể tham gia vay tiêu dùng bằng giấy tờ nào?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
Giấy tờ chứng minh nhân dân là điều kiện cần phải đáp ứng tối thiểu khi đăng ký vay tiêu dùng. Hộ khẩu, cà vẹt xe là giấy tờbổ sung thêm khi đăng ký. Khách hàng có thể tham gia nhiều chương trình khuyến mãi khác trong năm.
Minh Minh (Hà Nội): Ngân hàng Nhà nước đã đưa dự thảo lần hai lấy ý kiến góp ý về quy chế đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính, có cho phép các công ty tài chính được thỏa thuận về lãi suất, vậy có chồng chéo luật không?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Luật Dân sự quy định trần lãi suất nhằm chống tín dụng nặng lãi và cho vay bóc lột. Việc quy định thỏa thuận lãi suất tuy có yếu tố mâu thuẫn, áp dụng trong trường hợp cho vay 0% lại là vấn đề không thuộc phạm vi mục đích hạn chế của luật.
Mặt khác, hoạt động của tổ chức tín dụng còn có Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định mang tính chất pháp quy cụ thể khác điều tiết trong từng điều kiện là khá phổ biến ở Việt Nam.
Đây là hạn chế chung của hệ thống pháp luật của các nước đang phát triển: tồn tại sự chồng chéo hay bất cập về luật cũng như các văn bản pháp lý là hiện thực và cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện.
T.L (Hải Phòng): Nhiều công ty tài chính hiện nay bị phàn nàn về lãi suất, có cách nào để điều chỉnh mức lãi suất này để có lợi cho người tiêu dùng?
TS. Vũ Đình Ánh:
Một thực tế không thể phủ nhận là lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay đang phổ biến ở mức cao, thậm chí quá cao nếu so sánh với mặt bằng lãi suất cho vay nói chung.
Nguyên nhân được giải thích là do cho vay tiêu dùng có rủi ro mất vốn lớn hơn hẳn so với cho vay thông thường, nên định chế tài chính phải tính toán một mức lãi suất đủ để đảm bảo bù đắp rủi ro đó.
Hơn nữa, thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam còn mới nên các định chế tài chính tham gia trên thị trường này chưa đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô, do lượng khách hàng còn ít, chi phí ban đầu cao. Đó là hai nguyên nhân cơ bản khiến cho lãi suất cho vay tiêu dùng chưa thật sự hấp dẫn đối với người đi vay. Thậm chí khiến cho không ít người e ngại, chưa dám tiếp cận thị trường này.
Việc giảm lãi suất cho vay tiêu dùng về mức hợp lý là trọng tâm trong phát triển thị trường tài chính tiêu dùng trong những năm tới không chỉ của người cho vay nhằm đáp ứng mong muốn của người đi vay mà còn là mục tiêu của các cơ quan quản lý có liên quan.
Theo tôi, có nhiều cách để giảm lãi suất cho vay tiêu dùng. Cụ thể:
Thứ nhất, lãi suất cho vay tiêu dùng tương tự như các lãi suất khác trên thị trường tài chính là kết quả của cân đối cung cầu trên thị trường tài chính. Do đó, khi nguồn cung trên thị trường tài chính tiêu dùng tăng thông qua tăng số lượng các định chế tài chính cho vay tiêu dùng với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng đi đối với nguồn lực dành để cho vay tiêu dùng gia tăng là điều kiện cần để lãi suất cho vay tiêu dùng giảm xuống theo quy luật cạnh tranh lãi suất trên thị trường.
Ngược lại, lãi suất cho vay tiêu dùng khó giảm khi nhu cầu vay tiêu dùng tăng cao hơn so với khả năng đáp ứng từ phía các định chế tài chính. Theo đó, lãi suất cho vay tiêu dùng sẽ vận động theo xu hướng lãi suất càng giảm thì càng có cơ hội tăng số lượng khách hàng vay tiêu dùng và định chế tài chính có cơ hội và điều kiện giảm lãi suất cho vay nhờ lợi thế kinh tế do quy mô mà vẫn đảm bảo được quy mô và tỷ suất lợi nhuận.
Thứ hai, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính tiêu dùng, các biện pháp quản lý rủi ro của mỗi định chế tài chính cũng như của toàn bộ thị trường tài chính tiêu dùng nói riêng, thị trường tài chính nói chung sẽ được hoàn thiện, nhờ vậy lãi suất cho vay tiêu dùng có thể giảm, thậm chí giảm nhanh tỷ lệ thuận với tăng khả năng quản lý rủi ro, giảm mức độ rủi ro.
Thứ ba, sự tham gia của bên thứ ba là các nhà sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho lãi suất cho vay tiêu dùng có thể giảm mạnh do bản chất của dòng tiền giữa sản xuất đến lưu thông và tiêu dùng cuối cùng có sự tham gia của trung gian tài chính là định chế tài chính cho vay tiêu dùng một cách trực tiếp.
Thực tế cho thấy, đang ngày càng xuất hiện nhiều những khoản cho vay tiêu dùng có lãi suất thấp, thậm chí là 0%.
Thứ tư, lãi suất cho vay tiêu dùng cũng có thể giảm thông qua việc các định chế tài chính tiết giảm chi phí, tiết kiệm trong các khâu trung gian, nâng cao khả năng quản lý, thậm chí điều tiết lợi nhuận về mức thấp hơn bình thường trong một thời gian nhất định để hỗ trợ thị trường, khuyến khích mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng thay mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn bằng mục tiêu lợi nhuận trong dài hạn và bền vững hơn.
Thứ năm, lãi suất cho vay tiêu dùng có mối quan hệ mật thiết với lãi suất chung trên thị trường tài chính tín dụng ngân hàng nên lãi suất này nhất định sẽ giảm nhờ xu hướng giảm chung của lãi suất trên thị trường cũng như nhờ kết quả của các chính sách tài chính tiền tệ tác động làm giảm mặt bằng lãi suất nói chung, lãi suất cho vay tiêu dùng nói riêng.
Ông Đặng Ngọc Đức:
Lãi suất cho vay tiêu dùng cũng chính là một loại giá cả, và sẽ được điều tiết theo thị trường.
Trong thời gian gần đây do sự bùng nổ của thị trường cho vay tiêu dùng, nên lãi suất cho vay tiêu dùng đã trở nên hết sức cạnh tranh, thậm chí nhiều công ty tài chính đã cung cấp một số sản phẩm cho vay tiêu dùng với lãi suất bằng 0%, và như vậy là rất có lợi cho người tiêu dùng.
Van Hai (Hà Nội): Chương trình cho vay tiêu dùng lãi 0% dịp này áp cho những sản phẩm nào?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
Công ty FE Credit thường kết hợp với các đại lý, đối tác trên toàn quốc triển khai các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất 0-1% hoặc trả trước 0 đồng, áp dụng cho các khoản vay mua hàng điện tử như điện thoại, laptop, thiết bị gia dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt… và mua xe máy trả góp.
Ngoài ra, chào đón năm mới Đinh Dậu 2017, chúng tôi cũng liên tục cung cấp các gói sản phẩm vay và chương trình khuyến mãi. Chẳng hạn chuỗi chương trình khuyến mãi “Xuân đón vận may, trúng iPhone 7” với giải thưởng là 17 chiếc iPhone 7 và hàng nghìn quà tặng khác, với tổng giá trị giải thưởng hơn 800 triệu đồng.
Chương trình này được áp dụng cho tất cả khách hàng đăng ký và được duyệt vay các sản phẩm: vay tiền mặt, vay mua xe máy, vay mua thiết bị điện tử - điện máy tại FE Credit và các đại lý, cửa hàng liên kết với FE Credit trên toàn quốc, trong khoảng thời gian 19/12/2016-27/1/2017.
Hoặc đối với khách hàng sử dụng thẻ tín dụng FE Credit, từ 12/12/2016 đến hết ngày 08/01/2017, mỗi tuần khi chi tiêu qua thẻ từ 8,000,000 VNĐ, chủ thẻ có cơ hội nhận các giải thưởng giá trị chương trình “Tết đến xuân sang, rộn ràng quà tặng” với tổng giá trị lên đến gần 300 triệu đồng như 4 xe máy Honda Vision, 4 điện thoại OPPO F1s, 4 máy tính bảng Galaxy Tab A6.
Bạn có thể tham khảo thông tin thêm tại website: https://fecredit.com.vn hoặc thông qua các đại lý xe máy, điện tử trên khắp toàn quốc.
Ha Son (Đà Nẵng): Các ngân hàng đang chạy đua lập công ty tài chính tiêu dùng, trong đó có nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các ông đánh giá gì về điều này?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Hoạt động cho vay tiêu dùng là một thị trường lớn, cũng là một xu hướng phát triển của ngân hàng thương mại hiện đại, tức có sự kết hợp giữa nghiệp vụ ngân hàng bán buôn và nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ. Do đó, ở các nước trên thế giới, các ngân hàng thương mại có sự phát triển rất mạnh về cho vay tiêu dùng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, do thông tư mới đây quy định, ngân hàng thương mại muốn cho vay tiêu dùng thì phải thông qua công ty tài chính do đó các ngân hàng thương mại mới thành lập công ty tài chính để đáp ứng yêu cầu phát triển cho vay tiêu dùng.
Và, chính với sự ra đời của các công ty tài chính thuộc các ngân hàng thương mại sẽ làm gia tăng số lượng các đơn vị cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng. Do vậy, thị trường cho vay tiêu dùng có cơ hội để phát triển và áp lực cạnh tranh sẽ tăng cao.
Trong trường hợp này người tiêu dùng sẽ là người được hưởng lợi do các công ty tài chính phải thu hút khách hàng nên sẽ đưa ra các dịch vụ có chất lượng tốt nhất, lãi suất giảm và thậm chí có những sản phẩm cho vay tiêu dùng với lãi suất 0%.
