Trung Quốc tố Philippines khơi mào tranh chấp biển Đông
Đại diện của Trung Quốc tiếp tục tuyên bố lập trường của Bắc Kinh là sẽ không chấp nhận việc Philippines kiện Trung Quốc
Đại diện của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc cho rằng, Philippines là bên gây ra tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông, đồng thời cáo buộc nước này tìm cách giành sự thông cảm của cộng đồng quốc tế.
Báo Philippines Star cho biết, trong một báo cáo đọc trước cuộc họp lần thứ 24 của các quốc gia tham gia Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS), Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc Wang Min nói, những lời cáo buộc mà Manila nhằm vào Bắc Kinh trong vấn đề biển Đông là “sai”.
“Chúng tôi phải chỉ ra rằng, nguyên nhân gốc rễ của những tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên biển Đông là do Philippines chiếm giữ bất hợp pháp một số hòn đảo và bãi đá” trên quần đảo Trường Sa - ông Wang phát biểu.
“Philippines tìm cách hợp pháp hóa sự xâm phạm và những hành động gây hấn của mình bằng cách lôi kéo Trung Quốc vào quy trình pháp lý. Philippines cũng tìm cách giành sự thông cảm và ủng hộ của quốc tế bằng sự dối trá. Đó là bản chất của vấn đề”, ông Wang nói.
Đại diện này nói rằng, theo đúng các điều khoản của UNCLOS, Chính phủ Trung Quốc vào năm 2006 đã loại bỏ cách tranh chấp về phân định ranh giới trên biển và chủ quyền lãnh thổ ra khỏi các thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc.
Ông Wang cũng nói, với tư cách là một quốc gia có chủ quyền và một quốc gia tham gia UNCLOS, Trung Quốc có quyền để làm vậy theo quy định của luật pháp quốc tế.
Ông Wang tiếp tục tuyên bố lập trường của Bắc Kinh là sẽ không chấp nhận việc Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế về vấn đề tranh chấp trên biển Đông.
“Điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, và lập trường của Trung Quốc sẽ không thay đổi”, ông Wang nói.
Một mực tuyên bố Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi” trên biển Đông, ông Wang bảo vệ việc Trung Quốc tiến hành các nỗ lực xây dựng trên một số thực thể lãnh thổ đang trong diện tranh chấp trên biển Đông.
“Việc Trung Quốc xây dựng trên các hòn đảo và bãi đá liên quan, và các biện pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên sinh học, bao gồm tạm ngừng đánh bắt cá, tại các vùng nước thuộc quyền tài phán của Trung Quốc hoàn toàn nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc”, ông này nói.
Báo Philippines Star cho biết, trong một báo cáo đọc trước cuộc họp lần thứ 24 của các quốc gia tham gia Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS), Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc Wang Min nói, những lời cáo buộc mà Manila nhằm vào Bắc Kinh trong vấn đề biển Đông là “sai”.
“Chúng tôi phải chỉ ra rằng, nguyên nhân gốc rễ của những tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên biển Đông là do Philippines chiếm giữ bất hợp pháp một số hòn đảo và bãi đá” trên quần đảo Trường Sa - ông Wang phát biểu.
“Philippines tìm cách hợp pháp hóa sự xâm phạm và những hành động gây hấn của mình bằng cách lôi kéo Trung Quốc vào quy trình pháp lý. Philippines cũng tìm cách giành sự thông cảm và ủng hộ của quốc tế bằng sự dối trá. Đó là bản chất của vấn đề”, ông Wang nói.
Đại diện này nói rằng, theo đúng các điều khoản của UNCLOS, Chính phủ Trung Quốc vào năm 2006 đã loại bỏ cách tranh chấp về phân định ranh giới trên biển và chủ quyền lãnh thổ ra khỏi các thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc.
Ông Wang cũng nói, với tư cách là một quốc gia có chủ quyền và một quốc gia tham gia UNCLOS, Trung Quốc có quyền để làm vậy theo quy định của luật pháp quốc tế.
Ông Wang tiếp tục tuyên bố lập trường của Bắc Kinh là sẽ không chấp nhận việc Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế về vấn đề tranh chấp trên biển Đông.
“Điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, và lập trường của Trung Quốc sẽ không thay đổi”, ông Wang nói.
Một mực tuyên bố Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi” trên biển Đông, ông Wang bảo vệ việc Trung Quốc tiến hành các nỗ lực xây dựng trên một số thực thể lãnh thổ đang trong diện tranh chấp trên biển Đông.
“Việc Trung Quốc xây dựng trên các hòn đảo và bãi đá liên quan, và các biện pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên sinh học, bao gồm tạm ngừng đánh bắt cá, tại các vùng nước thuộc quyền tài phán của Trung Quốc hoàn toàn nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc”, ông này nói.