Trung Quốc ngày càng chuộng dự trữ Yên Nhật
Trung Quốc đã có tháng thứ 8 liên tục mua ròng trái phiếu dài hạn của Nhật Bản
Trung Quốc đã có tháng thứ 8 liên tục mua ròng trái phiếu dài hạn của Nhật Bản, trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục những nỗ lực nhằm đa dạng hóa kho dự trữ lớn nhất thế giới của mình, theo hãng tin tài chính Bloomberg.
Bloomberg dẫn số liệu từ Bộ Tài chính Nhật công bố ngày 8/7, trong tháng 5, Trung Quốc mua ròng 497,1 tỷ Yên (6,1 tỷ USD) trái phiếu dài hạn do Tokyo phát hành. Đây là tháng mua ròng lớn thứ nhì từng được ghi nhận của Trung Quốc đối với loại tài sản này, sau tháng mua kỷ lục 1,33 nghìn tỷ Yên hồi tháng 4.
Song song với việc gom mua trái phiếu Nhật dài hạn, Trung Quốc lại bán ra trái phiếu ngắn hạn của nước này. Trong tháng 5, Trung Quốc bán ròng 707 tỷ Yên trái phiếu ngắn hạn Nhật Bản.
Theo giới phân tích, Trung Quốc đang xem đồng Yên là một đồng tiền thích hợp để đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối trị giá trên 3 nghìn tỷ USD, theo đó giảm sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh.
“Cũng có thể Trung Quốc chuyển sang nắm giữ trái phiếu Nhật dài hạn để đạt mức lợi nhuận cao hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ muốn nắm giữ tài sản Nhật trong một thời gian dài hơn”, ông Koji Ochiai, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc công ty Mizuho Investors Securities tại Tokyo, phát biểu.
Không chỉ Trung Quốc, nhiều nước khác cũng ưa chuộng các tài sản Nhật. Theo thống kê của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), trong năm 2010, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã mua 35 nghìn tỷ Yên các tài sản định giá bằng đồng tiền này - bao gồm khoảng 33 nghìn tỷ Yên trái phiếu Chính phủ Nhật - tăng 24,6% so với năm trước đó.
Theo số liệu mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố mới đây, tính đến cuối quý 1 vừa qua, dự trữ ngoại hối của thế giới đạt gần 9,7 nghìn tỷ USD, so với mức xấp xỉ 9,3 nghìn tỷ USD vào cuối năm ngoái. Trong đó, dự trữ của các nền kinh tế mới nổi tăng lên hơn 6,5 nghìn tỷ USD từ mức gần 6,2 nghìn tỷ USD.
Cũng theo IMF, tính đến hết quý 1, đồng Yên chiếm 2,9% dự trữ ngoại hối của các nền kinh tế mới nổi, mức cao nhất kể từ tháng 9/2000 đến nay.
Nỗi lo về sự phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đang thúc đẩy nhu cầu của giới đầu tư đối với trái phiếu Nhật Bản gia tăng.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, trái phiếu Nhật còn hấp dẫn bởi Nhật Bản là nước chủ nợ ròng lớn nhất thế giới với cán cân vãng lai thặng dư và tình trạng giảm phát ở nước này khiến đồng Yên trở thành một khoản đầu tư an toàn. Trong khi đó, lạm phát có chiều hướng gia tăng tại Mỹ đang làm giảm bớt sức hút của trái phiếu kho bạc nước này.
Bloomberg dẫn số liệu từ Bộ Tài chính Nhật công bố ngày 8/7, trong tháng 5, Trung Quốc mua ròng 497,1 tỷ Yên (6,1 tỷ USD) trái phiếu dài hạn do Tokyo phát hành. Đây là tháng mua ròng lớn thứ nhì từng được ghi nhận của Trung Quốc đối với loại tài sản này, sau tháng mua kỷ lục 1,33 nghìn tỷ Yên hồi tháng 4.
Song song với việc gom mua trái phiếu Nhật dài hạn, Trung Quốc lại bán ra trái phiếu ngắn hạn của nước này. Trong tháng 5, Trung Quốc bán ròng 707 tỷ Yên trái phiếu ngắn hạn Nhật Bản.
Theo giới phân tích, Trung Quốc đang xem đồng Yên là một đồng tiền thích hợp để đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối trị giá trên 3 nghìn tỷ USD, theo đó giảm sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh.
“Cũng có thể Trung Quốc chuyển sang nắm giữ trái phiếu Nhật dài hạn để đạt mức lợi nhuận cao hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ muốn nắm giữ tài sản Nhật trong một thời gian dài hơn”, ông Koji Ochiai, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc công ty Mizuho Investors Securities tại Tokyo, phát biểu.
Không chỉ Trung Quốc, nhiều nước khác cũng ưa chuộng các tài sản Nhật. Theo thống kê của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), trong năm 2010, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã mua 35 nghìn tỷ Yên các tài sản định giá bằng đồng tiền này - bao gồm khoảng 33 nghìn tỷ Yên trái phiếu Chính phủ Nhật - tăng 24,6% so với năm trước đó.
Theo số liệu mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố mới đây, tính đến cuối quý 1 vừa qua, dự trữ ngoại hối của thế giới đạt gần 9,7 nghìn tỷ USD, so với mức xấp xỉ 9,3 nghìn tỷ USD vào cuối năm ngoái. Trong đó, dự trữ của các nền kinh tế mới nổi tăng lên hơn 6,5 nghìn tỷ USD từ mức gần 6,2 nghìn tỷ USD.
Cũng theo IMF, tính đến hết quý 1, đồng Yên chiếm 2,9% dự trữ ngoại hối của các nền kinh tế mới nổi, mức cao nhất kể từ tháng 9/2000 đến nay.
Nỗi lo về sự phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đang thúc đẩy nhu cầu của giới đầu tư đối với trái phiếu Nhật Bản gia tăng.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, trái phiếu Nhật còn hấp dẫn bởi Nhật Bản là nước chủ nợ ròng lớn nhất thế giới với cán cân vãng lai thặng dư và tình trạng giảm phát ở nước này khiến đồng Yên trở thành một khoản đầu tư an toàn. Trong khi đó, lạm phát có chiều hướng gia tăng tại Mỹ đang làm giảm bớt sức hút của trái phiếu kho bạc nước này.