Trump lục đục với Quốc hội vì vụ sa thải Giám đốc FBI
Các nghị sỹ Dân chủ cho rằng việc ông Trump sa thải ông Comey là nhằm cản trở cuộc điều tra của FBI
Vài ngày trước khi bị Tổng thống Donald Trump sa thải, Giám đốc
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FB) James Comey đã tìm cách mở rộng cuộc điều
tra của cơ quan này nhằm vào những nghi vấn cho rằng chiến dịch tranh
cử của ông Trump đã thông đồng với Nga để gây ảnh hưởng lên kết quả cuộc
bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 - một nguồn tin từ Quốc hội Mỹ nói với
Reuters.
Hãng tin này cho biết sau động thái bất ngờ đuổi việc ông Comey ngày 9/5, ông Trump đang đối mặt với một cơn bão chỉ trích từ nhiều nghị sỹ Dân chủ và thậm chí là một số nghị sỹ trong chính Đảng Cộng hòa của ông. Trong khi đó, chính quyền Trump cáo buộc ông Comey “độc đoán” trong công việc và phủ nhận việc sa thải ông có liên quan đến cuộc điều tra Nga. Sự lục đục này có thể gây ra những trở ngại mới đối với các chính sách lớn của Trump như cải cách thuế, y tế…
Tổng thống Trump, người có cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Nhà Trắng ngày 10/5, đã phản bác mạnh những người chỉ trích ông, gọi các nghị sỹ Dân chủ là “đạo đức giả”, đồng thời bảo vệ quyết định sa thải ông Comey. Trước khi bị sa thải, ông Comey đã giữ vị trí người đứng đầu FBI kể từ năm 2013.
"Ông ta không làm tốt công việc”
Các nghị sỹ Dân chủ cho rằng việc ông Trump sa thải ông Comey là nhằm cản trở cuộc điều tra của FBI và yêu cầu tổ chức một cuộc điều tra độc lập để làm sáng tỏ nghi vấn người Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ. Một số người Dân chủ gọi vụ sa thải này là một nỗ lực nhằm che giấu hành động sai trái liên quan đến Nga. Một vài nghị sỹ Dân chủ cũng cho rằng hành động này của Tổng thống rất có vấn đề.
Việc ông Comey đột nhiên bị đuổi việc khiến Washington sửng sốt, đồng thời đẩy ông Trump lún sâu hơn vào cuộc tranh cãi xung quanh những cáo buộc cho rằng chiến dịch tranh cử của ông có sự thông đồng với Nga. Dù ông Trump đã làm Tổng thống được gần 4 tháng, cuộc tranh cãi này vẫn chưa buông tha ông và có nguy cơ cản trở các mục tiêu chính sách của ông.
“Ông ta không làm tốt công việc, có thế thôi”, ông Trump nói về ông Comey trong một cuộc gặp với cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng.
Trong khi đó, một nguồn tin từ Quốc hội Mỹ nói với Reuters rằng mấy ngày trước, ông Comey nói với các nghị sỹ rằng ông đã đề nghị Bộ Tư pháp bổ sung thêm nguồn lực, chủ yếu là thêm nhân viên, cho cuộc điều tra nói trên. Trước đó, Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, cơ quan cũng đang có một cuộc điều tra tương tự, đề nghị FBI đẩy nhanh cuộc điều tra về nghi vấn liên quan đến Nga.
Đáp trả thông tin báo chí nói rằng vào tuần trước, ông Comey đã đề nghị Thứ trưởng Bộ Tư pháp Rod Rosenstein tăng cường nguồn lực cho cuộc điều tra của FBI, phát ngôn viên bộ này Ian Prior nói trong một email: “Hoàn toàn sai lệch”.
Trong một báo cáo hồi tháng 1, các cơ quan tình báo Mỹ kết luận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho một kế hoạch nhằm gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử Mỹ, bao gồm tấn công vào hệ thống email của Đảng Dân chủ, gây rò rỉ email, với mục đích giúp ông Trump.
Nga phủ nhận cáo buộc này, chính quyền Trump cũng phủ nhận những cáo buộc cho rằng họ thông đồng với Nga.
Hôm thứ Ba tuần này, chính quyền Trump nói việc sa thải ông Comey xuất phát từ cách ông xử lý cuộc điều tra của FBI vào năm ngoái về việc bà Hillary Clinton, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, sử dụng máy chủ email cá nhân cho công việc trong thời gian làm Ngoại trưởng.
