Trung Quốc dè chừng với nợ Mỹ
Trung Quốc đã trở nên “kén cá chọn canh” hơn khi lựa chọn loại nợ nào của Mỹ để đầu tư
Gần đây, các nhà lãnh đạo ở cả Washington và Bắc Kinh cùng lên tiếng bày tỏ thái độ lo ngại về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nước. Sự phụ thuộc này bắt nguồn từ việc Trung Quốc nắm giữ một lượng khổng lồ trái phiếu kho bạc Mỹ.
Không chỉ dừng ở chuyện các nhà lãnh đạo lo ngại, mối quan hệ tài chính giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang thay đổi với một tốc độ đáng ngạc nhiên. Trung Quốc đã trở nên “kén cá chọn canh” hơn khi lựa chọn loại nợ nào của Mỹ để đầu tư, đồng thời điều chỉnh luật để các công ty trong nước dùng USD thu về từ xuất khẩu để đầu tư ra nước ngoài.
Về phần mình, Mỹ đang cố giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn tài chính từ Trung Quốc.
Không phải nợ nào cũng mua
Theo tính toán của ngân hàng Standard Chartered, từ những thống kê gần đây có thể suy ra rằng, khoảng 82% trong dự trữ ngoại hối 2.000 tỷ USD của Trung Quốc là các tài sản bằng đồng USD. Con số này đã gây sự chú ý lớn của các nhà lãnh đạo của cả hai nước.
“Thâm hụt thương mại kéo dài mà số nợ chúng ta đã vay là không bền vững. Chúng ta không thể tiếp tục chỉ vay mượn từ Trung Quốc”, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu cách đây ít ngày. Trước đó, đầu năm nay, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo phát biểu: “Trung Quốc đã cho nước Mỹ vay một số tiền lớn. Dĩ nhiên chúng tôi quan tâm tới sự an toàn tài sản của mình. Thật lòng mà nói, tôi cảm thấy hơi lo ngại”.
Trên thực tế, Trung Quốc đã gia tăng tốc độ mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ trong năm 2008, mặc dù các quan chức Trung Quốc phàn nàn về những kế hoạch chi tiêu tốn kém của quốc gia con nợ này. Tuy nhiên, nhu cầu vay nợ của Chính phủ Mỹ thậm chí còn tăng nhanh hơn. Do đó, tỷ lệ của lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ mà Trung Quốc mua vào so với tổng khối lượng nợ mà Mỹ phát hành đang co lại nhanh chóng.
“Nhu cầu mua trái phiếu kho bạc Mỹ của Trung Quốc tăng trong năm ngoái, nhưng không tăng nếu so với tốc độ phát hành mới của loại nợ này”, ông Brad W. Setser, một chuyên gia về các dòng vốn từ Trung Quốc tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại của Mỹ, cho biết. Theo chuyên gia này, hiện nay, Trung Quốc mỗi năm thu được hơn 50 tỷ USD tiền lãi từ việc nắm giữ nợ Mỹ.
Trong khi đó, các nhà đầu tư ngay tại Mỹ và các quốc gia khác cũng đang tăng mua vào nợ Mỹ. Các nhà đầu tư này đang chuyển vốn khỏi các kênh đầu tư khác, bao gồm cả thị trường chứng khoán tính tới thời điểm trước hai tháng trở lại đây, sang trái phiếu kho bạc Mỹ.
Do vậy, trong thời kỳ 12 tháng kết thúc vào cuối tháng 3 vừa qua, Trung Quốc mua vào chưa đầy 1/6 lượng trái phiếu kho bạc Mỹ phát hành mới. Cách đó chưa đầy 2 năm, lượng nợ Mỹ mà nước này mua vào, bao gồm cả trên thị trường thứ cấp cũng như phát hành mới, đã vượt quá cả nhu cầu vay nợ của nước Mỹ.
Những con số thống kê tài chính cả Mỹ và Trung Quốc đưa ra trong những ngày gần đây cho thấy, mặc dù Trung Quốc vẫn đang tăng cường cho Chính phủ Mỹ vay tiền trong quý cuối của năm ngoái, mặc dù gần như đã ngừng việc chuyển đổi những dòng tiền mới sang USD. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì Trung Quốc đang tiến hành chuyển đổi loại tài sản bằng USD này sang loại tài sản bằng USD khác.