Các nhà sản xuất và các cửa hàng bán lẻ cũng sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển của thị trường cho vay tiêu dùng bởi lẽ họ sẽ tiêu dùng thụ được sản phẩm một cách nhanh chóng hơn, giảm thiểu chi phí lưu kho, chi phí lưu thông, do đó sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, rủi ro cũng có thể xảy ra trong bối cảnh sự phát triển bùng nổ của thị trường cho vay tiêu dùng.
Một là, phản ánh không chính xác nhu cầu thực tế của thị trường, do đó có thể định hướng sai hay định hướng không chính xác đối với nhà sản xuất, gia tăng sản lượng quá mức và vượt quá khả năng thanh toán của người tiêu dùng mà điều này đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới.
Và hai là, khi mà cho vay tiêu dùng bùng nổ với sự cạnh tranh của các công ty tài chính muốn thu hút và giữ chân khách hàng có thể dẫn đến chất lượng cho vay giảm sút, gây hậu quả cho hoạt động của các công ty tài chính.
Thu Tra (Tp.HCM): Vay tiêu dùng của các công ty tài chính có gì khác đối với vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Thứ nhất, về mặt pháp lý, vay tiêu dùng của các công ty tài chính được điều tiết bằng các quy định về cho vay tiêu dùng đối với công ty tài chính.
Trong trường hợp dự thảo lần thứ hai của thông tư quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính được thông qua thì quy mô món vay tiêu dùng là nhỏ hơn (10 triệu đồng), trong khi các ngân hàng thương mại thì có thể vay tiêu dùng với những món vay có quy mô lớn hơn: như vay mua ôtô, mua nhà…
Lãi suất cho vay của công ty tài chính được phép thỏa thuận với khách hàng, trong khi lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại thì không được phép vượt quá trần lãi suất (150 - 200% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước).
Thứ hai là phạm vi vay tiêu dùng của công ty tài chính thì chỉ là những khoản tiêu dùng nhỏ không được cho vay để mua nhà, sửa chữa nhà cửa, thuê nhà, thuê mua nhà… Trong khi các ngân hàng thường thì hoàn toàn cho vay tiêu dùng sửa chữa nhà cửa, đầu tư bất động sản…
Thứ ba là quy trình cho vay của các ngân hàng thương mại luôn chặt chẽ hơn do quy định của các ngân hàng thương mại và của Ngân hàng Nhà nước, ngoài ra, do quy mô lớn hơn nên quy trình cho vay của các ngân hàng cũng chặt chẽ hơn so với quy trình cho vay của các công ty tài chính.
TS. Vũ Đình Ánh:
Cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại phải tuân thủ các quy định chung của tín dụng cho vay do Ngân hàng Nhà nước quy định cũng như quy trình cho vay chặt chẽ của mỗi ngân hàng thương mại về lãi suất, điều kiện cho vay, tài sản đảm bảo, thời gian trả nợ, trích lập dự phòng rủi ro, thu hồi nợ, xử lý nợ xấu…
Do đó, cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại bị hạn chế tính hấp dẫn không chỉ đối với người đi vay mà còn ngay cả đối với người cho vay là các ngân hàng thương mại.
Chính vì vậy, các công ty tài chính ra đời, không ít trong số đó là công ty con của ngân hàng thương mại với mục đích chuyên môn hóa hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng nhằm khắc phục những hạn chế đối với cho vay tiêu dùng theo hướng giảm nhẹ hay linh hoạt hơn so với tín dụng cho vay ngân hàng bình thường, kể cả về lãi suất, điều kiện cho vay và các điều kiện như đã nêu trên.
Nhờ vậy, thị trường tài chính tiêu dùng có điều kiện phát triển tốt hơn so với chỉ có sự tham gia của các ngân hàng thương mại như trước đây, đồng thời cơ quan quản lý nhà nước cũng có điều kiện quản lý tốt hơn và thuận lợi hơn trong hoạch định chính sách, nhằm phát triển thị trường tài chính tiêu dùng mà không gây xung đột hay bất lợi trong phát triển thị trường tính dụng ngân hàng nói chung.
NoName (Đà Nẵng): Hiện tôi đang vay tiêu dùng ở một công ty tài chính, nhưng do đã đóng tiền quá hạn mấy lần nên bị đưa vào danh sách nợ xấu, công ty tài chính cũng đã khởi kiện tôi ra tòa, nhưng tôi vẫn cam kết trả nợ, vậy xin hỏi trong trường hợp này tòa án sẽ xử lý như thế nào?
TS. Vũ Đình Ánh:
Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn và công ty tài chính tự thỏa thuận được với nhau để xử lý những vi phạm hợp đồng đã xảy ra, đặc biệt là cam kết cụ thể về việc trả nợ của bạn cho công ty tài chính.
Nếu công ty tài chính vẫn quyết định khởi kiện bạn ra tòa thì tòa sẽ xử lý căn cứ vào lập luận của mỗi bên và sẽ quy trách nhiệm cụ thể theo quy định của pháp luật về tranh chấp dân sự nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của bạn và công ty tài chính.
Bich Thu (Hà Nội): Khi xảy ra những tranh chấp về hợp đồng hoặc lãi suất, chúng tôi có thể tìm đến cơ quan nào?
TS. Vũ Đình Ánh:
Trước hết bạn nên tận dụng mọi khả năng có thể để giải quyết tranh chấp với công ty tài chính nhằm giải tỏa những nguyên nhân gây ra những tranh chấp đó. Đó là cách thức tốt nhất.
Nếu vẫn không giải quyết được tranh chấp thì bạn cần làm rõ nguyên nhân gây ra tranh chấp và bản chất của tranh chấp đó là do chủ quan từ phía bạn hay do từ phía công ty tài chính hay do bên thứ ba có liên quan. Nếu là từ phía bạn thì bạn cần tự xử lý để giải tỏa tranh chấp.
Nếu là từ phía công ty tài chính thì bạn có thể khởi kiện ra tòa dân sự đê bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu là từ phía bên thứ ba thì bạn cần làm theo trình tự như trên, tức là ưu tiên thỏa thuận và đàm phán trước, nếu không được mới tiến hành khởi kiện tại tòa dân sự.
Nguyễn Quân Anh (Bắc Giang): Hợp đồng cho vay tiêu dùng thường rất dài, nhiều điều khoản, làm thế nào để hiểu rõ hợp đồng này?
TS. Vũ Đình Ánh:
Hợp đồng cho vay tiêu dùng là căn cứ quan trọng nhất để quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia giao kết hợp đồng.
Đó cũng là căn cứ, bằng chứng để thực hiện các thủ tục tố tụng khi xảy ra tranh chấp không tự giải quyết được mà phải khởi kiện ra tòa. Do đó nội dung hợp đồng cho vay tiêu dùng đều dựa trên các quy định pháp luật có liên quan và có nội dung tương đối phức tạp logic chặt chẽ và do đó không ít trường hợp gây khó hiểu cho người đi vay.
Hơn nữa hợp đồng cho vay tiêu dùng thường do người cho vay soạn thảo sẵn còn người đi vay chỉ đọc hợp đồng và ký.
Với vị thế và trình độ hạn chế của người đi vay so với người cho vay thì việc minh bạch hợp đồng cho vay tiêu dùng là rất cần thiết, không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của người đi vay mà còn giúp cho người cho vay hạn chế bớt những tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Theo đó người cho vay cần giải thích một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác cho người đi vay về những nội dung quan trọng nhất của hợp đồng cho vay tiêu dùng, đặc biệt là những nội dung liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của người đi vay cũng như trình tự, lộ trình, điều kiện xử lý những tranh chấp, vi phạm nếu có trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính tiêu dùng các cơ quan chức năng có liên quan nên xem xét ban hành hợp đồng mẫu cho vay tiêu dùng để người đi vay cũng như người cho vay có điều kiện thuận lợi minh bạch các nội dung của hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật.
Thêm vào đó, trình độ của người đi vay có thể được nâng lên và đảm bảo thông qua giáo dục đào tạo, và nhất là phát triển hệ thống tư vấn hay hỗ trợ luật cho người đi vay trước và trong khi họ giao kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.
Ông Đặng Ngọc Đức:
Thứ nhất, công ty tài chính cần có đội ngũ cán bộ tín dụng làm tư vấn cho khách hàng vay vốn, cụ thể giải thích cho họ hiểu rõ những điều khoản trong hợp đồng để người vay có khả năng thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia vay vốn của công ty tài chính.
Thứ hai, các công ty tài chính cũng nên có sự phối hợp với các công ty luật, văn phòng công chứng để công khai và minh bạch hóa hoạt động vay mượn và ký kết hợp đồng tín dụng. Đồng thời cũng đảm bảo các hoạt động vay và cho vay hoàn toàn hợp pháp và hợp lệ.
Thứ ba, với những khoản vay có quan hệ với bên thứ ba (nhà cung cấp hàng hóa hoặc đơn vị bán lẻ), hợp đồng tín dụng cũng nên được cung cấp cho bên thứ ba để cùng giám sát việc thực hiện.
Tram Fap (Hà Nội): Hiện tôi đang cần một nguồn vốn 200 triệu đồng để khởi nghiệp kinh doanh. Xin tư vấn giúp tôi có nên vay không. Những khoản vay như thế nào nên thì vay tiêu dùng?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Trước hết cho vay tiêu dùng là cho để mua sắm hàng hóa tiêu dùng hay nhằm mục đích tiêu dùng của người đi vay, trong khi cho vay khởi nghiệp thực chất là cho vay để phát triển sản xuất kinh doanh hoặc dự án phát triển sản xuất kinh doanh.
Bạn không thể vay 200 triệu với mục đích khởi nghiệp dưới hình thức vay tiêu dùng dù từ ngân hàng thương mại hay các công ty tài chính.
