Trung Quốc xôn xao về quy định “hai con ruồi”
Bắc Kinh vừa ra quy định mới về vệ sinh môi trường, theo đó các toilet công cộng không được có quá… hai con ruồi bên trong
Chính quyền thành phố Bắc Kinh vừa ra quy định mới nhằm tăng cường vệ sinh môi trường, trong đó yêu cầu các toilet công cộng không được có quá… hai con ruồi bên trong, hãng tin BBC cho hay.
Quy định mới do Ủy ban Hành chính và môi trường thành phố đề ra còn bao gồm một số yêu cầu về tiêu chuẩn mùi, số lượng rác thải và những loại đồ dùng bỏ đi không được để lại trong các toilet chung quá nửa giờ đồng hồ.
Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị và đào tạo đội ngũ nhân viên vệ sinh cũng được đề cập. Những quy định này đều được ghi rõ tại các nhà vệ sinh ở các công viên, nhà ga, bệnh viện, khu mua sắm... bằng cả tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.
Theo quy định, các nhà vệ sinh công cộng được đặt tại những nơi đông khách du lịch phải tuân thủ các tiêu chuẩn mới. Theo BBC, hiện chưa rõ nếu các nhà vệ sinh này không thực hiện quy định thì sẽ bị trừng phạt thế nào.
Tờ Thời báo Bắc Kinh dẫn lời ông Xie Guomin, Trưởng ban quản lý vệ sinh của Ủy ban Hành chính và môi trường thành phố cho biết, quy định mới không có tính bắt buộc và chỉ nhằm cải thiện phần nào các nhà vệ sinh công cộng ở Bắc Kinh.
Theo phóng viên BBC Michael Bristow tại Bắc Kinh, các nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô Trung Quốc không lấy gì làm sạch sẽ và thường người ta ngửi thấy mùi xú uế từ rất xa. Tuy số lượng rất nhiều, nhưng bên trong lại ít khi được dọn dẹp.
Phóng viên BBC cũng nói rằng, rất nhiều hộ dân trong thành phố, nhất là tại những khu phố cổ, do không có toilet bên trong nhà ở nên họ buộc phải sử dụng các nhà vệ sinh công cộng mỗi khi cần giải quyết nhu cầu.
Theo BBC, quy định mới nếu thực hiện được thì sẽ góp phần cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của những người dân thuộc nhóm đối tượng trên. Tuy nhiên, không ít người tỏ ra lo ngại về tính khả thi của quy định “hai con ruồi”.
Các cư dân mạng Trung Quốc cũng đặt ra câu hỏi liệu có quan chức nào trực tiếp đi thị sát các nhà vệ sinh và đếm số ruồi có bên trong hay không, và nếu có con ruồi thứ ba xuất hiện trong toilet thì hình phạt sẽ là gì.
Còn theo báo chí địa phương, năm 2008, khi nước này đăng cai Thế vận hội, cũng đã có một loạt quy định vệ sinh và môi trường, nhưng sau đâu lại về đấy. Truyền thông Trung Quốc cho rằng, việc cần làm trước tiên là giáo dục nhận thức cho người dân.
Quy định mới do Ủy ban Hành chính và môi trường thành phố đề ra còn bao gồm một số yêu cầu về tiêu chuẩn mùi, số lượng rác thải và những loại đồ dùng bỏ đi không được để lại trong các toilet chung quá nửa giờ đồng hồ.
Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị và đào tạo đội ngũ nhân viên vệ sinh cũng được đề cập. Những quy định này đều được ghi rõ tại các nhà vệ sinh ở các công viên, nhà ga, bệnh viện, khu mua sắm... bằng cả tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.
Theo quy định, các nhà vệ sinh công cộng được đặt tại những nơi đông khách du lịch phải tuân thủ các tiêu chuẩn mới. Theo BBC, hiện chưa rõ nếu các nhà vệ sinh này không thực hiện quy định thì sẽ bị trừng phạt thế nào.
Tờ Thời báo Bắc Kinh dẫn lời ông Xie Guomin, Trưởng ban quản lý vệ sinh của Ủy ban Hành chính và môi trường thành phố cho biết, quy định mới không có tính bắt buộc và chỉ nhằm cải thiện phần nào các nhà vệ sinh công cộng ở Bắc Kinh.
Theo phóng viên BBC Michael Bristow tại Bắc Kinh, các nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô Trung Quốc không lấy gì làm sạch sẽ và thường người ta ngửi thấy mùi xú uế từ rất xa. Tuy số lượng rất nhiều, nhưng bên trong lại ít khi được dọn dẹp.
Phóng viên BBC cũng nói rằng, rất nhiều hộ dân trong thành phố, nhất là tại những khu phố cổ, do không có toilet bên trong nhà ở nên họ buộc phải sử dụng các nhà vệ sinh công cộng mỗi khi cần giải quyết nhu cầu.
Theo BBC, quy định mới nếu thực hiện được thì sẽ góp phần cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của những người dân thuộc nhóm đối tượng trên. Tuy nhiên, không ít người tỏ ra lo ngại về tính khả thi của quy định “hai con ruồi”.
Các cư dân mạng Trung Quốc cũng đặt ra câu hỏi liệu có quan chức nào trực tiếp đi thị sát các nhà vệ sinh và đếm số ruồi có bên trong hay không, và nếu có con ruồi thứ ba xuất hiện trong toilet thì hình phạt sẽ là gì.
Còn theo báo chí địa phương, năm 2008, khi nước này đăng cai Thế vận hội, cũng đã có một loạt quy định vệ sinh và môi trường, nhưng sau đâu lại về đấy. Truyền thông Trung Quốc cho rằng, việc cần làm trước tiên là giáo dục nhận thức cho người dân.