Trung Quốc “khó chịu” với hệ điều hành điện thoại của Google
Một báo cáo của Trung Quốc cho rằng, Google sử dụng hệ điều hành Android để phân biệt đối xử với các nhà sản xuất
Báo cáo do một viện nghiên cứu thuộc Chính phủ Trung Quốc công bố mới đây đã lên tiếng chỉ trích hệ điều hành điện thoại thông minh Android của Google. Báo cáo này cho rằng, Trung Quốc quá phụ thuộc vào Android, đồng thời cáo buộc công cụ tìm kiếm khổng lồ sử dụng vị thế thống lĩnh để phân biệt đối xử với các công ty địa phương.
Tờ Wall Street Journal bình luận, quan điểm mà bản báo cáo đưa ra cho thấy căng thẳng vẫn còn tiếp diễn giữa Google với Bắc Kinh, cho dù đã 3 năm trôi qua kể từ ngày Google tuyên bố sẽ không tuân thủ các hạn chế của Trung Quốc đối với Internet và rút khỏi thị trường Trung Quốc đại lục.
Ngoài ra, bản báo cáo cũng tô đậm thêm sự hiện diện của Android tại Trung Quốc, nơi hệ điều hành này ước tính được sử dụng cho 4/5 số thiết bị di động, bao gồm cả các thiết bị do các công ty Trung Quốc sản xuất với tham vọng cạnh tranh với Apple và Samsung.
Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đang có chủ trương thúc đẩy sự phát triển của các nhà sản xuất điện thoại thông minh trong nước như Huawei và ZTE. Hai công ty này đã giành được vị thế đáng kể trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu nhờ các sản phẩm có mức giá bình dân.
“Nhìn chung, các công ty Trung Quốc đều dùng Android như một nền tảng để phát triển sản phẩm”, báo cáo của Học viện Nghiên cứu viễn thông Trung Quốc thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin nước này nhận xét.
Tuy nhiên, bản báo cáo nói rằng, Android là một phần mềm mã nguồn mở, nghĩa là ai cũng có thể sử dụng, nhưng công nghệ chủ chốt của phần mềm này vẫn nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của Google. “Sự phát triển của các hệ điều hành Trung Quốc liên tục đối mặt với sự phân biệt đối xử thương mại từ Google”, báo cáo nhận định.
Báo cáo cũng nói rằng, Google đã trì hoãn việc chia sẻ mã trong những phiên bản mới nhất của Android với các công ty Trung Quốc, đồng thời hạn chế các nhà sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc thông qua các thỏa thuận thương mại.
Hiện Google chưa đưa ra bình luận nào về nội dung của bản báo cáo này.
Hồi tháng 4/2012, cũng viện nghiên cứu nói trên đưa ra nhận định rằng có “khoảng cách” giữa các công ty của Trung Quốc như Baidu và Alibaba với các công ty nước ngoài trên thị trường phần mềm hệ điều hành di động, nhưng không nói là Google có hành vi phân biệt đối xử.
Ngôn ngữ gay gắt trong bản báo cáo vừa công bố có thể ám chỉ rằng, Google đã vi phạm một trong những điều kiện mà Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra khi thông qua vụ Google thâu tóm Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD hồi tháng 5 năm ngoái. Theo điều kiện đó, Trung Quốc quy định Google không được dùng hệ điều hành Android để phân biệt đối xử với các nhà sản xuất.
Chưa rõ liệu Bắc Kinh sẽ có động thái nào để phản ứng trước nội dung của bản báo cáo nói trên hay không. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế hoạt động của các công ty Internet nước ngoài ở nước này, chẳng hạn như thiết lập “tường lửa” để ngăn truy cập vào một số trang như Facebook và Twitter.
Các dịch vụ của Google ở Trung Quốc thường xuyên ở trong tình trạng “chậm như rùa” và không đáng tin cậy kể từ khi công ty này tuyên bố vào năm 2010 rằng sẽ không còn tuân thủ chế độ kiểm duyệt theo quy định của Bắc Kinh và chuyển hướng các lệnh tìm kiếm từ Trung Quốc sang trang Google Hồng Kông. Tuy nhiên, theo số liệu của hãng nghiên cứu Analysys International có trụ sở ở Bắc Kinh, Google hiện vẫn chiếm 82,6% thị trường hệ điều hành di động ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, Android không chỉ phổ biến ở Trung Quốc mà còn phổ biến trên phạm vi toàn cầu. đây là hệ điều hành cho hơn 70% số điện thoại thông minh trên toàn thế thế tính đến cuối quý 4 năm ngoái, theo số liệu của Gartner.