Nga nói gì?
Theo lời phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders, ông Trump đã tính sa thải ông Comey kể từ khi ông đắc cử vào tháng 11 năm ngoái. Bà Sanders cũng nói về “sự độc đoán trong việc né tránh mệnh lệnh” tại Bộ Tư pháp.
Nhiều nghị sỹ Dân chủ từng chỉ trích cách ông Comey xử lý vụ điều tra email đối với bà Clinton, nhưng họ cũng đặt câu hỏi về thời điểm ông bị sa thải, bởi ông Trump hoàn toàn có thể làm điều này sớm hơn sau khi nhậm chức vào hôm 20/1.
Trong một loạt dòng trạng thái (tweet) trên mạng xã hội Twitter, ông Trump nói ông Comey đã “đánh mất niềm tin của gần như tất cả mọi người ở Washington, cả những người Cộng hòa lẫn Dân chủ”. “Hết tháng này qua tháng khác, những người Dân chủ phàn nàn về Comey. Giờ đây, khi ông ta bị sa thải, thì họ lại giả vờ thương tiếc. Đúng là những kẻ đạo đức giả!”.
Một số nghị sỹ Dân chủ đã so sánh việc Trump sa thải Comey với “vụ thảm sát đêm thứ Bảy” vào năm 1973, khi Tổng thống Richard Nixon ra lệnh bắn một ủy viên công tố độc lập đặc biệt đang điều tra vụ bê bối Watergate. Vì vụ bê bối này, ông Nixon rút cục phải từ chức.
Ông Trump cho biết ông đã có “một cuộc gặp rất, rất tốt với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và hai bên đã thảo luận về cuộc nội chiến ở Syria. Cuộc gặp này là cuộc tiếp xúc công khai cấp cao nhất giữa ông Trump và Chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin kể từ khi ông Trump lên cầm quyền.
Khi xuất hiện ở Bộ Ngoại giao Mỹ trước khi tới Nhà Trắng, ông Lavrov đã được báo chí đặt câu hỏi về vụ sa thải ông Comey. Ngoại trưởng Nga đáp bằng giọng hài hước: “Ông ấy bị sa thải ư? Các bạn đang nói đùa”.
Từ thành phố Sochi của Nga, ông Putin nói rằng việc sa thải ông Comey sẽ không có ảnh hưởng gì đến quan hệ Mỹ-Nga.
Hãng tin này cho biết sau động thái bất ngờ đuổi việc ông Comey ngày 9/5, ông Trump đang đối mặt với một cơn bão chỉ trích từ nhiều nghị sỹ Dân chủ và thậm chí là một số nghị sỹ trong chính Đảng Cộng hòa của ông. Trong khi đó, chính quyền Trump cáo buộc ông Comey “độc đoán” trong công việc và phủ nhận việc sa thải ông có liên quan đến cuộc điều tra Nga. Sự lục đục này có thể gây ra những trở ngại mới đối với các chính sách lớn của Trump như cải cách thuế, y tế…
Tổng thống Trump, người có cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Nhà Trắng ngày 10/5, đã phản bác mạnh những người chỉ trích ông, gọi các nghị sỹ Dân chủ là “đạo đức giả”, đồng thời bảo vệ quyết định sa thải ông Comey. Trước khi bị sa thải, ông Comey đã giữ vị trí người đứng đầu FBI kể từ năm 2013.
"Ông ta không làm tốt công việc”
Các nghị sỹ Dân chủ cho rằng việc ông Trump sa thải ông Comey là nhằm cản trở cuộc điều tra của FBI và yêu cầu tổ chức một cuộc điều tra độc lập để làm sáng tỏ nghi vấn người Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ. Một số người Dân chủ gọi vụ sa thải này là một nỗ lực nhằm che giấu hành động sai trái liên quan đến Nga. Một vài nghị sỹ Dân chủ cũng cho rằng hành động này của Tổng thống rất có vấn đề.
Việc ông Comey đột nhiên bị đuổi việc khiến Washington sửng sốt, đồng thời đẩy ông Trump lún sâu hơn vào cuộc tranh cãi xung quanh những cáo buộc cho rằng chiến dịch tranh cử của ông có sự thông đồng với Nga. Dù ông Trump đã làm Tổng thống được gần 4 tháng, cuộc tranh cãi này vẫn chưa buông tha ông và có nguy cơ cản trở các mục tiêu chính sách của ông.
