Trung Quốc khó kìm lạm phát dưới 3%
Trung Quốc có rất ít cơ hội để kìm giữ lạm phát dưới 3% trong năm nay, một nhà kinh tế học cao cấp cho biết
Trung Quốc có rất ít cơ hội để kìm giữ lạm phát dưới 3% như mục tiêu do chính phủ nước này đề ra trong năm nay, một nhà kinh tế học cao cấp cho biết.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Liu Shijin, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển (DRC) trực thuộc Chính phủ Trung Quốc, cho hay, do giá cả đang tăng lên, nên mục tiêu khả thi hơn sẽ là giữ tỷ lệ lạm phát ở mức trung bình dưới 5%.
“Mục tiêu 3% là rất lý tưởng. Nhưng Trung Quốc đang phải đối mặt với một số khó khăn khi cố gắng đạt được điều này”, ông Liu nói.
Theo ông, những áp lực tăng giá bắt nguồn từ gói kích thích kinh tế trị giá 9.600 tỷ Nhân dân tệ hồi năm ngoái, và tác động từ gói này sẽ kéo dài từ 6 – 12 tháng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2010 của Trung Quốc đã tăng 2,4% và theo cuộc điều tra của Reuters, trong tháng 4 sẽ ở mức 2,7%. Dự kiến, số liệu chính thức sẽ được Trung Quốc công bố vào ngày mai (11/5).
Theo chuyên gia Liu, kinh tế Trung Quốc có khả năng đạt mức tăng trưởng 9 – 10% trong năm nay.
Ba Shusong, một nhà nghiên cứu cao cấp khác của DRC, cho rằng ngân hàng trung ương nên thận trọng trong việc tăng lãi suất cơ bản, thay vào đó nên sử dụng các công cụ định lượng như mở rộng hoạt động thị trường và tăng dự trữ bắt buộc.
Từ đầu năm tới nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã 3 lần nâng mức dự trữ bắt buộc đối với hệ thống ngân hàng và từng bước rút tiền mặt, nhưng cơ quan này chưa tăng lãi suất cơ bản.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Liu Shijin, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển (DRC) trực thuộc Chính phủ Trung Quốc, cho hay, do giá cả đang tăng lên, nên mục tiêu khả thi hơn sẽ là giữ tỷ lệ lạm phát ở mức trung bình dưới 5%.
“Mục tiêu 3% là rất lý tưởng. Nhưng Trung Quốc đang phải đối mặt với một số khó khăn khi cố gắng đạt được điều này”, ông Liu nói.
Theo ông, những áp lực tăng giá bắt nguồn từ gói kích thích kinh tế trị giá 9.600 tỷ Nhân dân tệ hồi năm ngoái, và tác động từ gói này sẽ kéo dài từ 6 – 12 tháng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2010 của Trung Quốc đã tăng 2,4% và theo cuộc điều tra của Reuters, trong tháng 4 sẽ ở mức 2,7%. Dự kiến, số liệu chính thức sẽ được Trung Quốc công bố vào ngày mai (11/5).
Theo chuyên gia Liu, kinh tế Trung Quốc có khả năng đạt mức tăng trưởng 9 – 10% trong năm nay.
Ba Shusong, một nhà nghiên cứu cao cấp khác của DRC, cho rằng ngân hàng trung ương nên thận trọng trong việc tăng lãi suất cơ bản, thay vào đó nên sử dụng các công cụ định lượng như mở rộng hoạt động thị trường và tăng dự trữ bắt buộc.
Từ đầu năm tới nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã 3 lần nâng mức dự trữ bắt buộc đối với hệ thống ngân hàng và từng bước rút tiền mặt, nhưng cơ quan này chưa tăng lãi suất cơ bản.