Nguyên nhân Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc “ngã ngựa”
Theo tờ Economic Observer, ông Lưu Chí Quân đã bị đặt dưới sự theo dõi đặc biệt từ năm 2010
Hôm 12/2 vừa qua, Trung Quốc đã cách chức Bộ trưởng Bộ Đường sắt, ông Lưu Chí Quân, người chịu trách nhiệm về mạng lưới tàu cao tốc của nước này. Theo Tân Hoa Xã, ông Lưu Chí Quân đang bị điều tra vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng".
Tân Hoa Xã cho biết, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) không nói rõ chi tiết các cáo buộc chống lại ông Lưu Chí Quân. Tuy nhiên, theo nguồn tin, ông Lưu đã được thay thế bởi ông Sheng Guangzu, 62 tuổi, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Tờ China Business Journal cho hay, ông Lưu Chí Quân có khả năng đã nhận hối lộ tới 2,5% tổng ngân sách một số dự án đường sắt cao tốc của Trung Quốc để ưu ái cho các nhà thầu biết điều. Còn theo tờ Economic Observer, vụ việc không có gì là bất ngờ vì ông Lưu Chí Quân đã bị đặt dưới sự theo dõi đặc biệt từ năm 2010.
Dẫn một nguồn tin thân cận với CCDI, Economic Observer cho hay, vụ ngã ngựa của ông Lưu Chí Quân có liên quan tới vụ án Đinh Thư Miêu - Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Bác Hựu Sơn Tây và La Kim Bảo - nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Container Thiết Long Đường sắt Trung Quốc.
Cựu Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc còn bị nghi ngờ dính líu tới vụ tham nhũng cực lớn trong việc phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc, có lối sống tha hóa. Số tiền trong vụ án lên tới 10 tỷ Nhân dân tệ và rất nhiều công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán có thể có liên đới tới vụ việc.
Trên thực tế, ngay từ khi vụ án La Kim Bảo bị phanh phui đã cho thấy hàng loạt vấn đề tham nhũng nghiêm trọng trong lĩnh vực đường sắt cao tốc - bao gồm can thiệp và thực thi trái phép trong khoản “lại quả” nhiều hợp đồng, cố tình nhận hối lộ với khoản tiền cực lớn. Một nguồn tin thân cận với Bộ Đường sắt cho hay, vụ Lưu Chí Quân đã làm rung chuyển cả hệ thống.
Trong vụ án Đinh Thư Miêu, theo một nhân vật trong ngành khai khoáng Sơn Tây, năm 1998, nữ doanh nhân này lần đầu được giới thiệu với La Kim Bảo, khi nhân vật này đang giữ chức Bí thư đảng bộ Lâm Phần của Cục Đường sắt Bắc Kinh. Thông qua La Kim Bảo, năm 2000, Đinh Thư Miêu lần đầu tiếp xúc với Lưu Chí Quân khi ấy đang là Thứ trưởng Bộ Đường sắt.
Cũng trong năm này, Đinh Thư Miêu thành lập tập đoàn Bác Hữu, đầu tư rất nhiều vào cung cấp thiết bị đường sắt cao tốc, quảng cáo truyền hình, khách sạn nhà hàng. Sau đó, tập đoàn Bác Hữu dưới sự lãnh đạo của Đinh Thư Miêu gần như độc quyền cung cấp rào chắn chống ồn cho đường sắt cao tốc của Trung Quốc...
Theo tạp chí Tài Tín, công ty của Đinh Thư Miêu còn đồng sở hữu cả tập đoàn thiết bị đường sắt Zhibo Lucchini, đơn vị độc quyền cung cấp bánh xe và dịch vụ sửa chữa cho các tàu cao tốc. Ngoài ra, theo một số phương tiện truyền thông Trung Quốc, Đinh Thư Miêu còn độc quyền lĩnh vực quảng cáo tại các nhà ga ở Bắc Kinh và nhiều thành phố lớn khác…
Ông Lưu Chí Quân là nhân vật chính trị cao cấp nhất tại Trung Quốc bị hạ bệ vì tham nhũng, kể từ vụ Bí thư Thượng Hải bị bắt năm 2006. Người kế nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Đường sắt đã cam đoan rằng, các kế hoạch phát triển đường sắt sẽ vẫn được tiếp tục, nhưng phải bảo đảm được an toàn, chất lượng và hiệu quả xây dựng.
Tuy nhiên, theo báo Le Monde của Pháp, cơn sốt đường cao tốc, kể từ một vài tháng nay, đã trở thành đối tượng của nhiều tranh luận. Mùa thu năm ngoái, một nhóm các chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã gửi một báo cáo đến Chính phủ Trung Quốc để đả phá chính sách ưu tiên quá mức cho "các dự án hạ tầng cơ sở khổng lồ".
Trong báo cáo này, các chuyên gia đã cho thấy một nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng. Đó là mức nợ lên rất cao, mà theo báo cáo của UBS Securities, nợ của Bộ Đường sắt Trung Quốc đạt đến mức khoảng 130 tỷ Euro vào cuối năm 2009.
