Trung Quốc đòi Mỹ đứng ngoài vấn đề biển Đông
Tuyên bố này của Bắc Kinh được đưa ra sau khi Washington đề xuất ngừng các hoạt động xây dựng trên biển Đông
Trung Quốc hôm nay (15/7) lên tiếng yêu cầu Mỹ đứng ngoài tranh chấp trên biển Đông và để các quốc gia trong khu vực "tự giải quyết vấn đề". Tuyên bố này của Bắc Kinh được đưa ra sau khi Washington đề xuất ngừng các hoạt động xây dựng trên biển Đông.
Theo hãng tin Reuters, trong một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nước này tiếp tục lặp lại luận điệu rằng, quần đảo Trường Sa là lãnh thổ không thể tranh cãi của Trung Quốc, đồng thời lớn tiếng yêu cầu rút nhân sự và thiết bị của các quốc gia “đang chiếm đóng phi pháp” các hòn đảo của Trung Quốc.
“Điều đáng tiếng là trong mấy năm gần đây, một số quốc gia nhất định đã tăng cường sự hiện diện phi pháp của họ thông qua các hoạt động xây dựng và tập trung các loại vũ khí”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có đoạn viết.
Tuyên bố này cũng đòi “các quốc gia bên ngoài khu vực duy trì chặt chẽ sự trung lập, phân biệt rõ ràng phải, trái, và hết sức tôn trọng những nỗ lực chung của các quốc gia trong khu vực nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực”. Yêu sách này mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra được cho là ám chỉ nước Mỹ.
Trước đó, hôm thứ Sáu tuần trước, ông Michael Fusch, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề chiến lược và quan hệ đa phương, đã vạch ra một đề xuất tự nguyện dừng các hoạt động làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông, phù hợp với tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà các nước trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã tham gia vào năm 2002.
Mỹ dự kiến sẽ thúc đẩy đề xuất này tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN diễn ra vào tháng tới tại Myanmar.
Theo đề xuất mà ông Fusch đưa ra, các nước tự nguyện dừng tất cả các hoạt động xây dựng mới, mở rộng các công trình hiện có và khai hoang đảo trên biển Đông có thể dẫn đến thay đổi cơ bản những gì hiện có ở khu vực này. Ông Fusch cũng đề xuất các nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đông không ngăn cản lẫn nhau tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh tế đã tồn tại từ lâu tại khu vực tranh chấp.
Trong phát biểu của mình, ông Fusch nhắc lại quan điểm của Mỹ rằng, hành vi gây hấn và đơn phương của Trung Quốc đã làm dấy lên những câu hỏi về sự sẵn sàng tuân thủ luật pháp quốc tế của Bắc Kinh.
Căng thẳng trên biển Đông đã gia tăng mạnh trong mấy tháng gần đây kể từ khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Reuters dẫn nguồn Tân Hoa Xã cho biết, Trung Quốc hôm nay đã phóng thích 13 ngư dân Việt Nam và thả 1 trong 2 con tàu cá của Việt Nam mà nước này bắt giữ mới đây ở khu vực gần đảo Hải Nam.
Đề xuất ngừng xây dựng trên biển Đông mà phía Mỹ và đưa ra tương tự như một kế hoạch của Philippines. Hồi giữa tháng 6, Philippines tuyên bố sẽ kêu gọi đóng băng các hoạt động xây dựng trên biển Đông sau khi Trung Quốc khởi công trái phép một trường học trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Gợi ý này của Philippines đã ngay lập tức vấp phải sự cự tuyệt của Trung Quốc.
Ông Fusch cho biết, Mỹ muốn 10 nước ASEAN và Trung Quốc “thảo luận thực chất” nhằm tuân thủ lời kêu gọi các bên tự kiềm chế như nội dung của DOC mà các bên nhất trí vào năm 2002, đồng thời tiến tới đạt một bộ quy tắc ứng xử (COC) mang tính ràng buộc. Theo một quan chức Mỹ, Washington đã một lần nữa đưa ra vấn đề này tại đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung diễn ra ở Bắc Kinh hồi tuần trước.
