Trung Quốc, “miền đất hứa” của nước Anh
Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng với khoảng 10% một năm, được xem như một thị trường xuất khẩu chủ lực của Anh
Tại chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du châu Âu, hôm 10/1 ở London, Phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cùng người đống cấp Anh - Nick Clegg cam kết nỗ lực thúc đẩy phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương.
Phó thủ tướng Lý Khắc Cường cho rằng, Trung Quốc và Anh đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế và góp phần to lớn cho sự phát triển nền văn minh nhân loại.
Bắc Kinh và London luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp, đặc biệt vào năm 2004, mối quan hệ Trung Quốc - Anh đã bước sang giai đoạn phát triển mới, sau khi hai nước quyết định thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện.
Theo ông Lý Khắc Cường, trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình quốc tế đã có sự thay đổi sâu sắc và sự phục hồi kinh tế thế giới đang tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, hai bên cần đẩy mạnh phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Trên lĩnh vực kinh tế, hai bên tiếp tục mở cửa các thị trường trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Trung Quốc muốn tăng khối lượng hàng nhập khẩu của Anh, đặc biệt là những mặt hàng công nghệ cao.
Hai nước cũng cần nỗ lực để lập một số dự án hợp tác trọng tâm, tích cực mở rộng các lĩnh vực hợp tác mới, cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích đầu tư hai chiều và tăng cường thương mại kỹ thuật.
Kết thúc hội đàm, hai bên đã ký nhiều hợp đồng thương mại trị giá hơn 4 tỷ USD. Trong đó có hợp đồng giữa BP PLC và Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) về thăm dò dầu khí tại Trung Quốc.
PetroChina, một trong những công ty dầu mỏ lớn nhất Trung Quốc, đã đồng ý với hãng công nghiệp Ineos Group Holdings PLC về những nguyên tắc cơ bản trong liên doanh có liên quan tới tinh chế và kinh doanh dầu thô ở nhà máy lọc dầu Grangemouth của Scotland và nhà máy Lavera của Pháp.
Jaguar Land Rover có trụ sở tại Anh, một chi nhánh của Tata Motor Ấn Độ, cũng sẽ bán 40.000 chiếc Jaguar và Land Rover trị giá hơn 1 tỷ USD cho Trung Quốc trong năm 2011.
Theo ông Clegg, các hợp đồng nói trên sẽ góp phần củng cố hơn nữa quan hệ song phương và duy trì ít nhất 700 việc làm tại Anh.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lý Tiểu Minh cho hay, năm 2010, Anh là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc trong EU. Mậu dịch song phương đạt mức cao kỷ lục 40,2 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 10, tăng 30% so năm 2009.
Bình luận về chuyến thăm nước Anh của Phó thủ tướng Trung Quốc, hãng tin BBC cho rằng, Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng với mức khoảng 10% một năm, được xem như một thị trường xuất khẩu chủ lực của Anh.
Hiện xuất khẩu của Anh sang Cộng hoà Ireland lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu sang cả Trung Quốc, Brazil, Nga và Ấn Độ.
Thông tin từ HMRC cho hay, tại thời điểm này, Trung Quốc không phải là một khách hàng lớn, với giá trị hàng hoá xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2010 đạt 5,8 tỷ bảng, đứng thứ chín trong danh sách các nước mà Anh xuất khẩu sang.
Tuy nhiên, Trung Quốc là nhà cung cấp đứng thứ ba của Anh, bán sang Anh số hàng hóa trị giá 23,2 tỷ Bảng, chỉ sau Đức (37 tỷ Bảng) và Mỹ (26 tỷ Bảng).
BBC dẫn một báo cáo gần đây từ các hãng phân tích Markit và Viện Chartered Institue of Purchasing and Supply cho thấy, nền kinh tế Anh đã trì trệ vào cuối năm, và nhu cầu phải mở rộng doanh số bán hàng hàng của Anh ra nước ngoài giờ đây là vô cùng quan trọng.
Chuyên gia kinh tế gia trưởng của Markit, ông Chris Williamson, nói: "Có dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy tăng trưởng kinh tế tại Anh hoàn toàn phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu trong khi nhu cầu trong nước đi xuống".
Anh hy vọng mở được cửa thị trường Trung Quốc cho việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Anh.
Stephen Dawkins, Giám đốc điều hành và sáng lập viên của tập đoàn Air Logistics Group, hãng chuyên về hoạt động vận chuyển hàng hóa cho hơn 100 hãng hàng không, hiện đang trong quá trình thiết lập văn phòng đầu tiên của mình ở Trung Quốc.
Ông nói rằng tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc thật đáng kinh ngạc: "Thật là tuyệt vời khi được làm việc tại thị trường Trung Quốc. Thị trường này là một hiện tượng. Mười lăm năm trước, khi đèn giao thông chuyển sang màu xanh thì 15.000 xe đạp lăn bánh. Còn bây giờ là hàng ngàn xe hơi".