Nghĩa là, Trung Quốc đang bán nợ của những doanh nghiệp Mỹ được Chính phủ bảo trợ như các hãng cho vay địa ốc Fannie Mae và Freddie Mac để mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ. Cách đây một năm, Trung Quốc là nhà đầu tư mua vào lớn nhất các loại chứng khoán này, với lượng mua vào trị giá hơn 10 tỷ USD mỗi tháng. Nhưng trong thời kỳ 12 tháng tính tới tháng 3 vừa rồi, Trung Quốc đã bán ròng số trái phiếu loại này trị giá 7 tỷ USD và tăng mua trái phiếu kho bạc Mỹ.
Ngoài xu hướng này, những dữ liệu mới còn cho thấy, Trung Quốc cũng đang bán ra trái phiếu kho bạc Mỹ có kỳ hạn dài sang những trái phiếu có kỳ hạn ngắn. Điều này nhấn mạnh những lo ngại của Bắc Kinh về việc lạm phát sẽ xói mòn giá trị của đồng USD trong dài hạn, khi mà nước Mỹ đang vay nợ với khối lượng kỷ lục.
Cách đây một năm, Trung Quốc tích cực mua các loại trái phiếu dài hạn để có mức lợi suất cao hơn mức lợi suất mà các loại trái phiếu ngắn hạn mang lại. Khi đó, Trung Quốc hầu như không mua vào trái phiếu kho bạc ngắn hạn của Mỹ. Từ tháng 11/2008 tới nay, Trung Quốc mua nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ có kỳ hạn dưới 1 năm hơn là những trái phiếu có kỳ hạn dài hơn.
Lựa chọn này giúp Trung Quốc có thể nhanh chóng thu hồi tiền khi những trái phiếu ngắn hạn đáo hạn, nhất là khi nào lạm phát ở Mỹ bắt đầu tăng trở lại, khiến trái phiếu kho bạc của nước này kém hấp dẫn hơn.
Bởi vậy, việc Trung Quốc tăng mua trái phiếu kho bạc Mỹ không đồng nghĩa với việc nước này tin tưởng vào tương lai của nước Mỹ tới mức như những gì mà họ thể hiện ra bên ngoài. Theo các nhà kinh tế, khó có chuyện Trung Quốc bán Euro hay Yên Nhật để mua trái phiếu kho bạc Mỹ.
Hai xu hướng đối nghịch
Vấn đề lớn đặt ra lúc này đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà kinh tế học là hoạt động mua vào các chứng khoán Mỹ của Trung Quốc sẽ tăng hay giảm trong những tháng tới?
Hiện đang tồn tại hai xu hướng lớn song song, mỗi xu hướng đẩy hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào nợ Mỹ theo một hướng khác nhau, và xu hướng này có thể loại trừ xu hướng kia.
Xu hướng lớn thứ nhất là dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có thể bắt đầu tăng trở lại, sau khi giảm ở đầu năm nay. Một nhà hoạch định chính sách kinh tế cao cấp của Trung Quốc, ông Xu Lin, đầu tuần này đã bày tỏ lo ngại rằng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có thể tăng nhanh hơn nếu các nhà đầu cơ bắt đầu chuyển thêm nhiều ngoại tệ vào nước này trong những tháng tới đây.
Ông Xu cho hay, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc đồng Nhân dân tệ lên giá hay xuống giá mạnh. Nhưng ông cũng cho rằng, nếu các nhà đầu tư quốc tế cho rằng kinh tế Trung Quốc đã bình ổn sớm hơn các nền kinh tế khác, họ có thể bắt đầu chuyển thêm nhiều tiền vào nước này.
Để duy trì tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức hiện nay, Chính phủ Trung Quốc phải mua vào lượng ngoại tệ đổ vào vượt quá nhu cầu của nước này. Nếu nhu cầu của thị trường thế giới cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc phục hồi, thặng dư thương mại của nước này cũng sẽ bắt đầu tăng trở lại, đẩy dự trữ ngoại hối của nước này tăng thêm.
Tuy nhiên, lại có một xu hướng đối nghịch với xu hướng trên. Đó là Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường các kênh hút ngoại tệ ra khỏi nước này mà không cần tới sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương. Chính phủ Trung Quốc đã mua vào nhiều loại tài sản và khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân đầu tư thêm ra nước ngoài.
