Trung Quốc nỗ lực kiềm chế lạm phát
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngày 15/9 đã tăng lãi suất tiền gửi và cho vay thêm 27 điểm
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngày 15/9 đã tăng lãi suất tiền gửi và cho vay thêm 27 điểm, trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc trong tháng 8 vừa qua tăng lên tới 6,5%.
Theo đó, lãi suất tiền gửi và cho vay tăng lên mức tương ứng 3,87% và 7,29%. Đây là lần thứ 5 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tăng lãi suất tiền gửi và cho vay trong năm nay và là lần tăng thứ hai chỉ trong vòng 3 tuần qua.
Thắt chặt kiểm soát tín dụng
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết, mục đích của lần tăng lãi suất này là nhằm "thắt chặt kiểm soát tín dụng, hợp lý hoá nguồn vốn đầu tư và ổn định mức độ lạm phát”. Theo Tổng cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc, chỉ số CPI nói trên cao hơn nhiều so với mục tiêu chính thức cả năm là 3%, cao nhất trong trong 11 năm qua.
Nguyên nhân chính khiến CPI tăng là do giá thực phẩm gia tăng. Thông tin về tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 8 đã khiến chỉ số thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm xuống hơn 4% trong phiên giao dịch đầu tuần trước.
Để hạn chế tình trạng thanh toán bằng tiền mặt đang ngày càng tăng mạnh, vừa qua, NHTƯ Trung Quốc đã nâng mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng lên thêm 0,5 điểm (áp dụng từ ngày 25/9 tới) và phát hành 8.000 tỷ Nhân dân tệ (Nhân dân tệ) trái phiếu kho bạc để mua ngoại tệ dự trữ cung cấp cho các cơ quan đầu tư nhà nước.
Tuy nhiên, lượng cung ứng tiền mặt ở Trung Quốc vẫn còn rất lớn bất chấp việc ngân hàng đã áp dụng các biện pháp kiểm soát cả về lượng tiền gửi và tiền lưu thông, từ tháng 8 vừa qua. Theo số liệu mới nhất, lượng giao dịch tiền mặt trong tháng 8 là 18,09%, thấp hơn so với mức kỷ lục 18,48% trong tháng 7, nhưng vẫn cao hơn mức cho phép là 18%.
Cũng theo các số liệu của Ngân hàng Trung ương, trong 8 tháng đầu năm nay, lượng tiền cho vay bằng đồng nội tệ của Trung Quốc đã lên tới 3,08 nghìn tỷ Nhân dân tệ, gần bằng con số của cả năm 2006.
Nhằm giảm bớt sức ép về nguồn tiền mặt, ngày 12/9, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, nước này sẽ phát hành 200 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu (26,7 tỷ USD), để tăng thêm nguồn vốn hoạt động cho Công ty Đầu tư ngoại hối quốc gia vừa mới thành lập.
Đây là đợt công trái thứ hai trong tổng số 1.550 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt mà Quốc hội Trung Quốc đã thông qua hồi tháng 6 vừa rồi để mua khoảng 200 tỷ USD dự trữ ngoại hối làm vốn kinh doanh cho Công ty đầu tư ngoại hối quốc gia.
Khoản công trái mới này sẽ giúp giảm bớt sức ép về nguồn tiền mặt lưu thông hiện nay, ngăn chặn nền kinh tế phát triển quá nóng, góp phần thực hiện các chính sách kiểm soát vĩ mô.
Tỷ giá Nhân dân tệ tăng, nhưng Mỹ vẫn gây sức ép
Tuần qua, đồng Nhân dân tệ (Nhân dân tệ) của Trung Quốc đã bất ngờ tăng mạnh so với đồng USD Mỹ, dao động ở mức 7,5 Nhân dân tệ/1USD. Thời gian gần đây, dư luận quốc tế, đặc biệt là Mỹ, đã liên tục gây sức ép buộc Trung Quốc phải nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ nhằm giảm bớt ưu thế cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu từ Trung Quốc.