Để vay được 200 triệu đồng cho hoạt động khởi nghiệp bạn có thể đến các ngân hàng thương mại để trình bày đề án khởi nghiệp, tuy nhiên, sẽ không có nhiều ngân hàng thương mại sẵn sàng cho vay khởi nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Phương án khác là bạn tìm hiểu việc vay vốn từ quỹ khởi nghiệp, trong đó BIDV là một ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực cho vay khởi nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến các nhà tài trợ nước ngoài đã hình thành quỹ hỗ trợ khởi nghiệp để vay vốn.
Nguyệt Hà (Tp.HCM): Hiện một số khách hàng phản ánh lãi suất vay tiêu dùng có thể lên tới 60-70%/năm?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Lãi suất cho vay tiêu dùng là lãi suất được thỏa thuận giữa công ty tài chính và người tiêu dùng, và không phải là lãi suất nặng lãi hay lãi suất bóc lột theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thậm chí các công ty tài chính đang cố gắng đưa ra lãi suất rất cạnh tranh để thu hút người tiêu dùng vay vốn.
Tuy nhiên, trên thực tế, lãi suất ưu đãi chỉ áp dụng trong thời hạn vay vốn. Nếu khách hàng chậm trả thì lãi suất có thể rất cao để bù đắp rủi ro. Điều này nhằm ràng buộc khách hàng vay vốn phải có trách nhiệm hoàn trả vốn vay đúng hạn.
Thông tin mà bạn cung cấp chưa thực sự đầy đủ, song tôi cho rằng, mức lãi suất lên tới 60-70%/năm có thể là do khách hàng không hoàn trả vốn đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng.
Để không bị rơi vào tình trạng lãi suất cao (lãi suất phạt) trước hết bạn cần nghiên cứu để hiểu thật chính xác những điều khoản của hợp đồng tín dụng, cần thiết có thể tham khảo thêm ý kiến từ chuyên gia tài chính - luật. Sau đó cần có kế hoạch trả nợ một cách khoa học và hiệu quả để không rơi vào tình trạng nợ quá hạn, bạn sẽ luôn được hưởng lãi suất thỏa thuận và lãi suất ưu đãi.
Huong Huong (Nam Định): Thực tế tôi quan sát thấy xung quanh rất nhiều bạn trẻ có nhu cầu vay tiêu dùng, lứa tuổi phổ biến từ 20 đến 28 tuổi. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ dùng thẻ visa tiêu hàng trăm triệu đồng sau đó, đến kỳ hạn trả nợ thì không có tiền trả, báo hại bố mẹ người thân phải trả. Vì thế trong mắt nhiều phụ huynh, vay tiêu dùng thực sự đáng ngại. Các ông nghĩ thế nào về việc này?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Đối với lứa tuổi từ 20 - 28 là độ tuổi có nhu cầu tiêu dùng phổ biến là hoàn toàn đúng, bởi lẽ thời gian trưởng thành từ khi ra trường đến 28 tuổi phần lớn là thời gian ổn định cuộc sống và thu nhập.
Tuy nhiên, những bạn trẻ trong độ tuổi này có thể có được hạn mức tiêu dùng thẻ đến hàng trăm triệu là không nhiều hoặc chỉ là cá biệt bởi hạn mức thẻ tín dụng mà các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng phải có căn cứ vào thu nhập và nguồn trả nợ.
Những trường hợp bố mẹ phải trả thay như bạn nêu không phải là phổ biến hoặc có thể sử dụng thẻ của người khác. Hơn nữa, thẻ tín dụng chỉ là một hình thức của cho vay tiêu dùng, không nên vì một số trường hợp cá biệt mà chúng ta có ác cảm với cho vay tiêu dùng.
Tuy nhiên, trách nhiệm của cha mẹ và các bậc phụ huynh đối với nhu cầu tiêu dùng của con cái nói chung và nhu câu vay tiêu dùng là rất cần thiết để đảm bảo khả năng trả nợ cũng như phát huy những tác động tích cực của cho vay tiêu dùng.
Hai Minh (Hà Nội): Khi tham gia chương trình trả góp 0%, khách hàng không phải trả thêm khoản phí nào, có phải như vậy không?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
Đúng vậy, khách hàng không phải đóng thêm khoản phí nào khi tham gia chương trình trả góp 0%, họ chỉ phải trả tiền góp định kỳ hàng tháng được chia nhỏ theo khoản vay đăng ký.
Thu Ha (Hà Nội): Chuyên gia cho biết mức trần tín dụng 20% được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 có được áp dụng với hình thức vay tiêu dùng không?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Có thể bạn chưa hiểu rõ về quy định trần lãi suất tín dụng 20% được quy định trong Bộ luật Dân sự sửa đổi đang lấy ý kiến của Quốc hội.
Quy định này yêu cầu lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng không được vượt quá 150% hay 200% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, hay 20%/năm, điều đó không có nghĩa là các tổ chức tín dụng hay công ty tài chính sẽ cho vay ở mức lãi suất 20%.
Mục đích của quy định này là để loại bỏ tín dụng nặng lãi hay các hình thức cho vay bóc lột. Lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính hay các ngân hàng thương mại sẽ căn cứ vào thỏa thuận với khách hàng và lãi suất thị trường tại từng thời điểm cụ thể.
Hai Hai (Tp.HCM): Tôi đang định vay tiêu dùng để xây nhà, nhưng tham khảo thấy mức lãi suất khá cao. Xin chuyên gia cho biết vì sao lãi suất tiêu dùng lại cao như vậy?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Đầu tiên tôi phải khẳng định rằng, bạn không thể vay tiêu dùng từ công ty tài chính để xây nhà, bởi lẽ, theo quy định thì công ty tài chính không được phép cho vay xây nhà, mua nhà, thuê nhà và thuê mua nhà. Bạn cần phải đến ngân hàng thương mại để đề xuất nhu cầu vay vốn.
Minh Tien (Tp.HCM): Vay tiêu dùng lãi 0% thì có những cách trả tiền gốc và lãi như thế nào? Làm thế nào để tôi biết mình được phê duyệt đạt chuẩn đối tượng vay tiêu dùng?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
Khi bạn lựa chọn vay tiêu dùng với FE Credit, bạn sẽ được tư vấn về cách thức thanh toán phù hợp với khả năng thanh toán và thời gian trả góp của từng khách hàng.
Bên cạnh đó với hệ thống thanh toán khắp 63 tỉnh thành của FE Credit, thông qua các ngân hàng liên kết, bưu điện, dịch vụ ví điện tử chuyển tiền..., khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn thuận tiện và phù hợp nhất khi có nhu cầu thanh toán các khoản vay của mình.
Chúng tôi xem trọng việc kiểm soát rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ, do đó ngoài việc xác nhận thông tin khách hàng thông qua các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ khẩu hoặc bằng lái xe...
Chúng tôi sẽ thẩm định lịch sử tín dụng nếu có ghi nhận nợ xấu của từng khách hàng được ghi nhận trên hệ thống CIC liên ngân hàng để thẩm định điều kiện vay tiêu dùng của khách hàng trước khi phê duyệt khoản vay.
Khi đã thẩm định thông tin, FE Credit sẽ trực tiếp liên hệ thông báo đến khách hàng qua điện thoại, nếu là khoản vay tiền mặt/thẻ tín dụng, hoặc thông báo trực tiếp với khách hàng ngay tại điểm bán hàng, đối với khoản vay điện thoại/ điện tử/xe máy.
Angela Tram Anh (Tp.HCM): Có nhiều nghi ngại về các gói vay lãi suất 0% và người ta cho rằng đấy chỉ là những chiêu bài mà các công ty tài chính tung ra để hút khách, theo các ông như vậy có đúng?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
FE Credit hợp tác cùng các đối tác, nhà cung cấp triển khai thường xuyên chương trình ưu đãi lãi suất 0%-1% đem lại lợi ích cho cả ba bên: khách hàng - đối tác, và FE Credit.
Trong đó khách hàng là đối tượng được lợi nhiều nhất vì có thể sở hữu được các thiết bị công nghệ, điện máy hàng đầu với khoản trả góp chia nhỏ theo từng tháng và không phải trả lãi suất.
Đối tác và FE Credit có thể chia sẻ chi phí hoạt động, giảm lợi nhuận đầu vào nhưng lợi ích từ việc tiếp cận được số lượng khách hàng tham gia cao hơn và từ đó nâng cao tổng doanh số bán hàng để bù chi phí ưu đãi.
Angela Tram Anh (Tp.HCM): Tôi vẫn nghi ngờ về mức lãi suất 0%, như vậy ai là người có lợi nhất? Tôi lo lắng vì nhỡ đâu vì thiếu hiểu biết mà mình bị "lừa"?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
Khách hàng là người được lợi nhất khi tham gia chương trình ưu đãi lãi suất 0%-1% và trả trước 0 đồng từ FE Credit. Đối tác và FE Credit hợp tác chia sẻ chi phí hoạt động, giảm lợi nhuận đầu vào nhưng lợi ích từ việc kích cầu, tiếp cận được số lượng khách hàng tham gia cao hơn và từ đó nâng cao tổng doanh số bán hàng để bù chi phí ưu đãi.
Ngoài ra, khách hàng hoàn toàn có thể chủ động tìm hiểu thông tin, xác nhận kỹ lưỡng về chương trình ưu đãi thông qua tư vấn viên, hoặc qua các kênh truyền thông khác nhau trước khi đưa ra quyết định tham gia chương trình.
Nói tóm lại, khách hàng chính là người có toàn quyền quyết định trước khi đặt bút ký hợp đồng và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng sau khi ký hợp đồng dịch vụ vay tiêu dùng tín chấp từ tất cả các tổ chức tài chính tín dụng được pháp luật cho phép.
Tra Thu Minh (Hà Nội): Việc phát triển vay tiêu dùng có thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, tăng chi tiêu hơn không?
TS. Vũ Đình Ánh:
Bản chất của vay tiêu dùng là tiêu trước trả sau, do đó vay tiêu dùng giúp thúc đẩy tạo điều kiện tăng chi tiêu cho mỗi cá nhân và hộ gia đình, qua đó làm tăng tổng cầu của nền kinh tế và tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.