“Đó là một phần của bước tiến chiến lược của Chính phủ Trung Quốc nhằm đa dạng hóa hoạt động đầu tư. Tốc độ tăng trưởng của dự trữ ngoại hối Trung Quôc sẽ tăng do các dòng vốn nước ngoài chảy vào, nhưng sẽ không tăng mạnh như trong năm 2007 và nửa đầu năm 2008”, ông Wensheng Peng, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường Trung Quốc tại Barclays Capital, nhận xét.
Cơ quan Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc thuộc Ngân hàng Trung ương nước này mới đây đã đưa ra dự thảo quy chế nhằm nới lỏng hoạt động huy động ngoại tệ của các công ty tư nhân để đầu tư ra nước ngoài. Động thái này có thể sẽ làm giảm bớt nhu cầu mua vào lượng USD dư thừa trên thị trường của Chính phủ Trung Quốc.
Ngoài ra, đầu năm nay, Trung Quốc đã chi USD để tăng cường mua vào các loại hàng hóa cơ bản như quặng sát, dầu thô, ngũ cốc, xăng dầu và đường.
Chưa hết, sau 6 năm im lặng, tháng trước, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố đã âm thầm tích trữ vàng qua con đường mua lại từ các nhà sản xuất trong nước. Dự trữ vàng của Trung Quốc đã tăng từ mức 600 tấn năm 2003 lên 1.054 tấn, trị giá trên 32 tỷ USD.
Tiết lộ này rất có thể nhằm mục đích trấn an dư luận ở Trung Quốc rằng Chính phủ nước này không “bỏ hết trứng vào một giỏ”. Tuy nhiên, khoản đầu tư vào vàng chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé so với dự trữ ngoại hối của Trung Quốc và cho thấy, Trung Quốc đang tích vàng với tốc độ chậm hơn nhiều so với tốc độ tích lũy ngoại tệ.
Một nguồn tin thân cận giấu tên cho hay, một quan chức Ngân hàng Trung ương Trung Quốc năm ngoái phàn nàn rằng “chúng ta có quá nhiều tiền và quá ít vàng. Nếu chúng ta mua vào nhiều vàng, giá vàng kiểu gì cũng bị đẩy lên”.
(Theo New York Times)
Không chỉ dừng ở chuyện các nhà lãnh đạo lo ngại, mối quan hệ tài chính giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang thay đổi với một tốc độ đáng ngạc nhiên. Trung Quốc đã trở nên “kén cá chọn canh” hơn khi lựa chọn loại nợ nào của Mỹ để đầu tư, đồng thời điều chỉnh luật để các công ty trong nước dùng USD thu về từ xuất khẩu để đầu tư ra nước ngoài.
Về phần mình, Mỹ đang cố giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn tài chính từ Trung Quốc.
Không phải nợ nào cũng mua
Theo tính toán của ngân hàng Standard Chartered, từ những thống kê gần đây có thể suy ra rằng, khoảng 82% trong dự trữ ngoại hối 2.000 tỷ USD của Trung Quốc là các tài sản bằng đồng USD. Con số này đã gây sự chú ý lớn của các nhà lãnh đạo của cả hai nước.
“Thâm hụt thương mại kéo dài mà số nợ chúng ta đã vay là không bền vững. Chúng ta không thể tiếp tục chỉ vay mượn từ Trung Quốc”, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu cách đây ít ngày. Trước đó, đầu năm nay, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo phát biểu: “Trung Quốc đã cho nước Mỹ vay một số tiền lớn. Dĩ nhiên chúng tôi quan tâm tới sự an toàn tài sản của mình. Thật lòng mà nói, tôi cảm thấy hơi lo ngại”.
Trên thực tế, Trung Quốc đã gia tăng tốc độ mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ trong năm 2008, mặc dù các quan chức Trung Quốc phàn nàn về những kế hoạch chi tiêu tốn kém của quốc gia con nợ này. Tuy nhiên, nhu cầu vay nợ của Chính phủ Mỹ thậm chí còn tăng nhanh hơn. Do đó, tỷ lệ của lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ mà Trung Quốc mua vào so với tổng khối lượng nợ mà Mỹ phát hành đang co lại nhanh chóng.
