Trung Quốc kêu gọi Mỹ, Triều Tiên nhượng bộ để giảm căng thẳng
“Hai bên như hai con tàu tăng tốc lao về phía nhau mà chẳng bên nào chịu nhường đường cả”, Ngoại trưởng Trung Quốc nói về Mỹ và Triều Tiên
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 8/3 kêu gọi Triều Tiên dừng các hoạt động hạt nhân và Mỹ chấm dứt tập trận chung với Hàn Quốc để giảm căng thẳng trong khu vực.
“Hai bên như hai con tàu tăng tốc lao về phía nhau mà chẳng bên nào chịu nhường đường cả”, hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Vương Nghị phát biểu trong một cuộc họp báo. “Vấn đề là hai bên có thực sự sẵn sàng cho một cuộc đối đầu trực diện hay không? Ưu tiên của chúng tôi lúc này là bật đèn đỏ và hãm phanh cả hai con tàu lại”.
Trung Quốc đang có những nỗ lực khôi phục đàm phán trong bối cảnh Triều Tiên đẩy mạnh chương trình phát triển vũ khí hạt nhân dẫn tới việc Mỹ Triển khai một hệ thống lá chắn tên lửa mang tên Thaad ở Hàn Quốc. Ông Vương Nghị nói việc Mỹ-Hàn triển khai Thaad “rõ ràng là một quyết định sai lầm” và có thể khiến Hàn Quốc trở nên “kém an toàn hơn”.
Trong khi Mỹ nói việc triển khai Thaad chỉ nhằm bảo vệ Hàn Quốc khỏi tên lửa Triều Tiên, Trung Quốc coi hệ thống phòng thủ này là một nguy cơ đối với “thế cân bằng chiến lược trong khu vực”. Để trả đũa Hàn Quốc vì Thaad, Trung Quốc đã đình chỉ hoạt động hàng loạt siêu thị thuộc tập đoàn Hàn Quốc Lotte, đồng thời yêu cầu các công ty du lịch dừng bán tour đi Hàn Quốc.
Kể từ khi cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên thất bại vào năm 2009, Bình Nhưỡng đã đẩy mạnh nỗ lực nhằm đạt tới khả năng tấn công bằng đầu đạn hạt nhân vào đại lục Mỹ.
Ông Vương Nghị cho rằng thế bế tắc xung quanh vấn đề Triều Tiên hiện nay có thể được phá vỡ nếu Mỹ và Triều Tiên nhất trí dừng những hành động mà Bắc Kinh cho là gây hấn.
“Dừng những hành động như vậy có thể giúp chúng ta phá vỡ thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh và đưa các bên trở lại bàn đàm phán”, ông Vương Nghị nói.
Cách đây ít hôm, Triều Tiên cảnh báo rằng cuộc tập trận chung thường niên Mỹ-Hàn đang diễn ra sẽ dẫn khu vực tới bờ vực của một “thảm hoạt hạt nhân”. Trong khi đó, Mỹ vẫn hối thúc Trung Quốc thực thi đầy đủ lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, đồng thời bác bỏ khả năng đàm phán với Triều Tiên chừng nào Bình Nhưỡng dừng các hoạt động gây hấn.
“Xét đến những hành động gần đây của Triều Tiên, chúng tôi chưa thể tính đến việc trực tiếp đàm phán với họ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner phát biểu trước báo giới ở Washington ngày 7/3. “Chúng tôi không khen ngợi hành vi đó dưới bất kỳ dạng nào”.
Hãng tin Reuters thì nhận định rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump đối mặt với sức ép gia tăng về vạch ra một chiến lược cụ thể để ứng phó với Triều Tiên. Trong thời gian tranh cử, ông Trump đã thề sẽ cứng rắn với Triều Tiên, nhưng đến nay, ông vẫn chưa có một động thái hay chiến lược nào đối với vấn đề này.
