Trump có thể rút khỏi TPP trong 100 ngày đầu tiên tại Nhà Trắng
Chính quyền Trump có thể sớm rút Mỹ khỏi Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump có kế hoạch gấp rút thực hiện một vài lời hứa gây tranh cãi mà ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử liên quan đến các chính sách thương mại mà ông cho là khiến người Mỹ mất việc làm - trang Politco dẫn một tài liệu về chuyển giao quyền lực mà trang này thu thập được.
Theo Politico, lộ trình chính sách được vạch ra trong tài liệu trên nói rằng, trong vòng 100 ngày đầu tiên, chính quyền Trump sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và 100 ngày sau đó, Mỹ có thể rút khỏi Thỏa thuận Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) trừ phi một số yêu cầu nhất định được đáp ứng.
Một số chủ trương khác trong thời kỳ “trăng mật” của Trump tại Nhà Trắng bao gồm “dán mác” quốc gia thao túng tiền tệ cho Trung Quốc, điều mà chính quyền Tổng thống Barack Obama tránh làm trong suốt 8 năm, và hợp tác với Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ và Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ để rà soát tất cả các thương vụ lớn về công ty nước ngoài thâu tóm công ty Mỹ để đảm bảo cơ hội bình đẳng cho các nhà đầu tư Mỹ ở nước ngoài.
“Tất cả các thỏa thuận thương mại mà chúng ta có đều tồi tệ, và chúng ta nên xấu hổ về những người đã để cho những thỏa thuận đó được ký kết”, Trump từng nói trong một bài phát biểu hồi tháng 10, vạch ra một vài chi tiết cho kế hoạch thương mại của ông nếu trúng cử. “Tin tôi đi, những thỏa thuận đó sẽ nhanh chóng bị xóa bỏ”.
Tài liệu mà Politico trích dẫn được chuẩn bị bởi nhóm chuẩn bị cho các vấn đề chuyển giao quyền lực làm việc cho ông Trump, có văn phòng đặt tại thủ đô Washington DC. Tuy nhiên, trong nhóm này, ngoài Thống đốc New Jersey Chris Christie, những người khác đều hầu như chưa có tiếp xúc với Tổng thống đắc cử.
Nói cách khác, không có gì đảm bảo Trump sẽ phê chuẩn tất cả mọi đề xuất mà nhóm trên đưa ra sau khi ông chính thức nhậm chức.
Lộ trình chính sách dài 21 trang này giống như một bản tóm tắt kế hoạch chính sách của Trump, và chủ yếu được dựa trên những tuyên bố mà Trump đưa ra trong chiến dịch tranh cử của ông.
Nhìn chung, lộ trình này phản ánh những điểm trong bài phát biểu của Trump ở Gettysburg, Pennsylvania hôm 22/10 trong đó ông nói về những việc sẽ làm trong 100 ngày đầu tiên giữ cương vị Tổng thống.
Trong số tất cả những đề xuất chính sách thương mại gây tranh cãi của Trump, đàm phán lại NAFTA có thể gây ảnh hưởng lớn nhất lên nền kinh tế Mỹ. Theo lộ trình đề xuất, ngay trong ngày đầu tiên, chính quyền Trump sẽ đề nghị Canada và Mexico bắt đầu đàm phán lại NAFTA, thỏa thuận gần 23 năm tuổi mà Trump từng miêu tả là “thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất trong lịch sử”.
Tiếp đó, tùy thuộc diễn biến đàm phán, Trump có thể xem xét rút Mỹ khỏi thỏa thuận này trước khi kết thúc ngày thứ 200 của nhiệm kỳ, theo tài liệu.
Theo Politico, lộ trình chính sách được vạch ra trong tài liệu trên nói rằng, trong vòng 100 ngày đầu tiên, chính quyền Trump sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và 100 ngày sau đó, Mỹ có thể rút khỏi Thỏa thuận Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) trừ phi một số yêu cầu nhất định được đáp ứng.
Một số chủ trương khác trong thời kỳ “trăng mật” của Trump tại Nhà Trắng bao gồm “dán mác” quốc gia thao túng tiền tệ cho Trung Quốc, điều mà chính quyền Tổng thống Barack Obama tránh làm trong suốt 8 năm, và hợp tác với Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ và Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ để rà soát tất cả các thương vụ lớn về công ty nước ngoài thâu tóm công ty Mỹ để đảm bảo cơ hội bình đẳng cho các nhà đầu tư Mỹ ở nước ngoài.
“Tất cả các thỏa thuận thương mại mà chúng ta có đều tồi tệ, và chúng ta nên xấu hổ về những người đã để cho những thỏa thuận đó được ký kết”, Trump từng nói trong một bài phát biểu hồi tháng 10, vạch ra một vài chi tiết cho kế hoạch thương mại của ông nếu trúng cử. “Tin tôi đi, những thỏa thuận đó sẽ nhanh chóng bị xóa bỏ”.
Tài liệu mà Politico trích dẫn được chuẩn bị bởi nhóm chuẩn bị cho các vấn đề chuyển giao quyền lực làm việc cho ông Trump, có văn phòng đặt tại thủ đô Washington DC. Tuy nhiên, trong nhóm này, ngoài Thống đốc New Jersey Chris Christie, những người khác đều hầu như chưa có tiếp xúc với Tổng thống đắc cử.
Nói cách khác, không có gì đảm bảo Trump sẽ phê chuẩn tất cả mọi đề xuất mà nhóm trên đưa ra sau khi ông chính thức nhậm chức.
Lộ trình chính sách dài 21 trang này giống như một bản tóm tắt kế hoạch chính sách của Trump, và chủ yếu được dựa trên những tuyên bố mà Trump đưa ra trong chiến dịch tranh cử của ông.
Nhìn chung, lộ trình này phản ánh những điểm trong bài phát biểu của Trump ở Gettysburg, Pennsylvania hôm 22/10 trong đó ông nói về những việc sẽ làm trong 100 ngày đầu tiên giữ cương vị Tổng thống.
Trong số tất cả những đề xuất chính sách thương mại gây tranh cãi của Trump, đàm phán lại NAFTA có thể gây ảnh hưởng lớn nhất lên nền kinh tế Mỹ. Theo lộ trình đề xuất, ngay trong ngày đầu tiên, chính quyền Trump sẽ đề nghị Canada và Mexico bắt đầu đàm phán lại NAFTA, thỏa thuận gần 23 năm tuổi mà Trump từng miêu tả là “thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất trong lịch sử”.
Tiếp đó, tùy thuộc diễn biến đàm phán, Trump có thể xem xét rút Mỹ khỏi thỏa thuận này trước khi kết thúc ngày thứ 200 của nhiệm kỳ, theo tài liệu.