Trung Quốc công bố một loạt số liệu kinh tế đáng ngại
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 11 vừa qua đã sụt giảm với tốc độ mạnh nhất trong vòng gần 15 trở lại đây
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 11 vừa qua đã sụt giảm với tốc độ mạnh nhất trong vòng gần 15 trở lại đây.
Nhập khẩu và vốn đầu tư chảy vào nước này cũng giảm mạnh, làm gia tăng những lo ngại về sự giảm tốc mạnh của nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới này.
Cùng với đó, tỷ lệ lạm phát ở nước này cũng tụt xuống mức thấp nhất trong vòng gần hai năm qua.
Số liệu thống kê do Chính phủ Trung Quốc công bố ngày hôm nay cho thấy, xuất khẩu của nước này trong tháng trước đã giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/1999 tới nay. Trước đó, ngay trong tháng 10, xuất khẩu của nước này vẫn tăng tới 19,2% so với cùng kỳ.
Con số này đã khiến hầu hết mọi nhà quan sát ngạc nhiên, bất chấp việc các quốc gia trên thế giới thời gian này đều công bố những con số thống kê kinh tế u ám. “Chúng tôi có dự báo sự giảm tốc xuất khẩu của Trung Quốc, nhưng tốc độ sụt giảm này đúng là gây sốc”, nhà phân tích Wang Tao tại công ty chứng khoán của ngân hàng UBS nhận xét.
Ở một số liệu thông kê khác được công bố cùng ngày, vốn FDI đổ vào Trung Quốc trong tháng 11 đã giảm 36,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây thực sự là những thông tin đáng lo ngại đối với Trung Quốc vì sự phát triển năng động của nền kinh tế thời gian qua phụ thuộc chủ yếu vào hai lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư. Những con số thống kê này được công bố giữa lúc Trung Quốc phải đối mặt với sự giảm tốc kinh tế và tình hình xã hội bất ổn do hàng loạt nhà máy bị đóng cửa, đẩy tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Giới quan sát cho rằng, với sự giảm sút nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa Trung Quốc khi kinh tế toàn cầu khó khăn thêm trong thời gian tới, số lượng nhà máy phải ngừng hoạt động ở nước này còn tăng thêm.
Mới cuối tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang đe dọa tới thành quả kinh tế trong hơn 30 năm qua của nước này. “Trung Quốc đang hứng chịu áp lực gia tăng từ dân số đông, nguồn lực hạn chế, các vấn đề về môi trường, và cần cải cách nhanh hơn mô hình tăng trưởng kinh tế của mình để đạt được sự tăng trưởng bền vững”, tờ Nhân dân Nhật báo dẫn lời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Không chỉ xuất khẩu giảm mạnh ngoài dự báo, tháng 11 cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ trong kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Với mức sụt giảm 17,9% của kim ngạch nhập khẩu trong tháng, thặng dư thương mại của Trung Quốc được đẩy lên tới con số kỷ lục 40 tỷ USD, so với mức 35,2 tỷ USD trong tháng 10.
Trong quý 3 vừa qua, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 9%, thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 7,5% trong năm tới, thấp nhất từ năm 1990 tới nay. Năm ngoái, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 11,5%.
Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ cũng vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ tư thế giới này từ mức 7,5% xuống còn 6%. Các nhà kinh tế vẫn cho rằng, để duy trì ổn định xã hội, Trung Quốc phải đạt tốc độ tăng trưởng tối thiểu là 7%.
Để ngăn sự giảm sút tăng trưởng kinh tế, tháng trước, Trung Quốc đã công bố một gói kích thích kinh tế trị giá 586 tỷ USD, liên tục cắt giảm lãi suất đồng Nhân dân tệ, cho phép đồng tiền này mất giá so với USD để kích thích xuất khẩu, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ khác cho các ngành xuất khẩu chính.
Cũng theo số liệu thống kê công bố trong ngày hôm nay, lạm phát tháng 11 của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 22 tháng qua. Chỉ số CPI của nước này trong tháng chỉ tăng có 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 4% trong tháng 10, đồng thời thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó của giới quan sát.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, sự hạ nhiệt lạm phát này sẽ tạo cơ sở để Trung Quốc tiến hành cắt giảm thêm lãi suất trong thời gian tới.
