Trump muốn Mỹ tăng năng lực vũ khí hạt nhân
Tuyên bố của Trump được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Putin nói Nga cần phát triển tiềm năng hạt nhân quân sự
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ngày 22/12 lên tiếng kêu gọi nước này “tăng cường và mở rộng mạnh mẽ” năng lực vũ khí hạt nhân.
Theo tin từ BBC, Trump - người sẽ chính thức trở thành người đứng đầu Nhà Trắng vào tháng tới, viết trên trang Twitter cá nhân rằng Mỹ cần phải hành động như vậy “cho tới khi nào thế giới nhận ra phải trái về vũ khí hạt nhân”.
Tuyên bố này của Trump được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Nga cần phát triển tiềm năng hạt nhân quân sự của nước này.
Số liệu từ Hiệp hội Kiểm soát vũ khí Mỹ, nước này hiện có 7.100 vũ khí hạt nhân, so với con số 7.300 của Nga.
Vài giờ sau khi dòng tweet về hạt nhân của ông Trump được đăng tải, phát ngôn viên Jason Miller của vị Tổng thống đắc cử giải thích rằng Trump chỉ đang đề cập đến sự cần thiết phải ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân.
Theo ông Miller, ông Trump nói đến “nguy cơ của phổ biến vũ khí hạt nhân và sự cần thiết cấp bách phải ngăn chặn điều đó, đặc biệt là phổ biến vũ khí hạt nhân trong các tổ chức khủng bố và các quốc gia có mức độ bất ổn cao”.
Ông Miller cũng nói thêm rằng ông Trump muốn “nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện và hiện đại hóa năng lực phòng ngừa hạt nhân của Mỹ như một biện pháp quan trọng để theo đuổi hòa bình bằng sức mạnh”.
Về phần mình, Tổng thống Putin nói về vấn đề hạt nhân trong cuộc gặp với các cố vấn quân sự để rà soát hoạt động quân sự của Nga trong năm 2016. “Chúng ta cần tăng cường tiềm năng quân sự của các lực lượng hạt nhân chiến lược, nhất là những loại tên lửa có khả năng xâm nhập đáng tin cậy vào bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện có và trong tương lai”.
Putin cũng nói nước Nga “cần giám sát chặt chẽ bất kỳ thay đổi nào trong thế cân bằng sức mạnh và trong tình hình chính trị-quân sự trên thế giới, đặc biệt là dọc biên giới Nga”. Giới quan sát cho rằng Putin có thể đang ám chỉ đến hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Âu, những hệ thống mà Lầu Năm Góc vẫn nói là để ngăn ngừa nguy cơ từ Iran.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình, ông Trump từng nói rằng phổ biến vũ khí hạt nhân là “vấn đề lớn nhất” mà thế giới đang phải đối mặt, nhưng cũng nói ông không thể loại bỏ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công.
Đối thủ của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng, bà Hillary Clinton, đã xoáy vào điều này để nhấn mạnh Trump là một người “điên rồ” và thiếu các kỹ năng cần thiết để tránh một cuộc chiến tranh hạt nhân. Cựu Ngoại trưởng Mỹ đã chế nhạo vị tỷ phú bất động sản khi nói rằng “một người có thể bị kích động bởi một dòng trạng thái trên Twitter không nên được để tay gần nút bấm hạt nhân”.
Trong các cuộc trả lời phỏng vấn sau khi bất ngờ đắc cử, Trump nói các quốc gia khác nên tăng ngân sách quốc phòng và không nên trông chờ vào sự bảo vệ của Mỹ, vì “chúng tôi không đủ sức để làm việc đó thêm nữa”.
Trump cũng từng nói ông ủng hộ các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc tự phát triển vũ khí hạt nhân, vì “điều đó kiểu gì cũng sẽ diễn ra”. “Đó chỉ là vấn đề thời gian”, Trump nói với tờ New York Times.
Theo tin từ BBC, Trump - người sẽ chính thức trở thành người đứng đầu Nhà Trắng vào tháng tới, viết trên trang Twitter cá nhân rằng Mỹ cần phải hành động như vậy “cho tới khi nào thế giới nhận ra phải trái về vũ khí hạt nhân”.
Tuyên bố này của Trump được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Nga cần phát triển tiềm năng hạt nhân quân sự của nước này.
Số liệu từ Hiệp hội Kiểm soát vũ khí Mỹ, nước này hiện có 7.100 vũ khí hạt nhân, so với con số 7.300 của Nga.
Vài giờ sau khi dòng tweet về hạt nhân của ông Trump được đăng tải, phát ngôn viên Jason Miller của vị Tổng thống đắc cử giải thích rằng Trump chỉ đang đề cập đến sự cần thiết phải ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân.
Theo ông Miller, ông Trump nói đến “nguy cơ của phổ biến vũ khí hạt nhân và sự cần thiết cấp bách phải ngăn chặn điều đó, đặc biệt là phổ biến vũ khí hạt nhân trong các tổ chức khủng bố và các quốc gia có mức độ bất ổn cao”.
Ông Miller cũng nói thêm rằng ông Trump muốn “nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện và hiện đại hóa năng lực phòng ngừa hạt nhân của Mỹ như một biện pháp quan trọng để theo đuổi hòa bình bằng sức mạnh”.
Về phần mình, Tổng thống Putin nói về vấn đề hạt nhân trong cuộc gặp với các cố vấn quân sự để rà soát hoạt động quân sự của Nga trong năm 2016. “Chúng ta cần tăng cường tiềm năng quân sự của các lực lượng hạt nhân chiến lược, nhất là những loại tên lửa có khả năng xâm nhập đáng tin cậy vào bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện có và trong tương lai”.
Putin cũng nói nước Nga “cần giám sát chặt chẽ bất kỳ thay đổi nào trong thế cân bằng sức mạnh và trong tình hình chính trị-quân sự trên thế giới, đặc biệt là dọc biên giới Nga”. Giới quan sát cho rằng Putin có thể đang ám chỉ đến hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Âu, những hệ thống mà Lầu Năm Góc vẫn nói là để ngăn ngừa nguy cơ từ Iran.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình, ông Trump từng nói rằng phổ biến vũ khí hạt nhân là “vấn đề lớn nhất” mà thế giới đang phải đối mặt, nhưng cũng nói ông không thể loại bỏ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công.
Đối thủ của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng, bà Hillary Clinton, đã xoáy vào điều này để nhấn mạnh Trump là một người “điên rồ” và thiếu các kỹ năng cần thiết để tránh một cuộc chiến tranh hạt nhân. Cựu Ngoại trưởng Mỹ đã chế nhạo vị tỷ phú bất động sản khi nói rằng “một người có thể bị kích động bởi một dòng trạng thái trên Twitter không nên được để tay gần nút bấm hạt nhân”.
Trong các cuộc trả lời phỏng vấn sau khi bất ngờ đắc cử, Trump nói các quốc gia khác nên tăng ngân sách quốc phòng và không nên trông chờ vào sự bảo vệ của Mỹ, vì “chúng tôi không đủ sức để làm việc đó thêm nữa”.
Trump cũng từng nói ông ủng hộ các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc tự phát triển vũ khí hạt nhân, vì “điều đó kiểu gì cũng sẽ diễn ra”. “Đó chỉ là vấn đề thời gian”, Trump nói với tờ New York Times.