Thêm vào đó, thị trường tài chính tiêu dùng phát triển là yếu tố quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển đồng bộ các loại thị trường của Việt Nam.
Bích Nguyệt (Tp.HCM): Với con mắt của người trong ngành, theo các ông vì sao các công ty tài chính lại có thể đưa ra những gói vay tiêu dùng lãi suất từ 0%?
TS. Vũ Đình Ánh:
Một hiện tượng mới xuất hiện gần đây là các gói cho vay tiêu dùng với lãi suất 0% được coi là công cụ hấp dẫn trên thị trường tài chính tiêu dùng.
Nguyên nhân kinh tế của hiện tượng này là:
Thứ nhất, lãi suất 0% chỉ được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định đi kèm với những điều kiện cụ thể. Qua thời gian đó hoặc một trong những điều kiện cụ thể đi kèm không đáp ứng thì lãi suất phạt sẽ rất cao và công ty tài chính hoàn toàn có thể nhờ những trường hợp vi phạm mà bù đắp được những chi phí thực hiện các gói cho vay với lãi suất 0%, thậm chí vẫn có lãi.
Chính đặc điểm số lượng khách hàng lớn, đa dạng, chịu tác động của nhiều rủi ro do nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan nên gói lãi suất 0% vẫn có thể là công cụ kinh doanh hợp lý của công ty tài chính.
Thứ hai, lãi suất 0% có thể thực hiện được phần lớn là do có sự tham gia của bên thứ ba là nhà sản xuất hoặc phân phối do khắc phục được hiện tượng mua trả chậm phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi nhà sản xuất hoặc phân phối thay vì đưa cả phần lãi vay tín dụng ngân hàng và chiết khấu vào giá bán sản phẩm thì chuyển khoản chi phí đó cho công ty tài chính để họ thực hiện được chính sách cho vay lãi suất 0%.
Đó là nguyên nhân kinh tế trực tiếp.
Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân kinh tế gián tiếp do nhà sản xuất hoặc phân phối tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn có doanh thu cao hơn và thời gian tiêu thụ mỗi sản phẩm hàng hóa dịch vụ ngắn hơn, thời gian thu hồi vốn giảm…. nhờ tiêu thụ được hỗ trợ cho vay tiêu dùng.
Hải Bằng (Bình Dương): Tôi có thể thanh toán trước hạn khoản vay mua điện thoại trước thời hạn mà không bị phạt không?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
Phí phạt thanh toán khoản vay trước hạn hợp đồng luôn luôn được áp dụng trong tất cả các hợp đồng vay tín dụng/ vay tiêu dùng giữa người đi vay và bất kỳ tổ chức ngân hàng/ tổ chức tín dụng.
Tỉ lệ % phí thanh lý hợp đồng trước hạn sẽ được nhân viên FE Credit tư vấn cho khách hàng trước khi ký hợp đồng vay tiêu dùng tùy thuộc vào khoản vay tại thời điểm đăng ký ban đầu.
Ngoài ra, tùy thuộc vào thời điểm khách hàng muốn tất toán trước thời hạn khoản vay của hợp đồng đã ký, khách hàng cần liên hệ với FE Credit để được tư vấn và xác nhận phí thanh lý hợp đồng cụ thể tính trên dư nợ giảm dần đến thời điểm tất toán hợp đồng.
Khi đó, khách hàng có toàn quyền quyết định nếu muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc thanh toán trước hạn và chịu phí thanh lý hợp đồng trước hạn.
Tuan Minh (Hà Nội): Xin chào. Tôi có thể mua hai sản phẩm cùng một lúc trong dịp Tết này không? Ví dụ tôi định mua TV và điện thoại?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
Khi khách hàng tham gia vay mua trả góp với FE Credit, khách hàng có thể vay mua 3 sản phẩm điện thoại/điện tử cùng lúc chỉ với 1 hợp đồng vay vào bất kỳ thời gian nào trong năm.
Do đó, đối với trường hợp khách hàng dự định vay mua trả góp Tivi, vẫn có thể vay mua điện thoại và thêm 1 thiết bị khác cùng một lúc với FE Credit.
Hiện tại, chào đón năm mới Đinh Dậu 2017, chúng tôi đang liên tục cung cấp các gói sản phẩm vay và chương trình khuyến mãi có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu của khách hàng một cách tốt nhất.
Cuối năm cũng là thời điểm các nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ lên kế hoạch phối hợp với các công ty tài chính tung ra các sản phẩm vay tiêu dùng với thủ tục thuận tiện, đơn giản, không cần chứng minh tài chính, không cần thế chấp tài sản, lãi suất ưu đãi từ 10-15%, thậm chí từ 0%.
Nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về các sản phẩm vay tiêu dùng có lãi suất ưu đãi và những vấn đề cần lưu ý, buổi tọa đàm trực tuyến “Vay tiêu dùng trước “thời điểm vàng” lãi suất” được VnEconomy tổ chức vào chiều nay (16/12), từ 14-16h.
Chương trình có sự tham gia của 3 vị khách mời, gồm:
- TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia tài chính - ngân hàng
- PGS.TS Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân
- Ông Nguyễn Hữu Ái, Giám đốc Khối kinh doanh, Công ty Tài chính FE Credit
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm trực tuyến, các chuyên gia sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn vấn đề: tham gia chương trình mua sắm lãi suất ưu đãi thì người tiêu dùng cần đáp ứng những điều kiện gì? Vì sao các công ty tài chính lại có thể đưa ra được những gói vay mua tiêu dùng lãi suất thấp, thậm chí từ 0%? Lợi ích mà người tiêu dùng, nhà sản xuất và ác công ty tài chính đạt được là gì, khi đưa ra chương trình này?...
Bạn đọc có thể chia sẻ quan điểm về chủ đề trên cũng như gửi câu hỏi cho các diễn giả tại địa chỉ e-mail editor@vneconomy.vn. Bạn cũng có thể gửi vào hộp “Bình luận của bạn” bên dưới bài viết này. VnEconomy xin trân trọng cảm ơn sự tham gia của các bạn.
Sau đây là những nội dung chính của cuộc tọa đàm.
Pham Huong (Hà Nội): Nhìn chung thì người dân có những lợi ích gì từ việc thị trường tài chính tiêu dùng phát triển nhanh những năm qua ở Việt Nam, thưa ông?
TS. Vũ Đình Ánh:
Thị trường tài chính tiêu dùng là một bộ phận của thị trường tài chính. Ở Việt Nam, thị trường này mới xuất hiện và phát triển trong vài năm gần đây, nhưng nó đã có lịch sử phát triển hàng chục năm trên thế giới. Đặc biệt là ở các nước phát triển.
Thị trường tài chính tiêu dùng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu của một bộ phận đông đảo người dân có nhu cầu tiêu dùng và tiêu dùng ngày càng cao. Song, chưa có đủ điều kiện tài chính để đáp ứng ngay nhu cầu tiêu dùng đó, nên họ tiếp cận với các định chế tài chính có khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính đó của họ.
Ngược lại, các định chế tài chính, nhất là các ngân hàng bán lẻ và các công ty tài chính nhận thấy tiềm năng lớn của thị trường tài chính tiêu dùng nên họ hướng vào thị trường tài chính tiêu dùng, thậm chí coi thị trường này là một phân khúc thị trường quan trọng hàng đầu không kém gì so với các thị trường tài chính khác.
Tóm lại, thị trường tài chính tiêu dùng đóng vai trò đáp ứng nhu cầu của các cá nhân và hộ gia đình trong tiêu dùng và là một lĩnh vực kinh doanh tốt của các định chế tài chính. Thông qua đó, thị trường tài chính tiêu dùng góp phần tích cực phát triển các thị trường khác như thị trường hàng hóa dịch vụ…, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế và đóng góp vào phát triển xã hội.
ThuTam (Tp.HCM): Những người thu nhập thấp thường có nhu cầu vay những khoản nhỏ, nhưng hiện nay có một cái khó của họ là không thể chứng minh mục đích sử dụng vốn vay...
TS. Vũ Đình Ánh:
Đặc điểm của vay tiêu dùng là quy mô không lớn, thời gian vay ngắn, không cần tài sản đảm bảo và phục vụ cho tiêu dùng, nên quy định và kiểm soát việc thực hiện quy định sử dụng vốn vay tiêu dùng đúng mục đích, tương tự như đối với các khoản cho vay tín dụng của các tổ chức tín dụng phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh như hiện nay, theo tôi là không cần thiết và không khả thi.
Vấn đề quan trọng đối với người cho vay tiêu dùng là kiểm soát và quản lý được rủi ro về khả năng trả nợ của khách hàng. Còn đối với người đi vay tiêu dùng thì quan trọng là bố trí được nguồn để trả nợ khi đến hạn.
Do đó, việc người đi vay tiêu dùng có sử dụng đúng mục đích như hợp đồng cho vay tiêu dùng (nếu có) hay không, theo tôi là không quan trọng.
Tuy nhiên, để đảm bảo người vay tiêu dùng sử dụng đúng mục đích thì, thay vì quan hệ hai bên giữa người đi vay và người cho vay, sự tham gia của bên thứ ba là người bán hàng hay cung cấp dịch vụ chính là đảm bảo chắc chắn nhất hạn chế việc sử dụng sai mục đích của khoản vay tiêu dùng.
Ông Đặng Ngọc Đức:
Dự thảo lần hai thông tư của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính đã ghi rõ người đi vay phải xác định được mục đích vay một cách rõ ràng và những mục đích này không nằm trong những điều cấm của luật pháp.
Tôi nghĩ rằng, hướng dẫn như vậy là hoàn toàn phù hợp để chống những mục đích bị pháp luật ngăn cấm.