Kể từ ngày 21/7/2005, thời điểm Trung Quốc quyết định nới lỏng hơn tỷ giá đồng Nhân dân tệ, đồng tiền này đã lên giá liên tục so với đồng USD. Trong hơn 2 năm thực thi quyết định này, tỷ giá Nhân dân tệ/USD đã lên cao 7.548 điểm (từ mức 8,28 Nhân dân tệ/USD lên mức 7,5252 Nhân dân tệ/ USD). Biên độ dao động tỷ giá Nhân dân tệ do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc quy định cũng đã được nới rộng từ 0,3% lên 0,5%.
Dư luận Mỹ vẫn cho rằng mức tăng giá đồng Nhân dân tệ như trên là chưa thoả đáng, gây thâm hụt thương mại cho Mỹ. Tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ Paulson và giới thương gia, lãnh đạo ngành tài chính - tiền tệ Mỹ tuần trước, các đại biểu đều lo lắng cho rằng nếu Trung Quốc không tăng mạnh tỷ giá hối đoái đồng Nhân dân tệ so với USD, thì Hạ viện Mỹ có thể thông qua Dự luật trừng phạt tăng thuế với hàng hoá Trung Quốc nhập vào Mỹ. Dự luật này có thể khiến phía Trung Quốc trả đũa, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Mỹ.
Số liệu hải quan cho thấy, thặng dư thương mại của Trung Quốc cũng tăng mạnh, đạt 24,97 tỷ USD trong tháng 8, mức cao thứ hai chỉ sau mức kỷ lục là 26,91 tỷ USD trong tháng 6, làm gia tăng căng thẳng thương mại với Mỹ và châu Âu. Trong 8 tháng đầu năm nay, thặng dư thương mại của Trung Quốc lên tới 161,76 tỷ USD, so với mức thặng dư kỷ lục 177,47 tỷ USD trong cả năm 2006.
Trung Quốc đã vượt Canada và trở thành nước xuất khẩu hàng hoá lớn nhất vào thị trường Mỹ. Từ ngày 1/8/2006 đến 31/7/2007, Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ một khối lượng hàng hoá trị giá 312,2 tỉ USD, trong khi hàng hoá của Canada bán sang Mỹ chỉ đạt trị giá 305,6 tỉ USD.
Theo đó, lãi suất tiền gửi và cho vay tăng lên mức tương ứng 3,87% và 7,29%. Đây là lần thứ 5 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tăng lãi suất tiền gửi và cho vay trong năm nay và là lần tăng thứ hai chỉ trong vòng 3 tuần qua.
Thắt chặt kiểm soát tín dụng
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết, mục đích của lần tăng lãi suất này là nhằm "thắt chặt kiểm soát tín dụng, hợp lý hoá nguồn vốn đầu tư và ổn định mức độ lạm phát”. Theo Tổng cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc, chỉ số CPI nói trên cao hơn nhiều so với mục tiêu chính thức cả năm là 3%, cao nhất trong trong 11 năm qua.
Nguyên nhân chính khiến CPI tăng là do giá thực phẩm gia tăng. Thông tin về tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 8 đã khiến chỉ số thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm xuống hơn 4% trong phiên giao dịch đầu tuần trước.
Để hạn chế tình trạng thanh toán bằng tiền mặt đang ngày càng tăng mạnh, vừa qua, NHTƯ Trung Quốc đã nâng mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng lên thêm 0,5 điểm (áp dụng từ ngày 25/9 tới) và phát hành 8.000 tỷ Nhân dân tệ (Nhân dân tệ) trái phiếu kho bạc để mua ngoại tệ dự trữ cung cấp cho các cơ quan đầu tư nhà nước.
Tuy nhiên, lượng cung ứng tiền mặt ở Trung Quốc vẫn còn rất lớn bất chấp việc ngân hàng đã áp dụng các biện pháp kiểm soát cả về lượng tiền gửi và tiền lưu thông, từ tháng 8 vừa qua. Theo số liệu mới nhất, lượng giao dịch tiền mặt trong tháng 8 là 18,09%, thấp hơn so với mức kỷ lục 18,48% trong tháng 7, nhưng vẫn cao hơn mức cho phép là 18%.