Một quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ tiết lộ rằng Washington đang tính đến tất cả các lựa chọn trong vấn đề Triều Tiên, từ siết lệnh trừng phạt nhằm buộc Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán, đưa vũ khí hạt nhân của Mỹ tới Hàn Quốc, hoặc thậm chí là tấn công phủ đầu nhằm vào các cơ sở tên lửa của Triều Tiên.
“Hai bên như hai con tàu tăng tốc lao về phía nhau mà chẳng bên nào chịu nhường đường cả”, hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Vương Nghị phát biểu trong một cuộc họp báo. “Vấn đề là hai bên có thực sự sẵn sàng cho một cuộc đối đầu trực diện hay không? Ưu tiên của chúng tôi lúc này là bật đèn đỏ và hãm phanh cả hai con tàu lại”.
Trung Quốc đang có những nỗ lực khôi phục đàm phán trong bối cảnh Triều Tiên đẩy mạnh chương trình phát triển vũ khí hạt nhân dẫn tới việc Mỹ Triển khai một hệ thống lá chắn tên lửa mang tên Thaad ở Hàn Quốc. Ông Vương Nghị nói việc Mỹ-Hàn triển khai Thaad “rõ ràng là một quyết định sai lầm” và có thể khiến Hàn Quốc trở nên “kém an toàn hơn”.
Trong khi Mỹ nói việc triển khai Thaad chỉ nhằm bảo vệ Hàn Quốc khỏi tên lửa Triều Tiên, Trung Quốc coi hệ thống phòng thủ này là một nguy cơ đối với “thế cân bằng chiến lược trong khu vực”. Để trả đũa Hàn Quốc vì Thaad, Trung Quốc đã đình chỉ hoạt động hàng loạt siêu thị thuộc tập đoàn Hàn Quốc Lotte, đồng thời yêu cầu các công ty du lịch dừng bán tour đi Hàn Quốc.
Kể từ khi cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên thất bại vào năm 2009, Bình Nhưỡng đã đẩy mạnh nỗ lực nhằm đạt tới khả năng tấn công bằng đầu đạn hạt nhân vào đại lục Mỹ.
Ông Vương Nghị cho rằng thế bế tắc xung quanh vấn đề Triều Tiên hiện nay có thể được phá vỡ nếu Mỹ và Triều Tiên nhất trí dừng những hành động mà Bắc Kinh cho là gây hấn.
“Dừng những hành động như vậy có thể giúp chúng ta phá vỡ thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh và đưa các bên trở lại bàn đàm phán”, ông Vương Nghị nói.
Cách đây ít hôm, Triều Tiên cảnh báo rằng cuộc tập trận chung thường niên Mỹ-Hàn đang diễn ra sẽ dẫn khu vực tới bờ vực của một “thảm hoạt hạt nhân”. Trong khi đó, Mỹ vẫn hối thúc Trung Quốc thực thi đầy đủ lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, đồng thời bác bỏ khả năng đàm phán với Triều Tiên chừng nào Bình Nhưỡng dừng các hoạt động gây hấn.
“Xét đến những hành động gần đây của Triều Tiên, chúng tôi chưa thể tính đến việc trực tiếp đàm phán với họ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner phát biểu trước báo giới ở Washington ngày 7/3. “Chúng tôi không khen ngợi hành vi đó dưới bất kỳ dạng nào”.
Hãng tin Reuters thì nhận định rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump đối mặt với sức ép gia tăng về vạch ra một chiến lược cụ thể để ứng phó với Triều Tiên. Trong thời gian tranh cử, ông Trump đã thề sẽ cứng rắn với Triều Tiên, nhưng đến nay, ông vẫn chưa có một động thái hay chiến lược nào đối với vấn đề này.
Một quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ tiết lộ rằng Washington đang tính đến tất cả các lựa chọn trong vấn đề Triều Tiên, từ siết lệnh trừng phạt nhằm buộc Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán, đưa vũ khí hạt nhân của Mỹ tới Hàn Quốc, hoặc thậm chí là tấn công phủ đầu nhằm vào các cơ sở tên lửa của Triều Tiên.