Trung Quốc “bơm” 10 tỷ USD cho Venezuela
Số vốn này được coi là một “phao cứu sinh” cho Venezuela, đất nước đang cạn kiệt ngoại tệ
Theo tin từ Reuters, Trung Quốc sẽ cho quốc gia Nam Mỹ đang gặp khó khăn kinh tế Venezuela vay 10 tỷ USD trong mấy tháng sắp tới. Một nửa số tiền này nằm trong một thỏa thuận vay vốn song phương, nửa còn lại để phát triển các mỏ dầu - một quan chức thuộc tập đoàn dầu lửa quốc doanh PDVSA của Venezuela cho biết.
Số vốn này được coi là một “phao cứu sinh” cho Venezuela, đất nước đang cạn kiệt ngoại tệ, đối đầu cùng lúc với giá dầu giảm chóng mặt và suy thoái kinh tế. Dầu thô đóng góp tới 96% nguồn thu ngoại tệ của Venezuela.
Tuy vậy, các điều kiện kèm khoản vay khá ngặt nghèo, nên Venezuela khó có thể sử dụng số tiền vay được tùy ý.
5 tỷ USD đầu tiên của khoản 10 tỷ USD nói trên sẽ được dùng cho một loạt dự án. Thời hạn thanh toán của khoản này là 5 năm thay vì 3 năm như thường lệ. Khoản này sẽ được ký kết ngay trong tháng 3 và chuyển vào dự trữ ngoại hối của Trung Quốc ngay trong tháng 4.
Số tiền 5 tỷ USD còn lại đi kèm điều kiện phải thuê các công ty Trung Quốc phục vụ cho việc tăng sản lượng tại các mỏ dầu lâu năm của PVDSA. Gói vay này sẽ được ký kết vào tháng 6, do ngân hàng phát triển của Venezuela tiếp nhận, và sẽ được đầu tư vào năm 2015.
“Trung Quốc muốn hỗ trợ cho việc đầu tư vào những lĩnh vực như các mỏ dầu lâu năm, để PDVSA có thể nhanh chóng tăng sản lượng”, nguồn tin đề nghị giấu tên cho biết.
“Đói” năng lượng, Trung Quốc rất muốn có một chỗ đứng vững chắc ở Venezuela, quốc gia có trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới. Mong muốn này của Trung Quốc nằm trong một xu hướng chung trong đó nước này chịu chi nhiều tỷ USD để đảm bảo nguồn cung năng lượng từ nhiều nơi trên thế giới. Các khoản vay của Trung Quốc thường đi kèm điều kiện bên được vay phải thuê nhà thầu Trung Quốc.
Chưa tính khoản 10 tỷ USD mới nhất, Trung Quốc đã cho Venezuela vay hơn 45 tỷ USD để đổi lấy dầu thô. Các khoản vay này thường được đưa vào các quỹ tập trung vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế.
Các chính trị gia đối lập của Venezuela đã bày tỏ quan ngại, cho rằng nước này đang phụ thuộc thái quá vào Trung Quốc, đồng thời chỉ trích sự thiếu minh bạch trong các điều khoản vay tiền.
Số vốn này được coi là một “phao cứu sinh” cho Venezuela, đất nước đang cạn kiệt ngoại tệ, đối đầu cùng lúc với giá dầu giảm chóng mặt và suy thoái kinh tế. Dầu thô đóng góp tới 96% nguồn thu ngoại tệ của Venezuela.
Tuy vậy, các điều kiện kèm khoản vay khá ngặt nghèo, nên Venezuela khó có thể sử dụng số tiền vay được tùy ý.
5 tỷ USD đầu tiên của khoản 10 tỷ USD nói trên sẽ được dùng cho một loạt dự án. Thời hạn thanh toán của khoản này là 5 năm thay vì 3 năm như thường lệ. Khoản này sẽ được ký kết ngay trong tháng 3 và chuyển vào dự trữ ngoại hối của Trung Quốc ngay trong tháng 4.
Số tiền 5 tỷ USD còn lại đi kèm điều kiện phải thuê các công ty Trung Quốc phục vụ cho việc tăng sản lượng tại các mỏ dầu lâu năm của PVDSA. Gói vay này sẽ được ký kết vào tháng 6, do ngân hàng phát triển của Venezuela tiếp nhận, và sẽ được đầu tư vào năm 2015.
“Trung Quốc muốn hỗ trợ cho việc đầu tư vào những lĩnh vực như các mỏ dầu lâu năm, để PDVSA có thể nhanh chóng tăng sản lượng”, nguồn tin đề nghị giấu tên cho biết.
“Đói” năng lượng, Trung Quốc rất muốn có một chỗ đứng vững chắc ở Venezuela, quốc gia có trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới. Mong muốn này của Trung Quốc nằm trong một xu hướng chung trong đó nước này chịu chi nhiều tỷ USD để đảm bảo nguồn cung năng lượng từ nhiều nơi trên thế giới. Các khoản vay của Trung Quốc thường đi kèm điều kiện bên được vay phải thuê nhà thầu Trung Quốc.
Chưa tính khoản 10 tỷ USD mới nhất, Trung Quốc đã cho Venezuela vay hơn 45 tỷ USD để đổi lấy dầu thô. Các khoản vay này thường được đưa vào các quỹ tập trung vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế.
Các chính trị gia đối lập của Venezuela đã bày tỏ quan ngại, cho rằng nước này đang phụ thuộc thái quá vào Trung Quốc, đồng thời chỉ trích sự thiếu minh bạch trong các điều khoản vay tiền.