“Ông ta không làm tốt công việc, có thế thôi”, ông Trump nói về ông Comey trong một cuộc gặp với cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng.
Trong khi đó, một nguồn tin từ Quốc hội Mỹ nói với Reuters rằng mấy ngày trước, ông Comey nói với các nghị sỹ rằng ông đã đề nghị Bộ Tư pháp bổ sung thêm nguồn lực, chủ yếu là thêm nhân viên, cho cuộc điều tra nói trên. Trước đó, Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, cơ quan cũng đang có một cuộc điều tra tương tự, đề nghị FBI đẩy nhanh cuộc điều tra về nghi vấn liên quan đến Nga.
Đáp trả thông tin báo chí nói rằng vào tuần trước, ông Comey đã đề nghị Thứ trưởng Bộ Tư pháp Rod Rosenstein tăng cường nguồn lực cho cuộc điều tra của FBI, phát ngôn viên bộ này Ian Prior nói trong một email: “Hoàn toàn sai lệch”.
Trong một báo cáo hồi tháng 1, các cơ quan tình báo Mỹ kết luận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho một kế hoạch nhằm gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử Mỹ, bao gồm tấn công vào hệ thống email của Đảng Dân chủ, gây rò rỉ email, với mục đích giúp ông Trump.
Nga phủ nhận cáo buộc này, chính quyền Trump cũng phủ nhận những cáo buộc cho rằng họ thông đồng với Nga.
Hôm thứ Ba tuần này, chính quyền Trump nói việc sa thải ông Comey xuất phát từ cách ông xử lý cuộc điều tra của FBI vào năm ngoái về việc bà Hillary Clinton, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, sử dụng máy chủ email cá nhân cho công việc trong thời gian làm Ngoại trưởng.
Nga nói gì?
Theo lời phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders, ông Trump đã tính sa thải ông Comey kể từ khi ông đắc cử vào tháng 11 năm ngoái. Bà Sanders cũng nói về “sự độc đoán trong việc né tránh mệnh lệnh” tại Bộ Tư pháp.
Nhiều nghị sỹ Dân chủ từng chỉ trích cách ông Comey xử lý vụ điều tra email đối với bà Clinton, nhưng họ cũng đặt câu hỏi về thời điểm ông bị sa thải, bởi ông Trump hoàn toàn có thể làm điều này sớm hơn sau khi nhậm chức vào hôm 20/1.
Trong một loạt dòng trạng thái (tweet) trên mạng xã hội Twitter, ông Trump nói ông Comey đã “đánh mất niềm tin của gần như tất cả mọi người ở Washington, cả những người Cộng hòa lẫn Dân chủ”. “Hết tháng này qua tháng khác, những người Dân chủ phàn nàn về Comey. Giờ đây, khi ông ta bị sa thải, thì họ lại giả vờ thương tiếc. Đúng là những kẻ đạo đức giả!”.
Một số nghị sỹ Dân chủ đã so sánh việc Trump sa thải Comey với “vụ thảm sát đêm thứ Bảy” vào năm 1973, khi Tổng thống Richard Nixon ra lệnh bắn một ủy viên công tố độc lập đặc biệt đang điều tra vụ bê bối Watergate. Vì vụ bê bối này, ông Nixon rút cục phải từ chức.
Ông Trump cho biết ông đã có “một cuộc gặp rất, rất tốt với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và hai bên đã thảo luận về cuộc nội chiến ở Syria. Cuộc gặp này là cuộc tiếp xúc công khai cấp cao nhất giữa ông Trump và Chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin kể từ khi ông Trump lên cầm quyền.
Khi xuất hiện ở Bộ Ngoại giao Mỹ trước khi tới Nhà Trắng, ông Lavrov đã được báo chí đặt câu hỏi về vụ sa thải ông Comey. Ngoại trưởng Nga đáp bằng giọng hài hước: “Ông ấy bị sa thải ư? Các bạn đang nói đùa”.
Từ thành phố Sochi của Nga, ông Putin nói rằng việc sa thải ông Comey sẽ không có ảnh hưởng gì đến quan hệ Mỹ-Nga.