Trên thực tế, bản thân hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua nhà phân phối hàng hóa bán lẻ đã cho biết rõ về mục đích của việc sử dụng vốn là tiêu dùng, hơn nữa khi mua những hàng hóa để tiêu dùng thì bản thân người đi vay đã chỉ ra mục đích của việc sử dụng vốn vay thông qua giá trị sử dụng của hàng hóa tiêu dùng.
Do vậy, không thể nói rằng người tiêu dùng vay những món nhỏ lẻ thì không thể chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.
Trong trường hợp cho vay bằng tiền theo nhu cầu khách hàng đề xuất, như khám chữa bệnh, đi du lịch…, khách hàng cũng có thể chứng minh. Riêng trường hợp khách hàng vay tiền để tùy ý sử dụng thì đúng là rất khó chứng minh, song công ty tài chính có thể tìm hiểu thông qua các quan hệ ở địa phương như tổ dân phố, họ hàng, hay các cơ quan nơi khách hàng đang làm việc…
Trên thực tế nếu khách hàng vay tiêu dùng bằng tiền mặt mà cố tình sử dụng vào những mục đích khác thì có thể coi là vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc vi phạm pháp luật và sẽ có những quy phạm pháp luật để điều chỉnh.
H.H.Sơn (Đà Nẵng): Tôi muốn mua xe máy cho con trai đi học, dịp cuối năm này có chương trình dành cho sinh viên không?
FE Credit thường xuyên có nhiều những chương trình khuyến mãi ưu đãi lãi suất 0-1%, trả trước 0 đồng và các chương trình khuyến mãi khác nhân dịp cuối năm.
Vì thế bạn hoàn toàn có thể tham gia các chương trình khuyến mãi của FE Credit để mua xe máy trả góp cho con trai. Bạn có thể tham khảo thông tin thêm tại website https://fecredit.com.vn hoặc thông qua các đại lý xe máy trên toàn quốc.
TienHa (Hà Nội): Tôi thấy quảng cáo vay tiêu dùng lãi 0%, tôi có phải ràng buộc gì khác khi mua trả góp không?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
Khi tham gia vay tiêu dùng tại FE Credit, khách hàng chỉ cần cung cấp các loại giấy tờ chứng minh nhân thân như chứng minh nhân dân, hộ khẩu hoặc bằng lái xe và một số giấy tờ liên quan tùy thuộc vào từng khoản vay của người tiêu dùng. Chứng minh nhân dân bản gốc hoặc hộ khẩu, cà vẹt xe là giấy tờ thiết yếu khi có nhu cầu vay tiêu dùng.
Bên cạnh đó, khách hàng cần đọc và tìm hiểu kỹ các điều khoản trong hợp đồng vay thông qua tư vấn từ đội ngũ nhân viên của FE Credit trước khi ký và xác nhận khoản vay của mình.
Phan V. Quan (Hà Nội): Theo các ông, lợi ích mà người tiêu dùng, nhà sản xuất và các công ty tài chính đạt được là gì, khi đưa ra chương trình cho vay tiêu dùng lãi suất từ 0%?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Tôi nghĩ như sau.
Đối với người tiêu dùng, là thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngay cả khi thu nhập hiện tại chưa cho phép, góp phần nâng cao mức sống và trách nhiệm với cộng đồng.
Nhà sản xuất thì nhanh chóng tiêu thu sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất và lưu thông, tiết kiệm chi phí và do vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Công ty tài chính thì tăng doanh số giao dịch, doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, với những gói sản phẩm cho vay tiêu dùng ưu đãi còn góp phần củng cố liên kết kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện đời sống và các vấn đề xã hội...
Ông Nguyễn Hữu Ái:
Người tiêu dùng nhận được nhiều lợi ích nhất từ chương trình lãi suất 0%. Đối tác và FE Credit có thể chia sẻ chi phí hoạt động, giảm lợi nhuận đầu vào, nhưng lợi ích từ việc kích cầu và tiếp cận được số lượng khách hàng tham gia cao hơn, từ đó nâng cao tổng doanh số bán hàng để bù chi phí ưu đãi.
T.L (Hà Nội): Các ông có thể lý giải rõ hơn về lợi ích của gói vay tiêu dùng lãi suất từ 0% cho cả tổ chức cho vay lẫn người vay vốn, nhất là đối với những đối tượng thu nhập thấp?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Người thu nhập thấp thiếu các điều kiện cơ bản của cuộc sống: nhà ở, phương tiện đi lại sinh hoạt cá nhân, khám chữa bệnh và thậm chí cả nhu cầu ăn uống hàng ngày.
Những người này thường rất khó tiếp cận đối với nguồn vốn tín dụng, vì họ không có phương án sản xuất kinh doanh, không có nguồn thu nhập hoặc không chứng minh được nguồn trả nợ...
Gói cho vay tiêu dùng ưu đãi không cần tài sản thế chấp, không cần chứng minh nguồn gốc thu nhập, trả nợ có thể xem là một điều kiện cho người có thu nhập thấp tiếp cận và có thể đáp ứng các nhu cầu cuộc sống, có điều kiện hay cơ hội để cải thiện.
Còn đối với công ty tài chính, đối tượng vay vốn sử dụng gói sản phẩm này chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế.
Trong khi các nhà sản xuất và phân phối gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa thì việc cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng ưu đãi chính là việc các công ty tài chính đã hướng tới một thị trường lớn và ổn định, làm trung gian, cầu nối quan trọng.
AndyHa (Tp.HCM): Trong trường hợp khách hàng đang trong thời điểm bổ sung hoặc đang chờ làm lại chứng minh nhân dân thì họ có thể tham gia vay tiêu dùng bằng giấy tờ nào?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
Giấy tờ chứng minh nhân dân là điều kiện cần phải đáp ứng tối thiểu khi đăng ký vay tiêu dùng. Hộ khẩu, cà vẹt xe là giấy tờbổ sung thêm khi đăng ký. Khách hàng có thể tham gia nhiều chương trình khuyến mãi khác trong năm.
Minh Minh (Hà Nội): Ngân hàng Nhà nước đã đưa dự thảo lần hai lấy ý kiến góp ý về quy chế đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính, có cho phép các công ty tài chính được thỏa thuận về lãi suất, vậy có chồng chéo luật không?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Luật Dân sự quy định trần lãi suất nhằm chống tín dụng nặng lãi và cho vay bóc lột. Việc quy định thỏa thuận lãi suất tuy có yếu tố mâu thuẫn, áp dụng trong trường hợp cho vay 0% lại là vấn đề không thuộc phạm vi mục đích hạn chế của luật.
Mặt khác, hoạt động của tổ chức tín dụng còn có Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định mang tính chất pháp quy cụ thể khác điều tiết trong từng điều kiện là khá phổ biến ở Việt Nam.
Đây là hạn chế chung của hệ thống pháp luật của các nước đang phát triển: tồn tại sự chồng chéo hay bất cập về luật cũng như các văn bản pháp lý là hiện thực và cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện.
T.L (Hải Phòng): Nhiều công ty tài chính hiện nay bị phàn nàn về lãi suất, có cách nào để điều chỉnh mức lãi suất này để có lợi cho người tiêu dùng?
Một thực tế không thể phủ nhận là lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay đang phổ biến ở mức cao, thậm chí quá cao nếu so sánh với mặt bằng lãi suất cho vay nói chung.
Nguyên nhân được giải thích là do cho vay tiêu dùng có rủi ro mất vốn lớn hơn hẳn so với cho vay thông thường, nên định chế tài chính phải tính toán một mức lãi suất đủ để đảm bảo bù đắp rủi ro đó.
Hơn nữa, thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam còn mới nên các định chế tài chính tham gia trên thị trường này chưa đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô, do lượng khách hàng còn ít, chi phí ban đầu cao. Đó là hai nguyên nhân cơ bản khiến cho lãi suất cho vay tiêu dùng chưa thật sự hấp dẫn đối với người đi vay. Thậm chí khiến cho không ít người e ngại, chưa dám tiếp cận thị trường này.
Việc giảm lãi suất cho vay tiêu dùng về mức hợp lý là trọng tâm trong phát triển thị trường tài chính tiêu dùng trong những năm tới không chỉ của người cho vay nhằm đáp ứng mong muốn của người đi vay mà còn là mục tiêu của các cơ quan quản lý có liên quan.
Theo tôi, có nhiều cách để giảm lãi suất cho vay tiêu dùng. Cụ thể:
Thứ nhất, lãi suất cho vay tiêu dùng tương tự như các lãi suất khác trên thị trường tài chính là kết quả của cân đối cung cầu trên thị trường tài chính. Do đó, khi nguồn cung trên thị trường tài chính tiêu dùng tăng thông qua tăng số lượng các định chế tài chính cho vay tiêu dùng với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng đi đối với nguồn lực dành để cho vay tiêu dùng gia tăng là điều kiện cần để lãi suất cho vay tiêu dùng giảm xuống theo quy luật cạnh tranh lãi suất trên thị trường.
Ngược lại, lãi suất cho vay tiêu dùng khó giảm khi nhu cầu vay tiêu dùng tăng cao hơn so với khả năng đáp ứng từ phía các định chế tài chính. Theo đó, lãi suất cho vay tiêu dùng sẽ vận động theo xu hướng lãi suất càng giảm thì càng có cơ hội tăng số lượng khách hàng vay tiêu dùng và định chế tài chính có cơ hội và điều kiện giảm lãi suất cho vay nhờ lợi thế kinh tế do quy mô mà vẫn đảm bảo được quy mô và tỷ suất lợi nhuận.
Thứ hai, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính tiêu dùng, các biện pháp quản lý rủi ro của mỗi định chế tài chính cũng như của toàn bộ thị trường tài chính tiêu dùng nói riêng, thị trường tài chính nói chung sẽ được hoàn thiện, nhờ vậy lãi suất cho vay tiêu dùng có thể giảm, thậm chí giảm nhanh tỷ lệ thuận với tăng khả năng quản lý rủi ro, giảm mức độ rủi ro.