“Nhu cầu mua trái phiếu kho bạc Mỹ của Trung Quốc tăng trong năm ngoái, nhưng không tăng nếu so với tốc độ phát hành mới của loại nợ này”, ông Brad W. Setser, một chuyên gia về các dòng vốn từ Trung Quốc tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại của Mỹ, cho biết. Theo chuyên gia này, hiện nay, Trung Quốc mỗi năm thu được hơn 50 tỷ USD tiền lãi từ việc nắm giữ nợ Mỹ.
Trong khi đó, các nhà đầu tư ngay tại Mỹ và các quốc gia khác cũng đang tăng mua vào nợ Mỹ. Các nhà đầu tư này đang chuyển vốn khỏi các kênh đầu tư khác, bao gồm cả thị trường chứng khoán tính tới thời điểm trước hai tháng trở lại đây, sang trái phiếu kho bạc Mỹ.
Do vậy, trong thời kỳ 12 tháng kết thúc vào cuối tháng 3 vừa qua, Trung Quốc mua vào chưa đầy 1/6 lượng trái phiếu kho bạc Mỹ phát hành mới. Cách đó chưa đầy 2 năm, lượng nợ Mỹ mà nước này mua vào, bao gồm cả trên thị trường thứ cấp cũng như phát hành mới, đã vượt quá cả nhu cầu vay nợ của nước Mỹ.
Những con số thống kê tài chính cả Mỹ và Trung Quốc đưa ra trong những ngày gần đây cho thấy, mặc dù Trung Quốc vẫn đang tăng cường cho Chính phủ Mỹ vay tiền trong quý cuối của năm ngoái, mặc dù gần như đã ngừng việc chuyển đổi những dòng tiền mới sang USD. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì Trung Quốc đang tiến hành chuyển đổi loại tài sản bằng USD này sang loại tài sản bằng USD khác.
Nghĩa là, Trung Quốc đang bán nợ của những doanh nghiệp Mỹ được Chính phủ bảo trợ như các hãng cho vay địa ốc Fannie Mae và Freddie Mac để mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ. Cách đây một năm, Trung Quốc là nhà đầu tư mua vào lớn nhất các loại chứng khoán này, với lượng mua vào trị giá hơn 10 tỷ USD mỗi tháng. Nhưng trong thời kỳ 12 tháng tính tới tháng 3 vừa rồi, Trung Quốc đã bán ròng số trái phiếu loại này trị giá 7 tỷ USD và tăng mua trái phiếu kho bạc Mỹ.
Ngoài xu hướng này, những dữ liệu mới còn cho thấy, Trung Quốc cũng đang bán ra trái phiếu kho bạc Mỹ có kỳ hạn dài sang những trái phiếu có kỳ hạn ngắn. Điều này nhấn mạnh những lo ngại của Bắc Kinh về việc lạm phát sẽ xói mòn giá trị của đồng USD trong dài hạn, khi mà nước Mỹ đang vay nợ với khối lượng kỷ lục.
Cách đây một năm, Trung Quốc tích cực mua các loại trái phiếu dài hạn để có mức lợi suất cao hơn mức lợi suất mà các loại trái phiếu ngắn hạn mang lại. Khi đó, Trung Quốc hầu như không mua vào trái phiếu kho bạc ngắn hạn của Mỹ. Từ tháng 11/2008 tới nay, Trung Quốc mua nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ có kỳ hạn dưới 1 năm hơn là những trái phiếu có kỳ hạn dài hơn.
Lựa chọn này giúp Trung Quốc có thể nhanh chóng thu hồi tiền khi những trái phiếu ngắn hạn đáo hạn, nhất là khi nào lạm phát ở Mỹ bắt đầu tăng trở lại, khiến trái phiếu kho bạc của nước này kém hấp dẫn hơn.
Bởi vậy, việc Trung Quốc tăng mua trái phiếu kho bạc Mỹ không đồng nghĩa với việc nước này tin tưởng vào tương lai của nước Mỹ tới mức như những gì mà họ thể hiện ra bên ngoài. Theo các nhà kinh tế, khó có chuyện Trung Quốc bán Euro hay Yên Nhật để mua trái phiếu kho bạc Mỹ.
