Trung Quốc phạt, bắt người “tung tin thất thiệt”
Nước này đã xử phạt gần 200 người tung “tin đồn” trên mạng Internet về vụ nổ ở Thiên Tân và chứng khoán lao dốc
Nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố đã xử phạt gần 200 người vì hành vi tung tin đồn trên mạng Internet liên quan đến những sự kiện lớn gần đây ở nước này gồm vụ nổ lớn ở Thiên Tân và sự sụt giảm của thị trường chứng khoán.
Theo tờ Wall Street Journal, một tuyên bố của Công an Trung Quốc ngày 30/8 cho biết, những người bị xử phạt đã bày tỏ sự ăn năn, hối lỗi vì hành vi của mình, cho rằng bản thân họ thông qua hành vi đó đã “khiến xã hội và dư luận hiểu sai sự thật, tạo ra và làm lan rộng tâm lý sợ sệt, và thậm chí lợi dụng cơ hội tạo tin đồn nhằm tấn công lãnh đạo Đảng và Nhà nước”.
Bắt nhà báo
Trong một bản tin đăng tải ngày 31/8, hãng thông tấn Tân Hoa Xã nói cơ quan chức năng cũng đã bắt giữ một nhà báo của một tạp chí tài chính vì nghi vấn tạo và lan truyền thông tin thất thiệt liên quan tới thị trường chứng khoán.
Tân Hoa Xã cũng nói nhà chức trách đã bắt giữ 4 nhà điều hành cấp cao tại công ty chức khoán Citic Securities vì hành vi giao dịch nội gián, cùng một nhân viên của Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) vì nghi vấn giao dịch nội gián, làm giả giấy tờ và nhận hối lộ.
Nhà báo Wang Xiaolu thuộc tạp chí Caijing đã bị bắt giữ ngày 30/8, sau khi bị cho là đã thừa nhận cấu kết với người khác để tung tin không đúng sự thật về thị trường chứng khoán.
Tân Hoa Xã cũng nói, các sếp bị bắt của Citic Securities, bao gồm hai giám đốc điều hành là Xu Gang và Liu Wei, đều đã thừa nhận hành vi sai trái.
Nhân viên CSRC bị bắt là Liu Shufan thì đã thừa nhận với các điều tra viên về hành vi nhận hối lộ của một công ty niêm yết nhằm giúp công ty này vượt qua được sự giám sát của CSRC, tham gia giao dịch nội gián, và sử dụng tài liệu giả mạo để giúp tình nhân mua một căn hộ ở Thượng Hải.
Chính phủ Trung Quốc đang đối mặt sự ép lớn từ công chúng trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và thị trường chứng khoán biến động mạnh. Vụ nổ nhà kho hóa chất ở Thiên Tân mới đây khiến hàng trăm người thiệt mạng cũng là một vấn đề khiến dư luận nước này phẫn nộ.
“Gây tổn thất lớn”
Trong tuyên bố của mình, Bộ Công an Trung Quốc không công bố danh tính cụ thể của hầu hết trong số 197 người bị xử phạt vì tung tin đồn. Thay vào đó, nhà chức trách chỉ nêu họ của một số người và dẫn lời 4 người bày tỏ hối tiếc về hành vi của mình.
Ngoài ra, tuyên bố cũng không nêu cụ thể hành vi và mức xử phạt của từng cá nhân, trừ việc nói rằng 165 trang web và tài khoản trên mạng Internet đã bị đóng cửa.
Theo tuyên bố, những tin đồn thất thiệt gồm có thông tin một người đàn ông nhảy lầu tự vẫn ở Bắc Kinh do chứng khoán lao dốc; thông tin 1.300 người chết trong vụ nổ ở Thiên Tân; và những tin đồn mang tính kích động liên quan tới việc Trung Quốc kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ hai.