Thứ ba, sự tham gia của bên thứ ba là các nhà sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho lãi suất cho vay tiêu dùng có thể giảm mạnh do bản chất của dòng tiền giữa sản xuất đến lưu thông và tiêu dùng cuối cùng có sự tham gia của trung gian tài chính là định chế tài chính cho vay tiêu dùng một cách trực tiếp.
Thực tế cho thấy, đang ngày càng xuất hiện nhiều những khoản cho vay tiêu dùng có lãi suất thấp, thậm chí là 0%.
Thứ tư, lãi suất cho vay tiêu dùng cũng có thể giảm thông qua việc các định chế tài chính tiết giảm chi phí, tiết kiệm trong các khâu trung gian, nâng cao khả năng quản lý, thậm chí điều tiết lợi nhuận về mức thấp hơn bình thường trong một thời gian nhất định để hỗ trợ thị trường, khuyến khích mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng thay mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn bằng mục tiêu lợi nhuận trong dài hạn và bền vững hơn.
Thứ năm, lãi suất cho vay tiêu dùng có mối quan hệ mật thiết với lãi suất chung trên thị trường tài chính tín dụng ngân hàng nên lãi suất này nhất định sẽ giảm nhờ xu hướng giảm chung của lãi suất trên thị trường cũng như nhờ kết quả của các chính sách tài chính tiền tệ tác động làm giảm mặt bằng lãi suất nói chung, lãi suất cho vay tiêu dùng nói riêng.
Ông Đặng Ngọc Đức:
Lãi suất cho vay tiêu dùng cũng chính là một loại giá cả, và sẽ được điều tiết theo thị trường.
Trong thời gian gần đây do sự bùng nổ của thị trường cho vay tiêu dùng, nên lãi suất cho vay tiêu dùng đã trở nên hết sức cạnh tranh, thậm chí nhiều công ty tài chính đã cung cấp một số sản phẩm cho vay tiêu dùng với lãi suất bằng 0%, và như vậy là rất có lợi cho người tiêu dùng.
Van Hai (Hà Nội): Chương trình cho vay tiêu dùng lãi 0% dịp này áp cho những sản phẩm nào?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
Công ty FE Credit thường kết hợp với các đại lý, đối tác trên toàn quốc triển khai các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất 0-1% hoặc trả trước 0 đồng, áp dụng cho các khoản vay mua hàng điện tử như điện thoại, laptop, thiết bị gia dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt… và mua xe máy trả góp.
Ngoài ra, chào đón năm mới Đinh Dậu 2017, chúng tôi cũng liên tục cung cấp các gói sản phẩm vay và chương trình khuyến mãi. Chẳng hạn chuỗi chương trình khuyến mãi “Xuân đón vận may, trúng iPhone 7” với giải thưởng là 17 chiếc iPhone 7 và hàng nghìn quà tặng khác, với tổng giá trị giải thưởng hơn 800 triệu đồng.
Chương trình này được áp dụng cho tất cả khách hàng đăng ký và được duyệt vay các sản phẩm: vay tiền mặt, vay mua xe máy, vay mua thiết bị điện tử - điện máy tại FE Credit và các đại lý, cửa hàng liên kết với FE Credit trên toàn quốc, trong khoảng thời gian 19/12/2016-27/1/2017.
Hoặc đối với khách hàng sử dụng thẻ tín dụng FE Credit, từ 12/12/2016 đến hết ngày 08/01/2017, mỗi tuần khi chi tiêu qua thẻ từ 8,000,000 VNĐ, chủ thẻ có cơ hội nhận các giải thưởng giá trị chương trình “Tết đến xuân sang, rộn ràng quà tặng” với tổng giá trị lên đến gần 300 triệu đồng như 4 xe máy Honda Vision, 4 điện thoại OPPO F1s, 4 máy tính bảng Galaxy Tab A6.
Bạn có thể tham khảo thông tin thêm tại website: https://fecredit.com.vn hoặc thông qua các đại lý xe máy, điện tử trên khắp toàn quốc.
Ha Son (Đà Nẵng): Các ngân hàng đang chạy đua lập công ty tài chính tiêu dùng, trong đó có nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các ông đánh giá gì về điều này?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Hoạt động cho vay tiêu dùng là một thị trường lớn, cũng là một xu hướng phát triển của ngân hàng thương mại hiện đại, tức có sự kết hợp giữa nghiệp vụ ngân hàng bán buôn và nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ. Do đó, ở các nước trên thế giới, các ngân hàng thương mại có sự phát triển rất mạnh về cho vay tiêu dùng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, do thông tư mới đây quy định, ngân hàng thương mại muốn cho vay tiêu dùng thì phải thông qua công ty tài chính do đó các ngân hàng thương mại mới thành lập công ty tài chính để đáp ứng yêu cầu phát triển cho vay tiêu dùng.
Và, chính với sự ra đời của các công ty tài chính thuộc các ngân hàng thương mại sẽ làm gia tăng số lượng các đơn vị cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng. Do vậy, thị trường cho vay tiêu dùng có cơ hội để phát triển và áp lực cạnh tranh sẽ tăng cao.
Trong trường hợp này người tiêu dùng sẽ là người được hưởng lợi do các công ty tài chính phải thu hút khách hàng nên sẽ đưa ra các dịch vụ có chất lượng tốt nhất, lãi suất giảm và thậm chí có những sản phẩm cho vay tiêu dùng với lãi suất 0%.
Các nhà sản xuất và các cửa hàng bán lẻ cũng sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển của thị trường cho vay tiêu dùng bởi lẽ họ sẽ tiêu dùng thụ được sản phẩm một cách nhanh chóng hơn, giảm thiểu chi phí lưu kho, chi phí lưu thông, do đó sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, rủi ro cũng có thể xảy ra trong bối cảnh sự phát triển bùng nổ của thị trường cho vay tiêu dùng.
Một là, phản ánh không chính xác nhu cầu thực tế của thị trường, do đó có thể định hướng sai hay định hướng không chính xác đối với nhà sản xuất, gia tăng sản lượng quá mức và vượt quá khả năng thanh toán của người tiêu dùng mà điều này đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới.
Và hai là, khi mà cho vay tiêu dùng bùng nổ với sự cạnh tranh của các công ty tài chính muốn thu hút và giữ chân khách hàng có thể dẫn đến chất lượng cho vay giảm sút, gây hậu quả cho hoạt động của các công ty tài chính.
Thu Tra (Tp.HCM): Vay tiêu dùng của các công ty tài chính có gì khác đối với vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Thứ nhất, về mặt pháp lý, vay tiêu dùng của các công ty tài chính được điều tiết bằng các quy định về cho vay tiêu dùng đối với công ty tài chính.
Trong trường hợp dự thảo lần thứ hai của thông tư quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính được thông qua thì quy mô món vay tiêu dùng là nhỏ hơn (10 triệu đồng), trong khi các ngân hàng thương mại thì có thể vay tiêu dùng với những món vay có quy mô lớn hơn: như vay mua ôtô, mua nhà…
Lãi suất cho vay của công ty tài chính được phép thỏa thuận với khách hàng, trong khi lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại thì không được phép vượt quá trần lãi suất (150 - 200% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước).
Thứ hai là phạm vi vay tiêu dùng của công ty tài chính thì chỉ là những khoản tiêu dùng nhỏ không được cho vay để mua nhà, sửa chữa nhà cửa, thuê nhà, thuê mua nhà… Trong khi các ngân hàng thường thì hoàn toàn cho vay tiêu dùng sửa chữa nhà cửa, đầu tư bất động sản…
Thứ ba là quy trình cho vay của các ngân hàng thương mại luôn chặt chẽ hơn do quy định của các ngân hàng thương mại và của Ngân hàng Nhà nước, ngoài ra, do quy mô lớn hơn nên quy trình cho vay của các ngân hàng cũng chặt chẽ hơn so với quy trình cho vay của các công ty tài chính.
TS. Vũ Đình Ánh:
Cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại phải tuân thủ các quy định chung của tín dụng cho vay do Ngân hàng Nhà nước quy định cũng như quy trình cho vay chặt chẽ của mỗi ngân hàng thương mại về lãi suất, điều kiện cho vay, tài sản đảm bảo, thời gian trả nợ, trích lập dự phòng rủi ro, thu hồi nợ, xử lý nợ xấu…
Do đó, cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại bị hạn chế tính hấp dẫn không chỉ đối với người đi vay mà còn ngay cả đối với người cho vay là các ngân hàng thương mại.
Chính vì vậy, các công ty tài chính ra đời, không ít trong số đó là công ty con của ngân hàng thương mại với mục đích chuyên môn hóa hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng nhằm khắc phục những hạn chế đối với cho vay tiêu dùng theo hướng giảm nhẹ hay linh hoạt hơn so với tín dụng cho vay ngân hàng bình thường, kể cả về lãi suất, điều kiện cho vay và các điều kiện như đã nêu trên.
Nhờ vậy, thị trường tài chính tiêu dùng có điều kiện phát triển tốt hơn so với chỉ có sự tham gia của các ngân hàng thương mại như trước đây, đồng thời cơ quan quản lý nhà nước cũng có điều kiện quản lý tốt hơn và thuận lợi hơn trong hoạch định chính sách, nhằm phát triển thị trường tài chính tiêu dùng mà không gây xung đột hay bất lợi trong phát triển thị trường tính dụng ngân hàng nói chung.
NoName (Đà Nẵng): Hiện tôi đang vay tiêu dùng ở một công ty tài chính, nhưng do đã đóng tiền quá hạn mấy lần nên bị đưa vào danh sách nợ xấu, công ty tài chính cũng đã khởi kiện tôi ra tòa, nhưng tôi vẫn cam kết trả nợ, vậy xin hỏi trong trường hợp này tòa án sẽ xử lý như thế nào?
