Trung Quốc mở cửa thị trường ngoại hối
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định sẽ duy trì tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức ổn định
Trung Quốc sẽ mở cửa thị trường ngoại hối cho các ngân hàng trung ương nước ngoài, nhằm tạo điều kiện cho các nước dễ sở hữu tài sản bằng đồng Nhân dân tệ hơn.
Theo hãng tin Bloomberg, đây là một phần trong nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc để đưa Nhân dân tệ thành đồng tiền dự trữ tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Cùng với động thái mở cửa thị trường ngoại hối, trong tuyên bố mới nhất của mình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hôm 10/9, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường còn khẳng định sẽ duy trì tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức ổn định trong thời gian tới.
Cũng tại diễn đàn này, ông Lý Khắc Cường đưa ra lộ trình cụ thể để thực hiện mục tiêu quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ: “Cách đây không lâu, chúng tôi cho phép các ngân hàng trung ương nước ngoài tham gia vào thị trường trái phiếu liên ngân hàng nội địa. Nay chúng tôi đã mở cửa thị trường ngoại hối. Trước thời điểm cuối năm nay, chúng tôi sẽ hoàn tất hệ thống thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ xuyên biên giới để giúp phát triển thị trường đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài.”
Ông Banny Lam, phụ trách bộ phận nghiên cứu tại công ty chứng khoán thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, nhận xét: “Việc cho phép các ngân hàng trung ương nước ngoài tham gia vào thị trường ngoại hối Trung Quốc sẽ giúp tỷ giá giao dịch đồng Nhân dân tệ được quốc tế thừa nhận nhiều hơn”.
Như vậy, đồng Nhân dân tệ sẽ tiến gần hơn một bước đến việc trở thành đồng tiền dự trữ tương đương với đồng USD, Euro, Yên hay Bảng Anh trong giỏ các đồng tiền cơ sở của quyền rút vốn đặc biệt (SDR).
Năm ngoái, xét về tỷ lệ nắm giữ chính thức, đồng Nhân dân tệ đứng thứ 7 sau 4 đồng tiền dự trữ chủ chốt, đồng Đô la Úc và Đô la Canada. Tỷ lệ sở hữu tài sản bằng đồng Nhân dân tệ hiện đạt 1,1%, trong khi đó con số này với đồng USD là 63,7%.
Một tính toán của ngân hàng Standard Charter cho thấy hơn 60 ngân hàng trung ương và quỹ trên thế giới đã đầu tư vào tài sản được định giá bằng đồng Nhân dân tệ, với tổng giá trị tài sản nắm giữ đạt 120 tỷ USD.
Với quan điểm thận trọng, ông Irene Cheung, trưởng bộ phận chiến lược tại ngân hàng ANZ ở Singapore nói: “Động thái mở cửa thị trường ngoại hối sẽ không giúp lượng tiền đầu tư vào tài sản bằng đồng Nhân dân tệ tăng mạnh, bởi nhà đầu tư sẽ không hào hứng với loại tài sản có rủi ro mất giá lớn và độ biến động mạnh. Thế nhưng nó sẽ là bước tiến quan trọng trong mục tiêu quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ.”
Trong tháng 8 vừa qua, khi đồng Nhân dân tệ mất giá 2,6%, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố họ đã áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt theo diễn biến thị trường với đồng tiền này. Những phiên gần đây, đồng Nhân dân tệ không biến động mạnh và giao dịch phiên hôm nay ở mức 6,3850 Nhân dân tệ/USD.
Theo hãng tin Bloomberg, đây là một phần trong nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc để đưa Nhân dân tệ thành đồng tiền dự trữ tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Cùng với động thái mở cửa thị trường ngoại hối, trong tuyên bố mới nhất của mình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hôm 10/9, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường còn khẳng định sẽ duy trì tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức ổn định trong thời gian tới.
Cũng tại diễn đàn này, ông Lý Khắc Cường đưa ra lộ trình cụ thể để thực hiện mục tiêu quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ: “Cách đây không lâu, chúng tôi cho phép các ngân hàng trung ương nước ngoài tham gia vào thị trường trái phiếu liên ngân hàng nội địa. Nay chúng tôi đã mở cửa thị trường ngoại hối. Trước thời điểm cuối năm nay, chúng tôi sẽ hoàn tất hệ thống thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ xuyên biên giới để giúp phát triển thị trường đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài.”
Ông Banny Lam, phụ trách bộ phận nghiên cứu tại công ty chứng khoán thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, nhận xét: “Việc cho phép các ngân hàng trung ương nước ngoài tham gia vào thị trường ngoại hối Trung Quốc sẽ giúp tỷ giá giao dịch đồng Nhân dân tệ được quốc tế thừa nhận nhiều hơn”.
Như vậy, đồng Nhân dân tệ sẽ tiến gần hơn một bước đến việc trở thành đồng tiền dự trữ tương đương với đồng USD, Euro, Yên hay Bảng Anh trong giỏ các đồng tiền cơ sở của quyền rút vốn đặc biệt (SDR).
Năm ngoái, xét về tỷ lệ nắm giữ chính thức, đồng Nhân dân tệ đứng thứ 7 sau 4 đồng tiền dự trữ chủ chốt, đồng Đô la Úc và Đô la Canada. Tỷ lệ sở hữu tài sản bằng đồng Nhân dân tệ hiện đạt 1,1%, trong khi đó con số này với đồng USD là 63,7%.
Một tính toán của ngân hàng Standard Charter cho thấy hơn 60 ngân hàng trung ương và quỹ trên thế giới đã đầu tư vào tài sản được định giá bằng đồng Nhân dân tệ, với tổng giá trị tài sản nắm giữ đạt 120 tỷ USD.
Với quan điểm thận trọng, ông Irene Cheung, trưởng bộ phận chiến lược tại ngân hàng ANZ ở Singapore nói: “Động thái mở cửa thị trường ngoại hối sẽ không giúp lượng tiền đầu tư vào tài sản bằng đồng Nhân dân tệ tăng mạnh, bởi nhà đầu tư sẽ không hào hứng với loại tài sản có rủi ro mất giá lớn và độ biến động mạnh. Thế nhưng nó sẽ là bước tiến quan trọng trong mục tiêu quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ.”
Trong tháng 8 vừa qua, khi đồng Nhân dân tệ mất giá 2,6%, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố họ đã áp dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt theo diễn biến thị trường với đồng tiền này. Những phiên gần đây, đồng Nhân dân tệ không biến động mạnh và giao dịch phiên hôm nay ở mức 6,3850 Nhân dân tệ/USD.