Tuyên bố trên của Bộ Công an Trung Quốc được đưa ra không lâu sau khi cơ quan quản lý Internet của nước này tuyên bố đóng cửa vĩnh viễn 18 website và dừng hoạt động 32 website khác trong vòng một tháng vì nghi vấn xuất bản thông tin chưa được kiểm chứng, hoặc cho phép người sử dụng tung tin đồn vô căn cứ liên quan đến vụ nổ hôm 12/8 ở Thiên Tân khiến ít nhất 150 người thiệt mạng và hơn 700 người bị thương.
Một nam thanh niên 18 tuổi được nêu họ Kang đã bị tạm giữ 5 ngày vì tung tin không đúng sự thật, nói 1.300 người chết trong vụ nổ ở Thiên Tân.
Theo Tân Hoa Xã, một tin đồn thất thiệt khác là bản tin của Caijing hôm 20/7 nói CSRC đang xem xét rút lại nguồn vốn của Chính phủ dùng để bình ổn thị trường chứng khoán. Ngay sau khi bản tin này được đăng, CSRC đã lên tiếng phủ nhận và nói Caijing “vô trách nhiệm” khi xuất bản thông tin như vậy mà không kiểm chứng với cơ quan này.
Nhà báo Wang của Caijing, người bị bắt giữ, nói với các nhà điều tra rằng đã viết bài báo dựa trên kết hợp thông tin thị trường với “đánh giá chủ quan, dẫn tới xáo trộn và hoảng loạn trên thị trường, ảnh hưởng xấu tới niềm tin của thị trường, gây tổn thất lớn cho nhà nước và các nhà đầu tư khu vực công” - theo Tân Hoa Xã.
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh giám sát Internet, khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài và công ty công nghệ cảm thấy lo sợ.
Tháng 7, Quốc hội Trung Quốc thông qua một luật an ninh mới củng cố quyền kiểm soát không gian mạng, sau đó tiếp tục công bố một dự thảo luật thắt chặt kiểm soát đối với mạng Internet trong nước, trong đó luật hóa quyền chặn truy cập trong những trường hợp an ninh khẩn cấp. Đầu tháng 8, Bộ Công an Trung Quốc tuyên bố kế hoạch thành lập đơn vị cảnh sát mạng tại các công ty Internet lớn.
Theo tờ Wall Street Journal, một tuyên bố của Công an Trung Quốc ngày 30/8 cho biết, những người bị xử phạt đã bày tỏ sự ăn năn, hối lỗi vì hành vi của mình, cho rằng bản thân họ thông qua hành vi đó đã “khiến xã hội và dư luận hiểu sai sự thật, tạo ra và làm lan rộng tâm lý sợ sệt, và thậm chí lợi dụng cơ hội tạo tin đồn nhằm tấn công lãnh đạo Đảng và Nhà nước”.
Bắt nhà báo
Trong một bản tin đăng tải ngày 31/8, hãng thông tấn Tân Hoa Xã nói cơ quan chức năng cũng đã bắt giữ một nhà báo của một tạp chí tài chính vì nghi vấn tạo và lan truyền thông tin thất thiệt liên quan tới thị trường chứng khoán.
Tân Hoa Xã cũng nói nhà chức trách đã bắt giữ 4 nhà điều hành cấp cao tại công ty chức khoán Citic Securities vì hành vi giao dịch nội gián, cùng một nhân viên của Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) vì nghi vấn giao dịch nội gián, làm giả giấy tờ và nhận hối lộ.
Nhà báo Wang Xiaolu thuộc tạp chí Caijing đã bị bắt giữ ngày 30/8, sau khi bị cho là đã thừa nhận cấu kết với người khác để tung tin không đúng sự thật về thị trường chứng khoán.
Tân Hoa Xã cũng nói, các sếp bị bắt của Citic Securities, bao gồm hai giám đốc điều hành là Xu Gang và Liu Wei, đều đã thừa nhận hành vi sai trái.