TS. Vũ Đình Ánh:
Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn và công ty tài chính tự thỏa thuận được với nhau để xử lý những vi phạm hợp đồng đã xảy ra, đặc biệt là cam kết cụ thể về việc trả nợ của bạn cho công ty tài chính.
Nếu công ty tài chính vẫn quyết định khởi kiện bạn ra tòa thì tòa sẽ xử lý căn cứ vào lập luận của mỗi bên và sẽ quy trách nhiệm cụ thể theo quy định của pháp luật về tranh chấp dân sự nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của bạn và công ty tài chính.
Bich Thu (Hà Nội): Khi xảy ra những tranh chấp về hợp đồng hoặc lãi suất, chúng tôi có thể tìm đến cơ quan nào?
TS. Vũ Đình Ánh:
Trước hết bạn nên tận dụng mọi khả năng có thể để giải quyết tranh chấp với công ty tài chính nhằm giải tỏa những nguyên nhân gây ra những tranh chấp đó. Đó là cách thức tốt nhất.
Nếu vẫn không giải quyết được tranh chấp thì bạn cần làm rõ nguyên nhân gây ra tranh chấp và bản chất của tranh chấp đó là do chủ quan từ phía bạn hay do từ phía công ty tài chính hay do bên thứ ba có liên quan. Nếu là từ phía bạn thì bạn cần tự xử lý để giải tỏa tranh chấp.
Nếu là từ phía công ty tài chính thì bạn có thể khởi kiện ra tòa dân sự đê bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu là từ phía bên thứ ba thì bạn cần làm theo trình tự như trên, tức là ưu tiên thỏa thuận và đàm phán trước, nếu không được mới tiến hành khởi kiện tại tòa dân sự.
Nguyễn Quân Anh (Bắc Giang): Hợp đồng cho vay tiêu dùng thường rất dài, nhiều điều khoản, làm thế nào để hiểu rõ hợp đồng này?
Hợp đồng cho vay tiêu dùng là căn cứ quan trọng nhất để quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia giao kết hợp đồng.
Đó cũng là căn cứ, bằng chứng để thực hiện các thủ tục tố tụng khi xảy ra tranh chấp không tự giải quyết được mà phải khởi kiện ra tòa. Do đó nội dung hợp đồng cho vay tiêu dùng đều dựa trên các quy định pháp luật có liên quan và có nội dung tương đối phức tạp logic chặt chẽ và do đó không ít trường hợp gây khó hiểu cho người đi vay.
Hơn nữa hợp đồng cho vay tiêu dùng thường do người cho vay soạn thảo sẵn còn người đi vay chỉ đọc hợp đồng và ký.
Với vị thế và trình độ hạn chế của người đi vay so với người cho vay thì việc minh bạch hợp đồng cho vay tiêu dùng là rất cần thiết, không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của người đi vay mà còn giúp cho người cho vay hạn chế bớt những tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Theo đó người cho vay cần giải thích một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác cho người đi vay về những nội dung quan trọng nhất của hợp đồng cho vay tiêu dùng, đặc biệt là những nội dung liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của người đi vay cũng như trình tự, lộ trình, điều kiện xử lý những tranh chấp, vi phạm nếu có trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính tiêu dùng các cơ quan chức năng có liên quan nên xem xét ban hành hợp đồng mẫu cho vay tiêu dùng để người đi vay cũng như người cho vay có điều kiện thuận lợi minh bạch các nội dung của hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật.
Thêm vào đó, trình độ của người đi vay có thể được nâng lên và đảm bảo thông qua giáo dục đào tạo, và nhất là phát triển hệ thống tư vấn hay hỗ trợ luật cho người đi vay trước và trong khi họ giao kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.
Ông Đặng Ngọc Đức:
Thứ nhất, công ty tài chính cần có đội ngũ cán bộ tín dụng làm tư vấn cho khách hàng vay vốn, cụ thể giải thích cho họ hiểu rõ những điều khoản trong hợp đồng để người vay có khả năng thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia vay vốn của công ty tài chính.
Thứ hai, các công ty tài chính cũng nên có sự phối hợp với các công ty luật, văn phòng công chứng để công khai và minh bạch hóa hoạt động vay mượn và ký kết hợp đồng tín dụng. Đồng thời cũng đảm bảo các hoạt động vay và cho vay hoàn toàn hợp pháp và hợp lệ.
Thứ ba, với những khoản vay có quan hệ với bên thứ ba (nhà cung cấp hàng hóa hoặc đơn vị bán lẻ), hợp đồng tín dụng cũng nên được cung cấp cho bên thứ ba để cùng giám sát việc thực hiện.
Tram Fap (Hà Nội): Hiện tôi đang cần một nguồn vốn 200 triệu đồng để khởi nghiệp kinh doanh. Xin tư vấn giúp tôi có nên vay không. Những khoản vay như thế nào nên thì vay tiêu dùng?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Trước hết cho vay tiêu dùng là cho để mua sắm hàng hóa tiêu dùng hay nhằm mục đích tiêu dùng của người đi vay, trong khi cho vay khởi nghiệp thực chất là cho vay để phát triển sản xuất kinh doanh hoặc dự án phát triển sản xuất kinh doanh.
Bạn không thể vay 200 triệu với mục đích khởi nghiệp dưới hình thức vay tiêu dùng dù từ ngân hàng thương mại hay các công ty tài chính.
Để vay được 200 triệu đồng cho hoạt động khởi nghiệp bạn có thể đến các ngân hàng thương mại để trình bày đề án khởi nghiệp, tuy nhiên, sẽ không có nhiều ngân hàng thương mại sẵn sàng cho vay khởi nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Phương án khác là bạn tìm hiểu việc vay vốn từ quỹ khởi nghiệp, trong đó BIDV là một ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực cho vay khởi nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến các nhà tài trợ nước ngoài đã hình thành quỹ hỗ trợ khởi nghiệp để vay vốn.
Nguyệt Hà (Tp.HCM): Hiện một số khách hàng phản ánh lãi suất vay tiêu dùng có thể lên tới 60-70%/năm?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Lãi suất cho vay tiêu dùng là lãi suất được thỏa thuận giữa công ty tài chính và người tiêu dùng, và không phải là lãi suất nặng lãi hay lãi suất bóc lột theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thậm chí các công ty tài chính đang cố gắng đưa ra lãi suất rất cạnh tranh để thu hút người tiêu dùng vay vốn.
Tuy nhiên, trên thực tế, lãi suất ưu đãi chỉ áp dụng trong thời hạn vay vốn. Nếu khách hàng chậm trả thì lãi suất có thể rất cao để bù đắp rủi ro. Điều này nhằm ràng buộc khách hàng vay vốn phải có trách nhiệm hoàn trả vốn vay đúng hạn.
Thông tin mà bạn cung cấp chưa thực sự đầy đủ, song tôi cho rằng, mức lãi suất lên tới 60-70%/năm có thể là do khách hàng không hoàn trả vốn đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng.
Để không bị rơi vào tình trạng lãi suất cao (lãi suất phạt) trước hết bạn cần nghiên cứu để hiểu thật chính xác những điều khoản của hợp đồng tín dụng, cần thiết có thể tham khảo thêm ý kiến từ chuyên gia tài chính - luật. Sau đó cần có kế hoạch trả nợ một cách khoa học và hiệu quả để không rơi vào tình trạng nợ quá hạn, bạn sẽ luôn được hưởng lãi suất thỏa thuận và lãi suất ưu đãi.
Huong Huong (Nam Định): Thực tế tôi quan sát thấy xung quanh rất nhiều bạn trẻ có nhu cầu vay tiêu dùng, lứa tuổi phổ biến từ 20 đến 28 tuổi. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ dùng thẻ visa tiêu hàng trăm triệu đồng sau đó, đến kỳ hạn trả nợ thì không có tiền trả, báo hại bố mẹ người thân phải trả. Vì thế trong mắt nhiều phụ huynh, vay tiêu dùng thực sự đáng ngại. Các ông nghĩ thế nào về việc này?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Đối với lứa tuổi từ 20 - 28 là độ tuổi có nhu cầu tiêu dùng phổ biến là hoàn toàn đúng, bởi lẽ thời gian trưởng thành từ khi ra trường đến 28 tuổi phần lớn là thời gian ổn định cuộc sống và thu nhập.
Tuy nhiên, những bạn trẻ trong độ tuổi này có thể có được hạn mức tiêu dùng thẻ đến hàng trăm triệu là không nhiều hoặc chỉ là cá biệt bởi hạn mức thẻ tín dụng mà các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng phải có căn cứ vào thu nhập và nguồn trả nợ.
Những trường hợp bố mẹ phải trả thay như bạn nêu không phải là phổ biến hoặc có thể sử dụng thẻ của người khác. Hơn nữa, thẻ tín dụng chỉ là một hình thức của cho vay tiêu dùng, không nên vì một số trường hợp cá biệt mà chúng ta có ác cảm với cho vay tiêu dùng.
Tuy nhiên, trách nhiệm của cha mẹ và các bậc phụ huynh đối với nhu cầu tiêu dùng của con cái nói chung và nhu câu vay tiêu dùng là rất cần thiết để đảm bảo khả năng trả nợ cũng như phát huy những tác động tích cực của cho vay tiêu dùng.
Hai Minh (Hà Nội): Khi tham gia chương trình trả góp 0%, khách hàng không phải trả thêm khoản phí nào, có phải như vậy không?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
Đúng vậy, khách hàng không phải đóng thêm khoản phí nào khi tham gia chương trình trả góp 0%, họ chỉ phải trả tiền góp định kỳ hàng tháng được chia nhỏ theo khoản vay đăng ký.
Thu Ha (Hà Nội): Chuyên gia cho biết mức trần tín dụng 20% được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 có được áp dụng với hình thức vay tiêu dùng không?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Có thể bạn chưa hiểu rõ về quy định trần lãi suất tín dụng 20% được quy định trong Bộ luật Dân sự sửa đổi đang lấy ý kiến của Quốc hội.