Hai xu hướng đối nghịch
Vấn đề lớn đặt ra lúc này đối với các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà kinh tế học là hoạt động mua vào các chứng khoán Mỹ của Trung Quốc sẽ tăng hay giảm trong những tháng tới?
Hiện đang tồn tại hai xu hướng lớn song song, mỗi xu hướng đẩy hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào nợ Mỹ theo một hướng khác nhau, và xu hướng này có thể loại trừ xu hướng kia.
Xu hướng lớn thứ nhất là dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có thể bắt đầu tăng trở lại, sau khi giảm ở đầu năm nay. Một nhà hoạch định chính sách kinh tế cao cấp của Trung Quốc, ông Xu Lin, đầu tuần này đã bày tỏ lo ngại rằng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có thể tăng nhanh hơn nếu các nhà đầu cơ bắt đầu chuyển thêm nhiều ngoại tệ vào nước này trong những tháng tới đây.
Ông Xu cho hay, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc đồng Nhân dân tệ lên giá hay xuống giá mạnh. Nhưng ông cũng cho rằng, nếu các nhà đầu tư quốc tế cho rằng kinh tế Trung Quốc đã bình ổn sớm hơn các nền kinh tế khác, họ có thể bắt đầu chuyển thêm nhiều tiền vào nước này.
Để duy trì tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức hiện nay, Chính phủ Trung Quốc phải mua vào lượng ngoại tệ đổ vào vượt quá nhu cầu của nước này. Nếu nhu cầu của thị trường thế giới cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc phục hồi, thặng dư thương mại của nước này cũng sẽ bắt đầu tăng trở lại, đẩy dự trữ ngoại hối của nước này tăng thêm.
Tuy nhiên, lại có một xu hướng đối nghịch với xu hướng trên. Đó là Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường các kênh hút ngoại tệ ra khỏi nước này mà không cần tới sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương. Chính phủ Trung Quốc đã mua vào nhiều loại tài sản và khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân đầu tư thêm ra nước ngoài.
“Đó là một phần của bước tiến chiến lược của Chính phủ Trung Quốc nhằm đa dạng hóa hoạt động đầu tư. Tốc độ tăng trưởng của dự trữ ngoại hối Trung Quôc sẽ tăng do các dòng vốn nước ngoài chảy vào, nhưng sẽ không tăng mạnh như trong năm 2007 và nửa đầu năm 2008”, ông Wensheng Peng, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường Trung Quốc tại Barclays Capital, nhận xét.
Cơ quan Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc thuộc Ngân hàng Trung ương nước này mới đây đã đưa ra dự thảo quy chế nhằm nới lỏng hoạt động huy động ngoại tệ của các công ty tư nhân để đầu tư ra nước ngoài. Động thái này có thể sẽ làm giảm bớt nhu cầu mua vào lượng USD dư thừa trên thị trường của Chính phủ Trung Quốc.
Ngoài ra, đầu năm nay, Trung Quốc đã chi USD để tăng cường mua vào các loại hàng hóa cơ bản như quặng sát, dầu thô, ngũ cốc, xăng dầu và đường.
Chưa hết, sau 6 năm im lặng, tháng trước, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố đã âm thầm tích trữ vàng qua con đường mua lại từ các nhà sản xuất trong nước. Dự trữ vàng của Trung Quốc đã tăng từ mức 600 tấn năm 2003 lên 1.054 tấn, trị giá trên 32 tỷ USD.
Tiết lộ này rất có thể nhằm mục đích trấn an dư luận ở Trung Quốc rằng Chính phủ nước này không “bỏ hết trứng vào một giỏ”. Tuy nhiên, khoản đầu tư vào vàng chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé so với dự trữ ngoại hối của Trung Quốc và cho thấy, Trung Quốc đang tích vàng với tốc độ chậm hơn nhiều so với tốc độ tích lũy ngoại tệ.
Một nguồn tin thân cận giấu tên cho hay, một quan chức Ngân hàng Trung ương Trung Quốc năm ngoái phàn nàn rằng “chúng ta có quá nhiều tiền và quá ít vàng. Nếu chúng ta mua vào nhiều vàng, giá vàng kiểu gì cũng bị đẩy lên”.
(Theo New York Times)