“Tư lệnh” ngành giao thông: “Không thể hứa điều không khả thi”
Kết thúc “bài thi” trước Quốc hội sáng 23/11, buổi chiều Bộ trưởng Đinh La Thăng lại “trả bài” cho báo giới
Trong ngành chúng tôi có thuật ngữ “văn hóa giao thông”. Có lẽ phải trao đổi thêm về “văn hóa chất vấn”, kết thúc “bài thi” trước Quốc hội sáng 23/11, buổi chiều Bộ trưởng Đinh La Thăng lại “trả bài” cho báo giới.
Tuy nói rằng "chả bao giờ học sinh tự chấm điểm của mình" mà để mọi người đánh giá, song Bộ trưởng Thăng cũng cho rằng, lần đầu trả lời chất vấn thì có thể cũng không tránh khỏi sự lúng túng. Nhưng vấn đề đó không quan trọng.
Lần đầu tiên đăng đàn, ông thấy cách tổ chức và điều hành chất vấn tại kỳ họp này thế nào?
Chủ tọa điều hành đúng luật, rất hay, rất tốt, một phong cách mới, tạo điều kiện cho người chất vấn và người trả lời đều thấy thoải mái.
Cách chất vấn cũng mới. Trước đây, bộ trưởng đọc một bài chuẩn bị sẵn, sau đó đại biểu nêu câu hỏi chất vấn. Nay cách điều hành mới là không có bài trình bày sẵn, đại biểu chất vấn, bộ trưởng trả lời ngay theo các nhóm vấn đề, đại biểu có thể hỏi liên tục.
Ông thích câu hỏi nào nhất?
Làm sao nhớ hết được. Nguyên việc ghi tên đại biểu Quốc hội đã không kịp rồi. Không nhớ gì hết. Các cậu thử ngồi trên đấy xem. Không nhớ gì cả.
Thế có run không ạ?
Lúc run lúc không.
Thưa ông, chỉ sau khi ông mới trả lời được vài câu đã có đại biểu nhận xét “nếu cứ trả lời lòng vòng như thế thì ai cũng làm Bộ trưởng được”?
Bộ trưởng là do Quốc hội phê chuẩn chứ không phải ai cũng làm được Bộ trưởng. Theo tôi, chúng ta đang nói đến văn hóa giao thông thì cũng cần có văn hóa về chất vấn.
Phải chăng có nhận xét Bộ trưởng trả lời vòng vo là do câu hỏi còn dài và lặp lại?
Thực ra do ban đầu chủ tọa đặt vấn đề không trả lời từng câu hỏi mà trả lời theo nhóm vấn đề. Nên đó không phải là vòng vo, mà vì phải cùng lúc trả lời nhiều đại biểu, với các câu hỏi không giống nhau, chỉ na ná nhau. Trả lời vì thế dài, vòng vo theo đánh giá của đại biểu. Còn nếu trả lời từng câu hỏi đại biểu thì làm sao vòng vo được. Đại biểu hỏi thế nào mình trả lời thế ấy.
Qua phiên chất vấn hôm nay ông đúc rút được thêm kinh nghiệm, giải pháp điều hành?
Thực ra nguyên nhân, giải pháp mọi người đều biết cả rồi. Vấn đề bây giờ là tổ chức triển khai thực hiện một cách quyết liệt, máu lửa, chứ không phải là chỉ nói mà không làm. Vấn đề bây giờ là hành động hay không hành động, chứ có gì là mới đâu.
Có đại biểu đặt vấn đề bao giờ hết tai nạn giao thông thì chỉ là hỏi để cho vui thôi. Tai nạn giao thông giống như một phần cuộc sống. Kinh tế phát triển, phương tiện gia tăng, cuộc sống sôi động, chỉ có thể kiềm chế và giảm tai nạn giao thông đã là tốt rồi, làm sao hết tai nạn giao thông được. Làm sao có thể nói 2012 hết hay không hết tai nạn được. Tôi không thể hứa điều không khả thi.
Chúng ta cứ nói nhiều về ý thức của người dân, nhưng thực ra, trước hết phải nói vấn đề quản lý nhà nước trước. Ai là người quyết định cấp phép làm nhà cao tầng? Người dân có cấp phép không? Người dân có cấp phép cho thuê lòng đường, vỉa hè không?
Làm sao nói ý thức người dân được.