Quy định này yêu cầu lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng không được vượt quá 150% hay 200% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, hay 20%/năm, điều đó không có nghĩa là các tổ chức tín dụng hay công ty tài chính sẽ cho vay ở mức lãi suất 20%.
Mục đích của quy định này là để loại bỏ tín dụng nặng lãi hay các hình thức cho vay bóc lột. Lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính hay các ngân hàng thương mại sẽ căn cứ vào thỏa thuận với khách hàng và lãi suất thị trường tại từng thời điểm cụ thể.
Hai Hai (Tp.HCM): Tôi đang định vay tiêu dùng để xây nhà, nhưng tham khảo thấy mức lãi suất khá cao. Xin chuyên gia cho biết vì sao lãi suất tiêu dùng lại cao như vậy?
Ông Đặng Ngọc Đức:
Đầu tiên tôi phải khẳng định rằng, bạn không thể vay tiêu dùng từ công ty tài chính để xây nhà, bởi lẽ, theo quy định thì công ty tài chính không được phép cho vay xây nhà, mua nhà, thuê nhà và thuê mua nhà. Bạn cần phải đến ngân hàng thương mại để đề xuất nhu cầu vay vốn.
Minh Tien (Tp.HCM): Vay tiêu dùng lãi 0% thì có những cách trả tiền gốc và lãi như thế nào? Làm thế nào để tôi biết mình được phê duyệt đạt chuẩn đối tượng vay tiêu dùng?
Khi bạn lựa chọn vay tiêu dùng với FE Credit, bạn sẽ được tư vấn về cách thức thanh toán phù hợp với khả năng thanh toán và thời gian trả góp của từng khách hàng.
Bên cạnh đó với hệ thống thanh toán khắp 63 tỉnh thành của FE Credit, thông qua các ngân hàng liên kết, bưu điện, dịch vụ ví điện tử chuyển tiền..., khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn thuận tiện và phù hợp nhất khi có nhu cầu thanh toán các khoản vay của mình.
Chúng tôi xem trọng việc kiểm soát rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ, do đó ngoài việc xác nhận thông tin khách hàng thông qua các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ khẩu hoặc bằng lái xe...
Chúng tôi sẽ thẩm định lịch sử tín dụng nếu có ghi nhận nợ xấu của từng khách hàng được ghi nhận trên hệ thống CIC liên ngân hàng để thẩm định điều kiện vay tiêu dùng của khách hàng trước khi phê duyệt khoản vay.
Khi đã thẩm định thông tin, FE Credit sẽ trực tiếp liên hệ thông báo đến khách hàng qua điện thoại, nếu là khoản vay tiền mặt/thẻ tín dụng, hoặc thông báo trực tiếp với khách hàng ngay tại điểm bán hàng, đối với khoản vay điện thoại/ điện tử/xe máy.
Angela Tram Anh (Tp.HCM): Có nhiều nghi ngại về các gói vay lãi suất 0% và người ta cho rằng đấy chỉ là những chiêu bài mà các công ty tài chính tung ra để hút khách, theo các ông như vậy có đúng?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
FE Credit hợp tác cùng các đối tác, nhà cung cấp triển khai thường xuyên chương trình ưu đãi lãi suất 0%-1% đem lại lợi ích cho cả ba bên: khách hàng - đối tác, và FE Credit.
Trong đó khách hàng là đối tượng được lợi nhiều nhất vì có thể sở hữu được các thiết bị công nghệ, điện máy hàng đầu với khoản trả góp chia nhỏ theo từng tháng và không phải trả lãi suất.
Đối tác và FE Credit có thể chia sẻ chi phí hoạt động, giảm lợi nhuận đầu vào nhưng lợi ích từ việc tiếp cận được số lượng khách hàng tham gia cao hơn và từ đó nâng cao tổng doanh số bán hàng để bù chi phí ưu đãi.
Angela Tram Anh (Tp.HCM): Tôi vẫn nghi ngờ về mức lãi suất 0%, như vậy ai là người có lợi nhất? Tôi lo lắng vì nhỡ đâu vì thiếu hiểu biết mà mình bị "lừa"?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
Khách hàng là người được lợi nhất khi tham gia chương trình ưu đãi lãi suất 0%-1% và trả trước 0 đồng từ FE Credit. Đối tác và FE Credit hợp tác chia sẻ chi phí hoạt động, giảm lợi nhuận đầu vào nhưng lợi ích từ việc kích cầu, tiếp cận được số lượng khách hàng tham gia cao hơn và từ đó nâng cao tổng doanh số bán hàng để bù chi phí ưu đãi.
Ngoài ra, khách hàng hoàn toàn có thể chủ động tìm hiểu thông tin, xác nhận kỹ lưỡng về chương trình ưu đãi thông qua tư vấn viên, hoặc qua các kênh truyền thông khác nhau trước khi đưa ra quyết định tham gia chương trình.
Nói tóm lại, khách hàng chính là người có toàn quyền quyết định trước khi đặt bút ký hợp đồng và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng sau khi ký hợp đồng dịch vụ vay tiêu dùng tín chấp từ tất cả các tổ chức tài chính tín dụng được pháp luật cho phép.
Tra Thu Minh (Hà Nội): Việc phát triển vay tiêu dùng có thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, tăng chi tiêu hơn không?
TS. Vũ Đình Ánh:
Bản chất của vay tiêu dùng là tiêu trước trả sau, do đó vay tiêu dùng giúp thúc đẩy tạo điều kiện tăng chi tiêu cho mỗi cá nhân và hộ gia đình, qua đó làm tăng tổng cầu của nền kinh tế và tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.
Thêm vào đó, thị trường tài chính tiêu dùng phát triển là yếu tố quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển đồng bộ các loại thị trường của Việt Nam.
Bích Nguyệt (Tp.HCM): Với con mắt của người trong ngành, theo các ông vì sao các công ty tài chính lại có thể đưa ra những gói vay tiêu dùng lãi suất từ 0%?
TS. Vũ Đình Ánh:
Một hiện tượng mới xuất hiện gần đây là các gói cho vay tiêu dùng với lãi suất 0% được coi là công cụ hấp dẫn trên thị trường tài chính tiêu dùng.
Nguyên nhân kinh tế của hiện tượng này là:
Thứ nhất, lãi suất 0% chỉ được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định đi kèm với những điều kiện cụ thể. Qua thời gian đó hoặc một trong những điều kiện cụ thể đi kèm không đáp ứng thì lãi suất phạt sẽ rất cao và công ty tài chính hoàn toàn có thể nhờ những trường hợp vi phạm mà bù đắp được những chi phí thực hiện các gói cho vay với lãi suất 0%, thậm chí vẫn có lãi.
Chính đặc điểm số lượng khách hàng lớn, đa dạng, chịu tác động của nhiều rủi ro do nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan nên gói lãi suất 0% vẫn có thể là công cụ kinh doanh hợp lý của công ty tài chính.
Thứ hai, lãi suất 0% có thể thực hiện được phần lớn là do có sự tham gia của bên thứ ba là nhà sản xuất hoặc phân phối do khắc phục được hiện tượng mua trả chậm phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi nhà sản xuất hoặc phân phối thay vì đưa cả phần lãi vay tín dụng ngân hàng và chiết khấu vào giá bán sản phẩm thì chuyển khoản chi phí đó cho công ty tài chính để họ thực hiện được chính sách cho vay lãi suất 0%.
Đó là nguyên nhân kinh tế trực tiếp.
Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân kinh tế gián tiếp do nhà sản xuất hoặc phân phối tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn có doanh thu cao hơn và thời gian tiêu thụ mỗi sản phẩm hàng hóa dịch vụ ngắn hơn, thời gian thu hồi vốn giảm…. nhờ tiêu thụ được hỗ trợ cho vay tiêu dùng.
Hải Bằng (Bình Dương): Tôi có thể thanh toán trước hạn khoản vay mua điện thoại trước thời hạn mà không bị phạt không?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
Phí phạt thanh toán khoản vay trước hạn hợp đồng luôn luôn được áp dụng trong tất cả các hợp đồng vay tín dụng/ vay tiêu dùng giữa người đi vay và bất kỳ tổ chức ngân hàng/ tổ chức tín dụng.
Tỉ lệ % phí thanh lý hợp đồng trước hạn sẽ được nhân viên FE Credit tư vấn cho khách hàng trước khi ký hợp đồng vay tiêu dùng tùy thuộc vào khoản vay tại thời điểm đăng ký ban đầu.
Ngoài ra, tùy thuộc vào thời điểm khách hàng muốn tất toán trước thời hạn khoản vay của hợp đồng đã ký, khách hàng cần liên hệ với FE Credit để được tư vấn và xác nhận phí thanh lý hợp đồng cụ thể tính trên dư nợ giảm dần đến thời điểm tất toán hợp đồng.
Khi đó, khách hàng có toàn quyền quyết định nếu muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc thanh toán trước hạn và chịu phí thanh lý hợp đồng trước hạn.
Tuan Minh (Hà Nội): Xin chào. Tôi có thể mua hai sản phẩm cùng một lúc trong dịp Tết này không? Ví dụ tôi định mua TV và điện thoại?
Ông Nguyễn Hữu Ái:
Khi khách hàng tham gia vay mua trả góp với FE Credit, khách hàng có thể vay mua 3 sản phẩm điện thoại/điện tử cùng lúc chỉ với 1 hợp đồng vay vào bất kỳ thời gian nào trong năm.
Do đó, đối với trường hợp khách hàng dự định vay mua trả góp Tivi, vẫn có thể vay mua điện thoại và thêm 1 thiết bị khác cùng một lúc với FE Credit.
Hiện tại, chào đón năm mới Đinh Dậu 2017, chúng tôi đang liên tục cung cấp các gói sản phẩm vay và chương trình khuyến mãi có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu của khách hàng một cách tốt nhất.