Trong tuyên bố phát đi hôm nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, nước này và ASEAN đang thực thi DOC và “nhanh chóng đi tới” đàm phán về COC.
Theo hãng tin Reuters, trong một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nước này tiếp tục lặp lại luận điệu rằng, quần đảo Trường Sa là lãnh thổ không thể tranh cãi của Trung Quốc, đồng thời lớn tiếng yêu cầu rút nhân sự và thiết bị của các quốc gia “đang chiếm đóng phi pháp” các hòn đảo của Trung Quốc.
“Điều đáng tiếng là trong mấy năm gần đây, một số quốc gia nhất định đã tăng cường sự hiện diện phi pháp của họ thông qua các hoạt động xây dựng và tập trung các loại vũ khí”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có đoạn viết.
Tuyên bố này cũng đòi “các quốc gia bên ngoài khu vực duy trì chặt chẽ sự trung lập, phân biệt rõ ràng phải, trái, và hết sức tôn trọng những nỗ lực chung của các quốc gia trong khu vực nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực”. Yêu sách này mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra được cho là ám chỉ nước Mỹ.
Trước đó, hôm thứ Sáu tuần trước, ông Michael Fusch, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề chiến lược và quan hệ đa phương, đã vạch ra một đề xuất tự nguyện dừng các hoạt động làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông, phù hợp với tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà các nước trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã tham gia vào năm 2002.
Mỹ dự kiến sẽ thúc đẩy đề xuất này tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN diễn ra vào tháng tới tại Myanmar.
Theo đề xuất mà ông Fusch đưa ra, các nước tự nguyện dừng tất cả các hoạt động xây dựng mới, mở rộng các công trình hiện có và khai hoang đảo trên biển Đông có thể dẫn đến thay đổi cơ bản những gì hiện có ở khu vực này. Ông Fusch cũng đề xuất các nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đông không ngăn cản lẫn nhau tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh tế đã tồn tại từ lâu tại khu vực tranh chấp.
Trong phát biểu của mình, ông Fusch nhắc lại quan điểm của Mỹ rằng, hành vi gây hấn và đơn phương của Trung Quốc đã làm dấy lên những câu hỏi về sự sẵn sàng tuân thủ luật pháp quốc tế của Bắc Kinh.
Căng thẳng trên biển Đông đã gia tăng mạnh trong mấy tháng gần đây kể từ khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Reuters dẫn nguồn Tân Hoa Xã cho biết, Trung Quốc hôm nay đã phóng thích 13 ngư dân Việt Nam và thả 1 trong 2 con tàu cá của Việt Nam mà nước này bắt giữ mới đây ở khu vực gần đảo Hải Nam.
Đề xuất ngừng xây dựng trên biển Đông mà phía Mỹ và đưa ra tương tự như một kế hoạch của Philippines. Hồi giữa tháng 6, Philippines tuyên bố sẽ kêu gọi đóng băng các hoạt động xây dựng trên biển Đông sau khi Trung Quốc khởi công trái phép một trường học trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Gợi ý này của Philippines đã ngay lập tức vấp phải sự cự tuyệt của Trung Quốc.
Ông Fusch cho biết, Mỹ muốn 10 nước ASEAN và Trung Quốc “thảo luận thực chất” nhằm tuân thủ lời kêu gọi các bên tự kiềm chế như nội dung của DOC mà các bên nhất trí vào năm 2002, đồng thời tiến tới đạt một bộ quy tắc ứng xử (COC) mang tính ràng buộc. Theo một quan chức Mỹ, Washington đã một lần nữa đưa ra vấn đề này tại đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung diễn ra ở Bắc Kinh hồi tuần trước.
Trong tuyên bố phát đi hôm nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, nước này và ASEAN đang thực thi DOC và “nhanh chóng đi tới” đàm phán về COC.