Truyền đơn Triều Tiên đáp trả K-pop Hàn Quốc
1 triệu truyền đơn được Triều Tiên dùng bóng bay thả sang lãnh thổ Hàn Quốc
Triều Tiên đã dùng bóng bay rải gần 1 triệu truyền đơn ở khu vực biên giới giữa nước này với Hàn Quốc, đẩy cuộc chiến tâm lý giữa hai miền lên một nấc mới sau khi tiến hành vụ thử hạt nhân thứ tư hồi đầu tháng này.
Theo hãng tin Bloomberg, đợt rải truyền đơn này của Triều Tiên là một sự đáp trả đối với chương trình phát thanh tuyên truyền bằng nhạc K-pop và nội dung chống Bình Nhưỡng mà Hàn Quốc mở ở biên giới giữa hai miền.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min Seok ngày 18/12 cho biết một lượng truyền đơn mà Triều Tiên thả đã rơi xuống một vài khu vực của thủ đô Seoul. Nội dung của truyền đơn chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, ca ngợi vụ thử hạt nhân thứ tư của Bình Nhưỡng hôm 6/1, và kêu gọi trung thành với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Đã gần hai tuần sau vụ thử mà Triều Tiên tuyên bố thử bom nhiệt hạch, căng thẳng tiếp tục ở mức cao tại khu vực biên giới giữa hai miền.
Mỹ và Nhật Bản đang tìm kiếm sự hậu thuẫn của Trung Quốc để đạt được một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về tăng cường trừng phạt Triều Tiên.
Trong khi đó, Trung Quốc, đồng minh của Triều Tiên và là một thành viên có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo An, kêu gọi nối lại cuộc đàm phán về giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên nhằm giải quyết thế bế tắc.
Tuần trước, Hàn Quốc đã bắn cảnh cáo nhằm vào một máy bay không người lái bay lại gần giới tuyến quân sự giữa hai miền. Hàn Quốc cũng đang xem xét lắp đặt các màn hình điện tử khổng lồ bên cạnh những dàn loa lớn ở biên giới để tăng cường thêm thông điệp tâm lý nhằm vào Triều Tiên.
Hệ thống loa tuyên truyền của Hàn Quốc ở biên giới với Triều Tiên hoạt động trở lại vào ngày 8/1. Dàn loa này đã được sử dụng vào tháng 8 năm ngoái, khiến Triều Tiên công bố “tình trạng chiến tranh một phần”. Sau đó, Bình Nhưỡng và Seoul đã tiến hành đàm phán giảm căng thẳng.
Vào tháng 10/2014, Triều Tiên đã nổ súng vào những chùm bóng bay mang theo truyền đơn chống Bình Nhưỡng mà Hàn Quốc thả ở khu vực biên giới. Triều Tiên cũng đã đe dọa sẽ tấn công bằng pháo nhằm vào các nhà hoạt động Hàn Quốc thực hiện việc rải truyền đơn này.
Theo hãng tin Bloomberg, đợt rải truyền đơn này của Triều Tiên là một sự đáp trả đối với chương trình phát thanh tuyên truyền bằng nhạc K-pop và nội dung chống Bình Nhưỡng mà Hàn Quốc mở ở biên giới giữa hai miền.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min Seok ngày 18/12 cho biết một lượng truyền đơn mà Triều Tiên thả đã rơi xuống một vài khu vực của thủ đô Seoul. Nội dung của truyền đơn chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, ca ngợi vụ thử hạt nhân thứ tư của Bình Nhưỡng hôm 6/1, và kêu gọi trung thành với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Đã gần hai tuần sau vụ thử mà Triều Tiên tuyên bố thử bom nhiệt hạch, căng thẳng tiếp tục ở mức cao tại khu vực biên giới giữa hai miền.
Mỹ và Nhật Bản đang tìm kiếm sự hậu thuẫn của Trung Quốc để đạt được một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về tăng cường trừng phạt Triều Tiên.
Trong khi đó, Trung Quốc, đồng minh của Triều Tiên và là một thành viên có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo An, kêu gọi nối lại cuộc đàm phán về giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên nhằm giải quyết thế bế tắc.
Tuần trước, Hàn Quốc đã bắn cảnh cáo nhằm vào một máy bay không người lái bay lại gần giới tuyến quân sự giữa hai miền. Hàn Quốc cũng đang xem xét lắp đặt các màn hình điện tử khổng lồ bên cạnh những dàn loa lớn ở biên giới để tăng cường thêm thông điệp tâm lý nhằm vào Triều Tiên.
Hệ thống loa tuyên truyền của Hàn Quốc ở biên giới với Triều Tiên hoạt động trở lại vào ngày 8/1. Dàn loa này đã được sử dụng vào tháng 8 năm ngoái, khiến Triều Tiên công bố “tình trạng chiến tranh một phần”. Sau đó, Bình Nhưỡng và Seoul đã tiến hành đàm phán giảm căng thẳng.
Vào tháng 10/2014, Triều Tiên đã nổ súng vào những chùm bóng bay mang theo truyền đơn chống Bình Nhưỡng mà Hàn Quốc thả ở khu vực biên giới. Triều Tiên cũng đã đe dọa sẽ tấn công bằng pháo nhằm vào các nhà hoạt động Hàn Quốc thực hiện việc rải truyền đơn này.