Phó thủ tướng Lý Khắc Cường cho rằng, Trung Quốc và Anh đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế và góp phần to lớn cho sự phát triển nền văn minh nhân loại.
Bắc Kinh và London luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp, đặc biệt vào năm 2004, mối quan hệ Trung Quốc - Anh đã bước sang giai đoạn phát triển mới, sau khi hai nước quyết định thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện.
Theo ông Lý Khắc Cường, trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình quốc tế đã có sự thay đổi sâu sắc và sự phục hồi kinh tế thế giới đang tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, hai bên cần đẩy mạnh phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Trên lĩnh vực kinh tế, hai bên tiếp tục mở cửa các thị trường trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Trung Quốc muốn tăng khối lượng hàng nhập khẩu của Anh, đặc biệt là những mặt hàng công nghệ cao.
Hai nước cũng cần nỗ lực để lập một số dự án hợp tác trọng tâm, tích cực mở rộng các lĩnh vực hợp tác mới, cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích đầu tư hai chiều và tăng cường thương mại kỹ thuật.
Kết thúc hội đàm, hai bên đã ký nhiều hợp đồng thương mại trị giá hơn 4 tỷ USD. Trong đó có hợp đồng giữa BP PLC và Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) về thăm dò dầu khí tại Trung Quốc.
PetroChina, một trong những công ty dầu mỏ lớn nhất Trung Quốc, đã đồng ý với hãng công nghiệp Ineos Group Holdings PLC về những nguyên tắc cơ bản trong liên doanh có liên quan tới tinh chế và kinh doanh dầu thô ở nhà máy lọc dầu Grangemouth của Scotland và nhà máy Lavera của Pháp.
Jaguar Land Rover có trụ sở tại Anh, một chi nhánh của Tata Motor Ấn Độ, cũng sẽ bán 40.000 chiếc Jaguar và Land Rover trị giá hơn 1 tỷ USD cho Trung Quốc trong năm 2011.
Theo ông Clegg, các hợp đồng nói trên sẽ góp phần củng cố hơn nữa quan hệ song phương và duy trì ít nhất 700 việc làm tại Anh.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lý Tiểu Minh cho hay, năm 2010, Anh là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc trong EU. Mậu dịch song phương đạt mức cao kỷ lục 40,2 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 10, tăng 30% so năm 2009.
Bình luận về chuyến thăm nước Anh của Phó thủ tướng Trung Quốc, hãng tin BBC cho rằng, Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng với mức khoảng 10% một năm, được xem như một thị trường xuất khẩu chủ lực của Anh.
Hiện xuất khẩu của Anh sang Cộng hoà Ireland lớn hơn tổng kim ngạch xuất khẩu sang cả Trung Quốc, Brazil, Nga và Ấn Độ.
Thông tin từ HMRC cho hay, tại thời điểm này, Trung Quốc không phải là một khách hàng lớn, với giá trị hàng hoá xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2010 đạt 5,8 tỷ bảng, đứng thứ chín trong danh sách các nước mà Anh xuất khẩu sang.
Tuy nhiên, Trung Quốc là nhà cung cấp đứng thứ ba của Anh, bán sang Anh số hàng hóa trị giá 23,2 tỷ Bảng, chỉ sau Đức (37 tỷ Bảng) và Mỹ (26 tỷ Bảng).
BBC dẫn một báo cáo gần đây từ các hãng phân tích Markit và Viện Chartered Institue of Purchasing and Supply cho thấy, nền kinh tế Anh đã trì trệ vào cuối năm, và nhu cầu phải mở rộng doanh số bán hàng hàng của Anh ra nước ngoài giờ đây là vô cùng quan trọng.
Chuyên gia kinh tế gia trưởng của Markit, ông Chris Williamson, nói: "Có dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy tăng trưởng kinh tế tại Anh hoàn toàn phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu trong khi nhu cầu trong nước đi xuống".
Anh hy vọng mở được cửa thị trường Trung Quốc cho việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Anh.
Stephen Dawkins, Giám đốc điều hành và sáng lập viên của tập đoàn Air Logistics Group, hãng chuyên về hoạt động vận chuyển hàng hóa cho hơn 100 hãng hàng không, hiện đang trong quá trình thiết lập văn phòng đầu tiên của mình ở Trung Quốc.
Ông nói rằng tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc thật đáng kinh ngạc: "Thật là tuyệt vời khi được làm việc tại thị trường Trung Quốc. Thị trường này là một hiện tượng. Mười lăm năm trước, khi đèn giao thông chuyển sang màu xanh thì 15.000 xe đạp lăn bánh. Còn bây giờ là hàng ngàn xe hơi".