(Theo IHT, Bloomberg)
Nhập khẩu và vốn đầu tư chảy vào nước này cũng giảm mạnh, làm gia tăng những lo ngại về sự giảm tốc mạnh của nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới này.
Cùng với đó, tỷ lệ lạm phát ở nước này cũng tụt xuống mức thấp nhất trong vòng gần hai năm qua.
Số liệu thống kê do Chính phủ Trung Quốc công bố ngày hôm nay cho thấy, xuất khẩu của nước này trong tháng trước đã giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/1999 tới nay. Trước đó, ngay trong tháng 10, xuất khẩu của nước này vẫn tăng tới 19,2% so với cùng kỳ.
Con số này đã khiến hầu hết mọi nhà quan sát ngạc nhiên, bất chấp việc các quốc gia trên thế giới thời gian này đều công bố những con số thống kê kinh tế u ám. “Chúng tôi có dự báo sự giảm tốc xuất khẩu của Trung Quốc, nhưng tốc độ sụt giảm này đúng là gây sốc”, nhà phân tích Wang Tao tại công ty chứng khoán của ngân hàng UBS nhận xét.
Ở một số liệu thông kê khác được công bố cùng ngày, vốn FDI đổ vào Trung Quốc trong tháng 11 đã giảm 36,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây thực sự là những thông tin đáng lo ngại đối với Trung Quốc vì sự phát triển năng động của nền kinh tế thời gian qua phụ thuộc chủ yếu vào hai lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư. Những con số thống kê này được công bố giữa lúc Trung Quốc phải đối mặt với sự giảm tốc kinh tế và tình hình xã hội bất ổn do hàng loạt nhà máy bị đóng cửa, đẩy tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Giới quan sát cho rằng, với sự giảm sút nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa Trung Quốc khi kinh tế toàn cầu khó khăn thêm trong thời gian tới, số lượng nhà máy phải ngừng hoạt động ở nước này còn tăng thêm.
Mới cuối tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang đe dọa tới thành quả kinh tế trong hơn 30 năm qua của nước này. “Trung Quốc đang hứng chịu áp lực gia tăng từ dân số đông, nguồn lực hạn chế, các vấn đề về môi trường, và cần cải cách nhanh hơn mô hình tăng trưởng kinh tế của mình để đạt được sự tăng trưởng bền vững”, tờ Nhân dân Nhật báo dẫn lời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Không chỉ xuất khẩu giảm mạnh ngoài dự báo, tháng 11 cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ trong kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Với mức sụt giảm 17,9% của kim ngạch nhập khẩu trong tháng, thặng dư thương mại của Trung Quốc được đẩy lên tới con số kỷ lục 40 tỷ USD, so với mức 35,2 tỷ USD trong tháng 10.
Trong quý 3 vừa qua, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 9%, thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 7,5% trong năm tới, thấp nhất từ năm 1990 tới nay. Năm ngoái, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 11,5%.
Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ cũng vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ tư thế giới này từ mức 7,5% xuống còn 6%. Các nhà kinh tế vẫn cho rằng, để duy trì ổn định xã hội, Trung Quốc phải đạt tốc độ tăng trưởng tối thiểu là 7%.
Để ngăn sự giảm sút tăng trưởng kinh tế, tháng trước, Trung Quốc đã công bố một gói kích thích kinh tế trị giá 586 tỷ USD, liên tục cắt giảm lãi suất đồng Nhân dân tệ, cho phép đồng tiền này mất giá so với USD để kích thích xuất khẩu, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ khác cho các ngành xuất khẩu chính.
Cũng theo số liệu thống kê công bố trong ngày hôm nay, lạm phát tháng 11 của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 22 tháng qua. Chỉ số CPI của nước này trong tháng chỉ tăng có 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 4% trong tháng 10, đồng thời thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó của giới quan sát.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, sự hạ nhiệt lạm phát này sẽ tạo cơ sở để Trung Quốc tiến hành cắt giảm thêm lãi suất trong thời gian tới.
(Theo IHT, Bloomberg)