Bên cạnh vụ đường sắt cao tốc, một tố cáo khác liên quan đến chất lượng nhựa đường được sử dụng để làm các đường tàu điện ngầm tại thành phố Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) cũng đang được chính quyền tỉnh chú ý. Tố cáo này do một kỹ sư về hưu 68 tuổi, cựu thanh tra xây dựng, đưa lên trang blog cá nhân.
Tân Hoa Xã cho biết, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) không nói rõ chi tiết các cáo buộc chống lại ông Lưu Chí Quân. Tuy nhiên, theo nguồn tin, ông Lưu đã được thay thế bởi ông Sheng Guangzu, 62 tuổi, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Tờ China Business Journal cho hay, ông Lưu Chí Quân có khả năng đã nhận hối lộ tới 2,5% tổng ngân sách một số dự án đường sắt cao tốc của Trung Quốc để ưu ái cho các nhà thầu biết điều. Còn theo tờ Economic Observer, vụ việc không có gì là bất ngờ vì ông Lưu Chí Quân đã bị đặt dưới sự theo dõi đặc biệt từ năm 2010.
Dẫn một nguồn tin thân cận với CCDI, Economic Observer cho hay, vụ ngã ngựa của ông Lưu Chí Quân có liên quan tới vụ án Đinh Thư Miêu - Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Bác Hựu Sơn Tây và La Kim Bảo - nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Container Thiết Long Đường sắt Trung Quốc.
Cựu Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc còn bị nghi ngờ dính líu tới vụ tham nhũng cực lớn trong việc phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc, có lối sống tha hóa. Số tiền trong vụ án lên tới 10 tỷ Nhân dân tệ và rất nhiều công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán có thể có liên đới tới vụ việc.
Trên thực tế, ngay từ khi vụ án La Kim Bảo bị phanh phui đã cho thấy hàng loạt vấn đề tham nhũng nghiêm trọng trong lĩnh vực đường sắt cao tốc - bao gồm can thiệp và thực thi trái phép trong khoản “lại quả” nhiều hợp đồng, cố tình nhận hối lộ với khoản tiền cực lớn. Một nguồn tin thân cận với Bộ Đường sắt cho hay, vụ Lưu Chí Quân đã làm rung chuyển cả hệ thống.
Trong vụ án Đinh Thư Miêu, theo một nhân vật trong ngành khai khoáng Sơn Tây, năm 1998, nữ doanh nhân này lần đầu được giới thiệu với La Kim Bảo, khi nhân vật này đang giữ chức Bí thư đảng bộ Lâm Phần của Cục Đường sắt Bắc Kinh. Thông qua La Kim Bảo, năm 2000, Đinh Thư Miêu lần đầu tiếp xúc với Lưu Chí Quân khi ấy đang là Thứ trưởng Bộ Đường sắt.
Cũng trong năm này, Đinh Thư Miêu thành lập tập đoàn Bác Hữu, đầu tư rất nhiều vào cung cấp thiết bị đường sắt cao tốc, quảng cáo truyền hình, khách sạn nhà hàng. Sau đó, tập đoàn Bác Hữu dưới sự lãnh đạo của Đinh Thư Miêu gần như độc quyền cung cấp rào chắn chống ồn cho đường sắt cao tốc của Trung Quốc...
Theo tạp chí Tài Tín, công ty của Đinh Thư Miêu còn đồng sở hữu cả tập đoàn thiết bị đường sắt Zhibo Lucchini, đơn vị độc quyền cung cấp bánh xe và dịch vụ sửa chữa cho các tàu cao tốc. Ngoài ra, theo một số phương tiện truyền thông Trung Quốc, Đinh Thư Miêu còn độc quyền lĩnh vực quảng cáo tại các nhà ga ở Bắc Kinh và nhiều thành phố lớn khác…
Ông Lưu Chí Quân là nhân vật chính trị cao cấp nhất tại Trung Quốc bị hạ bệ vì tham nhũng, kể từ vụ Bí thư Thượng Hải bị bắt năm 2006. Người kế nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Đường sắt đã cam đoan rằng, các kế hoạch phát triển đường sắt sẽ vẫn được tiếp tục, nhưng phải bảo đảm được an toàn, chất lượng và hiệu quả xây dựng.
Tuy nhiên, theo báo Le Monde của Pháp, cơn sốt đường cao tốc, kể từ một vài tháng nay, đã trở thành đối tượng của nhiều tranh luận. Mùa thu năm ngoái, một nhóm các chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã gửi một báo cáo đến Chính phủ Trung Quốc để đả phá chính sách ưu tiên quá mức cho "các dự án hạ tầng cơ sở khổng lồ".
Trong báo cáo này, các chuyên gia đã cho thấy một nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng. Đó là mức nợ lên rất cao, mà theo báo cáo của UBS Securities, nợ của Bộ Đường sắt Trung Quốc đạt đến mức khoảng 130 tỷ Euro vào cuối năm 2009.
Bên cạnh vụ đường sắt cao tốc, một tố cáo khác liên quan đến chất lượng nhựa đường được sử dụng để làm các đường tàu điện ngầm tại thành phố Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) cũng đang được chính quyền tỉnh chú ý. Tố cáo này do một kỹ sư về hưu 68 tuổi, cựu thanh tra xây dựng, đưa lên trang blog cá nhân.