“Trung Quốc tiếp tục phát triển đường sắt cao tốc”
Tân Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ tiếp tục phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc như đã lên kế hoạch
Tân Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc, ông Thịnh Quang Tổ, tuyên bố Bắc Kinh sẽ tiếp tục phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc như đã lên kế hoạch.
Theo tờ China Daily, tuyên bố trên được ông Thịnh - người được bổ nhiệm vào ghế Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc hôm 25/2 - đưa ra khi báo chí đặt câu hỏi về chiến lược phát triển đường sắt cao tốc của nước này trong thời gian sắp tới. Vấn đề này được dư luận hết sức quan tâm sau khi cựu Bộ trưởng Lưu Chí Quân mất chức và bị điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật”.
Theo ông Sheng, vụ ông Lưu là “một trường hợp cá biệt” và sẽ không có ảnh hưởng lớn tới tương lai phát triển của hệ thống đường sắt tại Trung Quốc. Ông cũng khẳng định, việc thay thế Bộ trưởng Bộ Đường sắt sẽ không thay đổi lộ trình phát triển đường sắt cao tốc của Trung Quốc trong cả trung và dài hạn.
Trao đổi với tờ China Daily, ông Trương Tuấn Bang, Giám đốc Cục Đường sắt Trịnh Châu, cho biết, kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc thuộc địa phương này trong năm 2011 không hề có sự thay đổi nào. Cũng theo ông Trương, tuyến đường sắt cao tốc nối giữa thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc và thành phố Thạch Gia Trang thuộc tỉnh Hồ Nam sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.
Sau vụ cách chức ông Lưu, Bộ Đường sắt Trung Quốc đã phải đối mặt với nghi vấn và áp lực từ nhiều phía. Đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, bộ này sẽ không đủ khả năng hoàn trả những khoản vay khổng lồ đã vay từ ngân hàng để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc. Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng, tốc độ xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc quá nhanh chóng có thể gây ra những vấn đề đáng ngại về an toàn.
Về khả năng trả nợ của các công ty trực thuộc Bộ Đường sắt Trung Quốc, tân Bộ trưởng Thịnh Quang Tổ khẳng định, số nợ 1,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương đương 247 tỷ USD) được sử dụng để xây hệ thống đường sắt cao tốc của nước này vẫn “thuộc mức trong tầm kiểm soát”.
Trả lời câu hỏi của China Daily về việc liệu Trung Quốc có nên xây quá nhiều đường sắt cao tốc trong thời gian ngắn như vậy, Giáo sư Vương Mộng Thứ thuộc trường Đại học Giao thông Bắc Kinh, đồng thời là một đại biểu Quốc hội nước này, cho rằng, việc xây dựng hệ thống trong một thời gian ngắn có thể giúp tạo ra lợi nhuận nhiều hơn là khi xây dựng từng tuyến đường một. Ông Vương cũng cho rằng Trung Quốc có đủ khả năng để đảm bảo vấn đề an toàn cho các tuyến đường sắt cao tốc được xây dựng.
Một số chuyên gia và quan chức khác của Trung Quốc hy vọng, các tuyến đường cao tốc của nước này sẽ thu hút ngày càng đông khách đi tàu, và khi đó, các Bộ Đường sắt sẽ thu hồi được vốn đầu tư để trả nợ.
Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ mở rộng hệ thống đường sắt cao tốc ở nước này lên 13.000 km vào năm 2012 và 16.000 km vào năm 2020. Tính đến cuối năm 2010, hệ thống này đã đạt chiều dài 8.358 km, dài nhất trên thế giới. Riêng trong năm 2010, Trung Quốc đưa 5.149 km đường sắt cao tốc vào sử dụng, theo China Daily.
Theo tờ China Daily, tuyên bố trên được ông Thịnh - người được bổ nhiệm vào ghế Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc hôm 25/2 - đưa ra khi báo chí đặt câu hỏi về chiến lược phát triển đường sắt cao tốc của nước này trong thời gian sắp tới. Vấn đề này được dư luận hết sức quan tâm sau khi cựu Bộ trưởng Lưu Chí Quân mất chức và bị điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật”.
Theo ông Sheng, vụ ông Lưu là “một trường hợp cá biệt” và sẽ không có ảnh hưởng lớn tới tương lai phát triển của hệ thống đường sắt tại Trung Quốc. Ông cũng khẳng định, việc thay thế Bộ trưởng Bộ Đường sắt sẽ không thay đổi lộ trình phát triển đường sắt cao tốc của Trung Quốc trong cả trung và dài hạn.
Trao đổi với tờ China Daily, ông Trương Tuấn Bang, Giám đốc Cục Đường sắt Trịnh Châu, cho biết, kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc thuộc địa phương này trong năm 2011 không hề có sự thay đổi nào. Cũng theo ông Trương, tuyến đường sắt cao tốc nối giữa thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc và thành phố Thạch Gia Trang thuộc tỉnh Hồ Nam sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.
Sau vụ cách chức ông Lưu, Bộ Đường sắt Trung Quốc đã phải đối mặt với nghi vấn và áp lực từ nhiều phía. Đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, bộ này sẽ không đủ khả năng hoàn trả những khoản vay khổng lồ đã vay từ ngân hàng để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc. Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng, tốc độ xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc quá nhanh chóng có thể gây ra những vấn đề đáng ngại về an toàn.
Về khả năng trả nợ của các công ty trực thuộc Bộ Đường sắt Trung Quốc, tân Bộ trưởng Thịnh Quang Tổ khẳng định, số nợ 1,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương đương 247 tỷ USD) được sử dụng để xây hệ thống đường sắt cao tốc của nước này vẫn “thuộc mức trong tầm kiểm soát”.
Trả lời câu hỏi của China Daily về việc liệu Trung Quốc có nên xây quá nhiều đường sắt cao tốc trong thời gian ngắn như vậy, Giáo sư Vương Mộng Thứ thuộc trường Đại học Giao thông Bắc Kinh, đồng thời là một đại biểu Quốc hội nước này, cho rằng, việc xây dựng hệ thống trong một thời gian ngắn có thể giúp tạo ra lợi nhuận nhiều hơn là khi xây dựng từng tuyến đường một. Ông Vương cũng cho rằng Trung Quốc có đủ khả năng để đảm bảo vấn đề an toàn cho các tuyến đường sắt cao tốc được xây dựng.
Một số chuyên gia và quan chức khác của Trung Quốc hy vọng, các tuyến đường cao tốc của nước này sẽ thu hút ngày càng đông khách đi tàu, và khi đó, các Bộ Đường sắt sẽ thu hồi được vốn đầu tư để trả nợ.
Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ mở rộng hệ thống đường sắt cao tốc ở nước này lên 13.000 km vào năm 2012 và 16.000 km vào năm 2020. Tính đến cuối năm 2010, hệ thống này đã đạt chiều dài 8.358 km, dài nhất trên thế giới. Riêng trong năm 2010, Trung Quốc đưa 5.149 km đường sắt cao tốc vào sử dụng, theo China Daily.