Cũng theo các số liệu của Ngân hàng Trung ương, trong 8 tháng đầu năm nay, lượng tiền cho vay bằng đồng nội tệ của Trung Quốc đã lên tới 3,08 nghìn tỷ Nhân dân tệ, gần bằng con số của cả năm 2006.
Nhằm giảm bớt sức ép về nguồn tiền mặt, ngày 12/9, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, nước này sẽ phát hành 200 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu (26,7 tỷ USD), để tăng thêm nguồn vốn hoạt động cho Công ty Đầu tư ngoại hối quốc gia vừa mới thành lập.
Đây là đợt công trái thứ hai trong tổng số 1.550 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt mà Quốc hội Trung Quốc đã thông qua hồi tháng 6 vừa rồi để mua khoảng 200 tỷ USD dự trữ ngoại hối làm vốn kinh doanh cho Công ty đầu tư ngoại hối quốc gia.
Khoản công trái mới này sẽ giúp giảm bớt sức ép về nguồn tiền mặt lưu thông hiện nay, ngăn chặn nền kinh tế phát triển quá nóng, góp phần thực hiện các chính sách kiểm soát vĩ mô.
Tỷ giá Nhân dân tệ tăng, nhưng Mỹ vẫn gây sức ép
Tuần qua, đồng Nhân dân tệ (Nhân dân tệ) của Trung Quốc đã bất ngờ tăng mạnh so với đồng USD Mỹ, dao động ở mức 7,5 Nhân dân tệ/1USD. Thời gian gần đây, dư luận quốc tế, đặc biệt là Mỹ, đã liên tục gây sức ép buộc Trung Quốc phải nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ nhằm giảm bớt ưu thế cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu từ Trung Quốc.
Kể từ ngày 21/7/2005, thời điểm Trung Quốc quyết định nới lỏng hơn tỷ giá đồng Nhân dân tệ, đồng tiền này đã lên giá liên tục so với đồng USD. Trong hơn 2 năm thực thi quyết định này, tỷ giá Nhân dân tệ/USD đã lên cao 7.548 điểm (từ mức 8,28 Nhân dân tệ/USD lên mức 7,5252 Nhân dân tệ/ USD). Biên độ dao động tỷ giá Nhân dân tệ do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc quy định cũng đã được nới rộng từ 0,3% lên 0,5%.
Dư luận Mỹ vẫn cho rằng mức tăng giá đồng Nhân dân tệ như trên là chưa thoả đáng, gây thâm hụt thương mại cho Mỹ. Tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ Paulson và giới thương gia, lãnh đạo ngành tài chính - tiền tệ Mỹ tuần trước, các đại biểu đều lo lắng cho rằng nếu Trung Quốc không tăng mạnh tỷ giá hối đoái đồng Nhân dân tệ so với USD, thì Hạ viện Mỹ có thể thông qua Dự luật trừng phạt tăng thuế với hàng hoá Trung Quốc nhập vào Mỹ. Dự luật này có thể khiến phía Trung Quốc trả đũa, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Mỹ.
Số liệu hải quan cho thấy, thặng dư thương mại của Trung Quốc cũng tăng mạnh, đạt 24,97 tỷ USD trong tháng 8, mức cao thứ hai chỉ sau mức kỷ lục là 26,91 tỷ USD trong tháng 6, làm gia tăng căng thẳng thương mại với Mỹ và châu Âu. Trong 8 tháng đầu năm nay, thặng dư thương mại của Trung Quốc lên tới 161,76 tỷ USD, so với mức thặng dư kỷ lục 177,47 tỷ USD trong cả năm 2006.
Trung Quốc đã vượt Canada và trở thành nước xuất khẩu hàng hoá lớn nhất vào thị trường Mỹ. Từ ngày 1/8/2006 đến 31/7/2007, Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ một khối lượng hàng hoá trị giá 312,2 tỉ USD, trong khi hàng hoá của Canada bán sang Mỹ chỉ đạt trị giá 305,6 tỉ USD.