Trung Quốc tuyên bố “giới hạn đỏ” đối với Triều Tiên
Sự kiên nhẫn của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng đã bị thử thách nghiêm trọng
Trung Quốc vừa công bố mới “giới hạn đỏ” đối với Bình Nhưỡng và nói sẽ không cho phép bất ổn hay chiến tranh xảy ra trên bán đảo Triều Tiên. Bắc Kinh cũng nói rằng, hòa bình trên bán đảo Triều Tiên chỉ có thể đạt được thông qua giải trừ vũ khí hạt nhân.
Trung Quốc là đối tác ngoại giao và kinh tế quan trọng nhất của Triều Tiên, nhưng sự kiên nhẫn của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng đã bị thử thách nghiêm trọng qua các 3 vụ thử hạt nhân và hàng loạt vụ phóng tên lửa mà Triều Tiên thực hiện mấy năm gần đây.
“Bán đảo Triều Tiên ở ngay bên cạnh Trung Quốc. Chúng tôi có một giới hạn đỏ, đó là, chúng tôi sẽ không cho phép chiến tranh hay bất ổn xảy ra trên bán đảo Triều Tiên”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu trong một cuộc họp báo hôm 8/3 bên lề kỳ họp thường niên của Quốc hội nước này tại Bắc Kinh.
Ông Vương Nghị cũng kêu gọi các bên liên quan trong vấn đề Triều Tiên kiềm chế và nói rằng, hòa bình thực sự và lâu dài trên bán đảo Triều Tiên chỉ có thể đạt được bằng con đường giải trừ vũ khí hạt nhân.
Tháng trước, sau chuyến thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố, hai nước đang đàm phán những biện pháp cụ thể để buộc Triều Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân.
Các nước phương Tây và các chuyên gia độc lập từ lâu cho rằng, Trung Quốc đã không tuân thủ nghiêm ngặt các lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc đối với Triều Tiên, bao gồm các biện pháp trừng phạt được áp dụng sau vụ thử hạt nhân thứ ba của Bình Nhưỡng vào tháng 2 năm ngoái.
Triều Tiên đã thúc đẩy chương trình hạt nhân của mình sau khi tuyên bố “khai tử” cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề này vào năm 2008, xóa bỏ những cam kết đã đưa ra trong một thỏa thuận giải trừ quân bị ký vào năm 2005 để đổi lấy viện trợ kinh tế.
Trong cuộc họp báo, ông Vương Nghị kêu gọi nối lại đàm phán giữa Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật, Nga và Trung Quốc về vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. “Đối đầu chỉ có thể đem lại căng thẳng, và chiến tranh chỉ có thể gây thảm họa. Đối thoại một chút cũng tốt hơn là không có, và càng sớm càng tốt”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu.
Tháng trước, Cao ủy Liên hiệp quốc về vấn đề nhân quyền Navi Pillay đã thúc giục các cường quốc đưa Triều Tiên ra Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sau khi Liên hiệp quốc công bố một bản báo cáo ghi lại những tội ác chống lại nhân loại ở nước này được so sánh với các tội ác của phát xít Đức.
Bản báo cáo nói trên đã phê phán Trung Quốc “dung túng” cho các hành động tội ác ở Triều Tiên khi cho rằng, Trung Quốc có thể đang “hỗ trợ và tiếp tay cho tội ác chống lại nhân loại” khi đẩy những người Triều Tiên nhập cư và bỏ trốn sang Trung Quốc trở lại đất nước, nơi họ có thể bị đánh đập và xử tử.
Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận những cáo buộc này và tuyên bố, đây là những cáo buộc “vô căn cứ”. Tuy vậy, Bắc Kinh cũng chưa nói thẳng liệu có phủ quyết bất kỳ động thái nào của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về đưa Bình Nhưỡng ra tòa hay không.
Trung Quốc là đối tác ngoại giao và kinh tế quan trọng nhất của Triều Tiên, nhưng sự kiên nhẫn của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng đã bị thử thách nghiêm trọng qua các 3 vụ thử hạt nhân và hàng loạt vụ phóng tên lửa mà Triều Tiên thực hiện mấy năm gần đây.
“Bán đảo Triều Tiên ở ngay bên cạnh Trung Quốc. Chúng tôi có một giới hạn đỏ, đó là, chúng tôi sẽ không cho phép chiến tranh hay bất ổn xảy ra trên bán đảo Triều Tiên”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu trong một cuộc họp báo hôm 8/3 bên lề kỳ họp thường niên của Quốc hội nước này tại Bắc Kinh.
Ông Vương Nghị cũng kêu gọi các bên liên quan trong vấn đề Triều Tiên kiềm chế và nói rằng, hòa bình thực sự và lâu dài trên bán đảo Triều Tiên chỉ có thể đạt được bằng con đường giải trừ vũ khí hạt nhân.
Tháng trước, sau chuyến thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố, hai nước đang đàm phán những biện pháp cụ thể để buộc Triều Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân.
Các nước phương Tây và các chuyên gia độc lập từ lâu cho rằng, Trung Quốc đã không tuân thủ nghiêm ngặt các lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc đối với Triều Tiên, bao gồm các biện pháp trừng phạt được áp dụng sau vụ thử hạt nhân thứ ba của Bình Nhưỡng vào tháng 2 năm ngoái.
Triều Tiên đã thúc đẩy chương trình hạt nhân của mình sau khi tuyên bố “khai tử” cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề này vào năm 2008, xóa bỏ những cam kết đã đưa ra trong một thỏa thuận giải trừ quân bị ký vào năm 2005 để đổi lấy viện trợ kinh tế.
Trong cuộc họp báo, ông Vương Nghị kêu gọi nối lại đàm phán giữa Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật, Nga và Trung Quốc về vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. “Đối đầu chỉ có thể đem lại căng thẳng, và chiến tranh chỉ có thể gây thảm họa. Đối thoại một chút cũng tốt hơn là không có, và càng sớm càng tốt”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu.
Tháng trước, Cao ủy Liên hiệp quốc về vấn đề nhân quyền Navi Pillay đã thúc giục các cường quốc đưa Triều Tiên ra Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sau khi Liên hiệp quốc công bố một bản báo cáo ghi lại những tội ác chống lại nhân loại ở nước này được so sánh với các tội ác của phát xít Đức.
Bản báo cáo nói trên đã phê phán Trung Quốc “dung túng” cho các hành động tội ác ở Triều Tiên khi cho rằng, Trung Quốc có thể đang “hỗ trợ và tiếp tay cho tội ác chống lại nhân loại” khi đẩy những người Triều Tiên nhập cư và bỏ trốn sang Trung Quốc trở lại đất nước, nơi họ có thể bị đánh đập và xử tử.
Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận những cáo buộc này và tuyên bố, đây là những cáo buộc “vô căn cứ”. Tuy vậy, Bắc Kinh cũng chưa nói thẳng liệu có phủ quyết bất kỳ động thái nào của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về đưa Bình Nhưỡng ra tòa hay không.