Trung Quốc chặn máy bay Lào vào vùng nhận diện phòng không
Lào không có bất kỳ liên quan nào đến các tranh chấp biển đảo nằm trong vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc
Hôm 28/7, một chuyến bay mang số hiệu QV916 của hãng hàng không Lao Airlines cất cánh từ sân bay Gimhae của Hàn Quốc để bay về Vientiane, Lào đã bị kiểm soát không lưu Trung Quốc ngăn chặn.
Theo trang tin Air Transport World, lý do kiểm soát không lưu Trung Quốc ngăn chặn là chuyến bay này không được cấp phép để bay qua khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) mở rộng mới được Trung Quốc đơn phương áp dụng.
Chiếc máy bay A320 của Lao Airlines cất cánh từ sân bay Gimhae (Hàn Quốc) lúc 8h sáng để bay về Vientiane. Thế nhưng sau khi bay được một tiếng và chuẩn bị tiến vào khu vực không lưu nằm phía trên vùng biển có tranh chấp của Trung Quốc và Nhật, máy bay đã bị yêu cầu phải rời khỏi khu vực, theo thông báo của sân bay Gimhae.
Vì không được phép bay qua, máy bay đã buộc phải quay lại sân bay Gimhae.
Tháng 11/2014, Trung Quốc chính thức thông báo thiết lập khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) trên vùng biển Hoa Đông. Theo đó, các máy bay qua vùng biển này buộc phải thông báo trước về kế hoạch bay, thông tin chi tiết về chuyến bay cho cơ quan quản lý không lưu Trung Quốc trước khi bay.
Nước này đơn phương thiết lập ADIZ trên vùng biển Hoa Đông lần đầu vào năm 2013. Ngay sau đó, hai hãng hàng không Nhật bao gồm Japan Airlines và All Nippon Airways đã ngưng việc thông báo trước về lịch trình bay cho phía Bắc Kinh với tuyên bố: “Hành khách sẽ vẫn an toàn kể cả khi không cần phải thông báo cho Trung Quốc.”
Tuy nhiên cùng thời gian đó, các hãng hàng không Mỹ và Hàn Quốc vẫn chấp thuận yêu cầu nộp lịch trình bay của phía Trung Quốc. Hiện chưa rõ liệu chuyến bay vừa qua của Lao Airlines có nộp lịch bay hay không.
Cho đến trước vụ việc của Lao Airlines, dù không phải tất cả các hãng hàng không đều chấp nhận yêu cầu của Trung Quốc, chưa có chuyến bay thương mại nào bị từ chối cho bay vào vùng nhận diện phòng không của nước này.
Không giống như các quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan trực tiếp đến vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc như Nhật, Hàn Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysis, Đài Loan, Lào không có bất kỳ liên quan nào đến các tranh chấp biển đảo nằm trong vùng nhận diện phòng không trên.
Theo trang tin Air Transport World, lý do kiểm soát không lưu Trung Quốc ngăn chặn là chuyến bay này không được cấp phép để bay qua khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) mở rộng mới được Trung Quốc đơn phương áp dụng.
Chiếc máy bay A320 của Lao Airlines cất cánh từ sân bay Gimhae (Hàn Quốc) lúc 8h sáng để bay về Vientiane. Thế nhưng sau khi bay được một tiếng và chuẩn bị tiến vào khu vực không lưu nằm phía trên vùng biển có tranh chấp của Trung Quốc và Nhật, máy bay đã bị yêu cầu phải rời khỏi khu vực, theo thông báo của sân bay Gimhae.
Vì không được phép bay qua, máy bay đã buộc phải quay lại sân bay Gimhae.
Tháng 11/2014, Trung Quốc chính thức thông báo thiết lập khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) trên vùng biển Hoa Đông. Theo đó, các máy bay qua vùng biển này buộc phải thông báo trước về kế hoạch bay, thông tin chi tiết về chuyến bay cho cơ quan quản lý không lưu Trung Quốc trước khi bay.
Nước này đơn phương thiết lập ADIZ trên vùng biển Hoa Đông lần đầu vào năm 2013. Ngay sau đó, hai hãng hàng không Nhật bao gồm Japan Airlines và All Nippon Airways đã ngưng việc thông báo trước về lịch trình bay cho phía Bắc Kinh với tuyên bố: “Hành khách sẽ vẫn an toàn kể cả khi không cần phải thông báo cho Trung Quốc.”
Tuy nhiên cùng thời gian đó, các hãng hàng không Mỹ và Hàn Quốc vẫn chấp thuận yêu cầu nộp lịch trình bay của phía Trung Quốc. Hiện chưa rõ liệu chuyến bay vừa qua của Lao Airlines có nộp lịch bay hay không.
Cho đến trước vụ việc của Lao Airlines, dù không phải tất cả các hãng hàng không đều chấp nhận yêu cầu của Trung Quốc, chưa có chuyến bay thương mại nào bị từ chối cho bay vào vùng nhận diện phòng không của nước này.
Không giống như các quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan trực tiếp đến vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc như Nhật, Hàn Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysis, Đài Loan, Lào không có bất kỳ liên quan nào đến các tranh chấp biển đảo nằm trong vùng nhận diện phòng không trên.