Về phía người dân, bản thân họ không muốn chết, chỉ muốn an toàn ra đường (trừ những thành phần đánh võng, đua xe, không thích sống thì đành kệ). Người ta có ý thức chấp hành luật giao thông. Nhưng do quản lý của mình còn yếu kém, hạ tầng chưa tốt, cũng tác động một phần khiến người dân phạm luật.
Ví dụ, đường chật, đèn đỏ, vỉa hè còn trống người ta vọt lên.
Hai là chế tài không có, người thực hiện hay không thực hiện tốt luật cũng thế cả, nên người tốt cũng thành chưa tốt.
Chủ tịch Quốc hội có nói có thể thể hiện chỉ tiêu giảm 5-10% tai nạn mỗi năm từ 2012 trở đi trong nghị quyết về chất vấn, ông nghĩ sao?
Phát biểu trên hội trường, tôi cũng đã đề nghị điều này. Trước đó, trong văn bản Chính phủ mà tôi được Thủ tướng ủy quyền ký cũng đã đề xuất Quốc hội tổ chức giám sát và ra nghị quyết chuyên đề về đảm bảo an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.
Nếu năm sau không đạt chỉ tiêu giảm tai nạn giao thông như đề xuất, đại biểu đặt vấn đề trách nhiệm khi chất vấn thì ông nghĩ thế nào?
Bộ trưởng cũng có trách nhiệm trong đó.
Đó là mục tiêu chúng tôi phấn đấu. Thực tiễn từng làm được như thế rồi, 2008 đã giảm số tai nạn giao thông hơn 10% so với năm 2007. Nếu làm quyết liệt, toàn dân vào cuộc, cả hệ thống chính trị vào cuộc, không lý gì không làm được.
Bác Hồ đã nói: “Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Dân đã liệu thì được hết.
Cũng có một số ý kiến đại biểu “phê” giải pháp của Bộ trưởng chưa căn cơ, phải chăng do ông chưa đề cập hết?
Tại sao lại xem diễn đàn quốc hội là nơi mình đưa tất cả các giải pháp ra được. Thời gian có hạn. Đại biểu quan tâm vấn đề gì thì mình trả lời, còn nhiệm vụ hằng ngày là chính: thực hiện tốt chỉ thị của Ban Bí thư, Nghị quyết của Chính phủ. Làm tốt được những điều đó thì tai nạn, ùn tắc giao thông sẽ giảm.
Muốn nói thì còn lần sau, đã hết đâu, đây là phiên chất vấn đầu tiên, có phải phiên cuối cùng đâu.
Tuy nói rằng "chả bao giờ học sinh tự chấm điểm của mình" mà để mọi người đánh giá, song Bộ trưởng Thăng cũng cho rằng, lần đầu trả lời chất vấn thì có thể cũng không tránh khỏi sự lúng túng. Nhưng vấn đề đó không quan trọng.
Lần đầu tiên đăng đàn, ông thấy cách tổ chức và điều hành chất vấn tại kỳ họp này thế nào?
Chủ tọa điều hành đúng luật, rất hay, rất tốt, một phong cách mới, tạo điều kiện cho người chất vấn và người trả lời đều thấy thoải mái.
Cách chất vấn cũng mới. Trước đây, bộ trưởng đọc một bài chuẩn bị sẵn, sau đó đại biểu nêu câu hỏi chất vấn. Nay cách điều hành mới là không có bài trình bày sẵn, đại biểu chất vấn, bộ trưởng trả lời ngay theo các nhóm vấn đề, đại biểu có thể hỏi liên tục.
Ông thích câu hỏi nào nhất?
Làm sao nhớ hết được. Nguyên việc ghi tên đại biểu Quốc hội đã không kịp rồi. Không nhớ gì hết. Các cậu thử ngồi trên đấy xem. Không nhớ gì cả.
Thế có run không ạ?
Lúc run lúc không.
Thưa ông, chỉ sau khi ông mới trả lời được vài câu đã có đại biểu nhận xét “nếu cứ trả lời lòng vòng như thế thì ai cũng làm Bộ trưởng được”?
Bộ trưởng là do Quốc hội phê chuẩn chứ không phải ai cũng làm được Bộ trưởng. Theo tôi, chúng ta đang nói đến văn hóa giao thông thì cũng cần có văn hóa về chất vấn.
Phải chăng có nhận xét Bộ trưởng trả lời vòng vo là do câu hỏi còn dài và lặp lại?