Nhân viên CSRC bị bắt là Liu Shufan thì đã thừa nhận với các điều tra viên về hành vi nhận hối lộ của một công ty niêm yết nhằm giúp công ty này vượt qua được sự giám sát của CSRC, tham gia giao dịch nội gián, và sử dụng tài liệu giả mạo để giúp tình nhân mua một căn hộ ở Thượng Hải.
Chính phủ Trung Quốc đang đối mặt sự ép lớn từ công chúng trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và thị trường chứng khoán biến động mạnh. Vụ nổ nhà kho hóa chất ở Thiên Tân mới đây khiến hàng trăm người thiệt mạng cũng là một vấn đề khiến dư luận nước này phẫn nộ.
“Gây tổn thất lớn”
Trong tuyên bố của mình, Bộ Công an Trung Quốc không công bố danh tính cụ thể của hầu hết trong số 197 người bị xử phạt vì tung tin đồn. Thay vào đó, nhà chức trách chỉ nêu họ của một số người và dẫn lời 4 người bày tỏ hối tiếc về hành vi của mình.
Ngoài ra, tuyên bố cũng không nêu cụ thể hành vi và mức xử phạt của từng cá nhân, trừ việc nói rằng 165 trang web và tài khoản trên mạng Internet đã bị đóng cửa.
Theo tuyên bố, những tin đồn thất thiệt gồm có thông tin một người đàn ông nhảy lầu tự vẫn ở Bắc Kinh do chứng khoán lao dốc; thông tin 1.300 người chết trong vụ nổ ở Thiên Tân; và những tin đồn mang tính kích động liên quan tới việc Trung Quốc kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ hai.
Tuyên bố trên của Bộ Công an Trung Quốc được đưa ra không lâu sau khi cơ quan quản lý Internet của nước này tuyên bố đóng cửa vĩnh viễn 18 website và dừng hoạt động 32 website khác trong vòng một tháng vì nghi vấn xuất bản thông tin chưa được kiểm chứng, hoặc cho phép người sử dụng tung tin đồn vô căn cứ liên quan đến vụ nổ hôm 12/8 ở Thiên Tân khiến ít nhất 150 người thiệt mạng và hơn 700 người bị thương.
Một nam thanh niên 18 tuổi được nêu họ Kang đã bị tạm giữ 5 ngày vì tung tin không đúng sự thật, nói 1.300 người chết trong vụ nổ ở Thiên Tân.
Theo Tân Hoa Xã, một tin đồn thất thiệt khác là bản tin của Caijing hôm 20/7 nói CSRC đang xem xét rút lại nguồn vốn của Chính phủ dùng để bình ổn thị trường chứng khoán. Ngay sau khi bản tin này được đăng, CSRC đã lên tiếng phủ nhận và nói Caijing “vô trách nhiệm” khi xuất bản thông tin như vậy mà không kiểm chứng với cơ quan này.
Nhà báo Wang của Caijing, người bị bắt giữ, nói với các nhà điều tra rằng đã viết bài báo dựa trên kết hợp thông tin thị trường với “đánh giá chủ quan, dẫn tới xáo trộn và hoảng loạn trên thị trường, ảnh hưởng xấu tới niềm tin của thị trường, gây tổn thất lớn cho nhà nước và các nhà đầu tư khu vực công” - theo Tân Hoa Xã.
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh giám sát Internet, khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài và công ty công nghệ cảm thấy lo sợ.
Tháng 7, Quốc hội Trung Quốc thông qua một luật an ninh mới củng cố quyền kiểm soát không gian mạng, sau đó tiếp tục công bố một dự thảo luật thắt chặt kiểm soát đối với mạng Internet trong nước, trong đó luật hóa quyền chặn truy cập trong những trường hợp an ninh khẩn cấp. Đầu tháng 8, Bộ Công an Trung Quốc tuyên bố kế hoạch thành lập đơn vị cảnh sát mạng tại các công ty Internet lớn.