Tháng 9 năm ngoái, Google đã buộc hãng Acer phải hoãn tung ra một chiếc điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Alijun do công ty Alibaba của Trung Quốc phát triển. Google nói rằng, Alijun là một phiên bản “không tương thích” của Android, nghĩa là Google nghi ngờ Alibaba đã phát triển Alijun bằng cách lấy phần mềm Android của Google và thực hiện một vài điều chỉnh. Phía Alibaba đã lên tiếng phủ nhận tuyên bố này của Google, nói rằng Alijun “không phải là một phần của hệ thống Android”.
Tờ Wall Street Journal bình luận, quan điểm mà bản báo cáo đưa ra cho thấy căng thẳng vẫn còn tiếp diễn giữa Google với Bắc Kinh, cho dù đã 3 năm trôi qua kể từ ngày Google tuyên bố sẽ không tuân thủ các hạn chế của Trung Quốc đối với Internet và rút khỏi thị trường Trung Quốc đại lục.
Ngoài ra, bản báo cáo cũng tô đậm thêm sự hiện diện của Android tại Trung Quốc, nơi hệ điều hành này ước tính được sử dụng cho 4/5 số thiết bị di động, bao gồm cả các thiết bị do các công ty Trung Quốc sản xuất với tham vọng cạnh tranh với Apple và Samsung.
Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đang có chủ trương thúc đẩy sự phát triển của các nhà sản xuất điện thoại thông minh trong nước như Huawei và ZTE. Hai công ty này đã giành được vị thế đáng kể trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu nhờ các sản phẩm có mức giá bình dân.
“Nhìn chung, các công ty Trung Quốc đều dùng Android như một nền tảng để phát triển sản phẩm”, báo cáo của Học viện Nghiên cứu viễn thông Trung Quốc thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin nước này nhận xét.
Tuy nhiên, bản báo cáo nói rằng, Android là một phần mềm mã nguồn mở, nghĩa là ai cũng có thể sử dụng, nhưng công nghệ chủ chốt của phần mềm này vẫn nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của Google. “Sự phát triển của các hệ điều hành Trung Quốc liên tục đối mặt với sự phân biệt đối xử thương mại từ Google”, báo cáo nhận định.
Báo cáo cũng nói rằng, Google đã trì hoãn việc chia sẻ mã trong những phiên bản mới nhất của Android với các công ty Trung Quốc, đồng thời hạn chế các nhà sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc thông qua các thỏa thuận thương mại.
Hiện Google chưa đưa ra bình luận nào về nội dung của bản báo cáo này.
Hồi tháng 4/2012, cũng viện nghiên cứu nói trên đưa ra nhận định rằng có “khoảng cách” giữa các công ty của Trung Quốc như Baidu và Alibaba với các công ty nước ngoài trên thị trường phần mềm hệ điều hành di động, nhưng không nói là Google có hành vi phân biệt đối xử.
Ngôn ngữ gay gắt trong bản báo cáo vừa công bố có thể ám chỉ rằng, Google đã vi phạm một trong những điều kiện mà Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra khi thông qua vụ Google thâu tóm Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD hồi tháng 5 năm ngoái. Theo điều kiện đó, Trung Quốc quy định Google không được dùng hệ điều hành Android để phân biệt đối xử với các nhà sản xuất.
Chưa rõ liệu Bắc Kinh sẽ có động thái nào để phản ứng trước nội dung của bản báo cáo nói trên hay không. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế hoạt động của các công ty Internet nước ngoài ở nước này, chẳng hạn như thiết lập “tường lửa” để ngăn truy cập vào một số trang như Facebook và Twitter.
Các dịch vụ của Google ở Trung Quốc thường xuyên ở trong tình trạng “chậm như rùa” và không đáng tin cậy kể từ khi công ty này tuyên bố vào năm 2010 rằng sẽ không còn tuân thủ chế độ kiểm duyệt theo quy định của Bắc Kinh và chuyển hướng các lệnh tìm kiếm từ Trung Quốc sang trang Google Hồng Kông. Tuy nhiên, theo số liệu của hãng nghiên cứu Analysys International có trụ sở ở Bắc Kinh, Google hiện vẫn chiếm 82,6% thị trường hệ điều hành di động ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, Android không chỉ phổ biến ở Trung Quốc mà còn phổ biến trên phạm vi toàn cầu. đây là hệ điều hành cho hơn 70% số điện thoại thông minh trên toàn thế thế tính đến cuối quý 4 năm ngoái, theo số liệu của Gartner.
Tháng 9 năm ngoái, Google đã buộc hãng Acer phải hoãn tung ra một chiếc điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Alijun do công ty Alibaba của Trung Quốc phát triển. Google nói rằng, Alijun là một phiên bản “không tương thích” của Android, nghĩa là Google nghi ngờ Alibaba đã phát triển Alijun bằng cách lấy phần mềm Android của Google và thực hiện một vài điều chỉnh. Phía Alibaba đã lên tiếng phủ nhận tuyên bố này của Google, nói rằng Alijun “không phải là một phần của hệ thống Android”.