Thực ra do ban đầu chủ tọa đặt vấn đề không trả lời từng câu hỏi mà trả lời theo nhóm vấn đề. Nên đó không phải là vòng vo, mà vì phải cùng lúc trả lời nhiều đại biểu, với các câu hỏi không giống nhau, chỉ na ná nhau. Trả lời vì thế dài, vòng vo theo đánh giá của đại biểu. Còn nếu trả lời từng câu hỏi đại biểu thì làm sao vòng vo được. Đại biểu hỏi thế nào mình trả lời thế ấy.
Qua phiên chất vấn hôm nay ông đúc rút được thêm kinh nghiệm, giải pháp điều hành?
Thực ra nguyên nhân, giải pháp mọi người đều biết cả rồi. Vấn đề bây giờ là tổ chức triển khai thực hiện một cách quyết liệt, máu lửa, chứ không phải là chỉ nói mà không làm. Vấn đề bây giờ là hành động hay không hành động, chứ có gì là mới đâu.
Có đại biểu đặt vấn đề bao giờ hết tai nạn giao thông thì chỉ là hỏi để cho vui thôi. Tai nạn giao thông giống như một phần cuộc sống. Kinh tế phát triển, phương tiện gia tăng, cuộc sống sôi động, chỉ có thể kiềm chế và giảm tai nạn giao thông đã là tốt rồi, làm sao hết tai nạn giao thông được. Làm sao có thể nói 2012 hết hay không hết tai nạn được. Tôi không thể hứa điều không khả thi.
Chúng ta cứ nói nhiều về ý thức của người dân, nhưng thực ra, trước hết phải nói vấn đề quản lý nhà nước trước. Ai là người quyết định cấp phép làm nhà cao tầng? Người dân có cấp phép không? Người dân có cấp phép cho thuê lòng đường, vỉa hè không?
Làm sao nói ý thức người dân được.
Về phía người dân, bản thân họ không muốn chết, chỉ muốn an toàn ra đường (trừ những thành phần đánh võng, đua xe, không thích sống thì đành kệ). Người ta có ý thức chấp hành luật giao thông. Nhưng do quản lý của mình còn yếu kém, hạ tầng chưa tốt, cũng tác động một phần khiến người dân phạm luật.
Ví dụ, đường chật, đèn đỏ, vỉa hè còn trống người ta vọt lên.
Hai là chế tài không có, người thực hiện hay không thực hiện tốt luật cũng thế cả, nên người tốt cũng thành chưa tốt.
Chủ tịch Quốc hội có nói có thể thể hiện chỉ tiêu giảm 5-10% tai nạn mỗi năm từ 2012 trở đi trong nghị quyết về chất vấn, ông nghĩ sao?
Phát biểu trên hội trường, tôi cũng đã đề nghị điều này. Trước đó, trong văn bản Chính phủ mà tôi được Thủ tướng ủy quyền ký cũng đã đề xuất Quốc hội tổ chức giám sát và ra nghị quyết chuyên đề về đảm bảo an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.
Nếu năm sau không đạt chỉ tiêu giảm tai nạn giao thông như đề xuất, đại biểu đặt vấn đề trách nhiệm khi chất vấn thì ông nghĩ thế nào?
Bộ trưởng cũng có trách nhiệm trong đó.
Đó là mục tiêu chúng tôi phấn đấu. Thực tiễn từng làm được như thế rồi, 2008 đã giảm số tai nạn giao thông hơn 10% so với năm 2007. Nếu làm quyết liệt, toàn dân vào cuộc, cả hệ thống chính trị vào cuộc, không lý gì không làm được.
Bác Hồ đã nói: “Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Dân đã liệu thì được hết.
Cũng có một số ý kiến đại biểu “phê” giải pháp của Bộ trưởng chưa căn cơ, phải chăng do ông chưa đề cập hết?
Tại sao lại xem diễn đàn quốc hội là nơi mình đưa tất cả các giải pháp ra được. Thời gian có hạn. Đại biểu quan tâm vấn đề gì thì mình trả lời, còn nhiệm vụ hằng ngày là chính: thực hiện tốt chỉ thị của Ban Bí thư, Nghị quyết của Chính phủ. Làm tốt được những điều đó thì tai nạn, ùn tắc giao thông sẽ giảm.
Muốn nói thì còn lần sau, đã hết đâu, đây là phiên chất vấn đầu tiên, có phải phiên cuối cùng đâu.