Từ thợ vặt bến cảng thành tỷ phú nhờ bán cá
Đi nửa vòng nước Mỹ tới Alaska và bắt đầu với các việc vặt tại bến cảng, Chuck Bundrant thành tỷ phú nhờ bán cá
Năm 1961, Chuck Bundrant khi đó là sinh viên năm thứ nhất đại học đã lái xe nửa vòng nước Mỹ tới Seattle để kiếm tiền từ việc bán cá. Từ đó đến nay, ông chưa bao giờ dừng việc này, nhưng giờ đã nắm trong tay doanh nghiệp trị giá hơn 2 tỷ USD.
Chuck Bundrant, nhà sáng lập và nắm 51% cổ phần công ty Trident Seafoods, hiện sở hữu tài sản khoảng 1,1 tỷ USD theo thống kê của Bloomberg.
Năm ngoái, công ty này đạt doanh thu 2,4 tỷ USD và được định giá khoảng 2,1 tỷ USD. Trident hiện có 16 nhà máy chế biến và 41 tàu đánh cá và vẫn duy trì hoạt động độc lập mà không gọi thêm vốn từ bên ngoài.
“Không giống các công ty hải sản khác, chúng tôi trả lời các ngân hàng đầu tư”, website của Trident cho biết. “Chúng tôi chỉ trả lời khách hàng, các ngư dân và nhân viên của mình”.
Năm 2013, Bundrant đưa con trai Joe lên giữ vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và rút khỏi hoạt động hàng ngày của công ty. Theo người bạn lâu năm Brent Paine, Giám đốc Hiệp hội Thương mại United Catcher Boats, Bundrant là người “ưa mạo hiểm và luôn tìm kiếm cơ hội mới”.
Bắt đầu từ con số không
Câu chuyện của Chuck Bundrant được coi là một huyền thoại trong ngành.
“Từ một người không biết gì về thuyền đánh cá, đánh bắt hay chế biến hải sản”, con trai Joe của Bundrant kể lại. “…cha tôi đã xem phim ‘North to Alaska’ (Mỏ vàng Alaska) và nghe nói rằng có thể kiếm tiền nhờ việc đánh bắt cá ở những vùng biển cách nhà chúng tôi cả nghìn dặm”.
Theo giới truyền thông Seattle và website của Trident, vào đầu những năm 1970, Bundrant đã bỏ dở khóa học y khoa tại Tennessee để tới Seattle và từ đó tới Vịnh Bristol ở Alaska - nơi ông ngủ bến tàu và làm mọi việc vặt có thể để bắt đầu sự nghiệp.
Vài năm sau đó, vào năm 1973, Bundrant cùng hai ngư dân Kaare Ness và Mike Jacobson hùn vốn và đóng một con tàu đánh bắt cua, dài hơn 40m và đặt tên là Billikin - đây chính là sự kiện thay đổi cả ngành công nghiệp hải sản, trang web của Trident cho biết.
Thời điểm đó, đa số ngư dân đánh bắt cua và phải mang ngay về bến tàu, nơi các công ty chế biến sơ chế rồi đưa ra chợ. Trong khi đó, Bundrant trang bị cho Billikin nồi chế biến và thiết bị cấp đông ngay trên tàu, cho phép công nhân bảo quản cua khi vẫn còn lênh đênh trên biển.
Đầu những năm 1980, thị trường cua bắt đầu suy giảm, Bundrant quyết định chuyển sang cá minh thái. Khi đó, cá minh thái khá phổ biến ở châu Á nhưng còn lạ lẫm với thị trường Mỹ. Nhưng Bundrant cho rằng một khi đã thử, người Mỹ chắc chắn sẽ thích vị cá này.
Chinh phục thị trường bán lẻ
Vụ làm ăn đầu tiên của ông là với chuỗi cửa hàng Long John Silver. Để giành được hợp đồng cung cấp, ông đã phục vụ món cá này cho giám đốc điều hành (CEO) của chuỗi nhà hàng. Vị CEO này sau đó cho biết rất thích món "cá tuyết này", mà không hề biết đó là cá minh thái. Câu chuyện này từng được kể lại trong một bài báo đăng trên tạp Evansville Business năm 2013.
Sau đó, Bundrant tiếp tục chinh phục các chuỗi ăn nhanh McDonald’s và Burger King, cũng như một số cửa hàng bán lẻ như Costco, Safeway, nơi sử dụng cá minh thái với giá thành rẻ hơn cho món sandwich, cá chiên và món giả cua.
Liên tục tiếp cận được thị trường bán lẻ rộng lớn đã giúp Trident trở thành công ty hải sản lớn. Trident phát triển theo mô hình “từ A đến Z” - làm tất cả các quy trình từ đánh bắt, chế biến và bán thành phẩm như cá hồi đóng hộp, thanh cá minh thái.
“Ông ấy cho rằng phải theo mô hình đó để có thể cung cấp với số lượng lớn cho các hãng bán lẻ và nhà hàng quy mô lớn”, David Fluharty, phó giáo sư ngành biển và môi trường của đại học Washington, cho biết.
Trident cũng “bắt tay” với các công ty hải sản Mỹ kiến nghị Quốc hội giúp hạn chế cạnh tranh ở nước ngoài. Với sự tác động của một số nghị sĩ, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật hạn chế vùng biển các tàu cá nước ngoài được phép hoạt động, từ 200 dặm ngoài khơi xuống còn 12 dặm.
Năm 1998, Quốc hội Mỹ cấm các công ty nước ngoài hoạt động ở vùng giới hạn 200 dặm và buộc phải đăng ký tại Mỹ. Theo luật này, các công ty hoạt động tại vùng biển này phải có ít 75% sở hữu của Mỹ.
“Một trong những người đứng sau đạo luật này là Bundrant”, ông Paine của Hiệp hội Thương mại United Catcher Boats, cho biết. “Nó đã giúp việc kinh doanh của ông tiếp tục phát triển bùng nổ”.
Hiện nay, Trident vẫn không ngừng lớn mạnh và được hưởng lợi nhờ chế độ ăn lành mạnh cùng ý thức sức khỏe ngày càng cao của người tiêu dùng theo nghiên cứu của Liên hợp quốc.
Chuck Bundrant thường trích câu nói của huyền thoại Henry Ford: “Mọi ngành công nghiệp đều cần có một lãnh đạo mạnh để giúp những công ty nhỏ hơn, và tôi là người đó”.
Chuck Bundrant, nhà sáng lập và nắm 51% cổ phần công ty Trident Seafoods, hiện sở hữu tài sản khoảng 1,1 tỷ USD theo thống kê của Bloomberg.
Năm ngoái, công ty này đạt doanh thu 2,4 tỷ USD và được định giá khoảng 2,1 tỷ USD. Trident hiện có 16 nhà máy chế biến và 41 tàu đánh cá và vẫn duy trì hoạt động độc lập mà không gọi thêm vốn từ bên ngoài.
“Không giống các công ty hải sản khác, chúng tôi trả lời các ngân hàng đầu tư”, website của Trident cho biết. “Chúng tôi chỉ trả lời khách hàng, các ngư dân và nhân viên của mình”.
Năm 2013, Bundrant đưa con trai Joe lên giữ vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và rút khỏi hoạt động hàng ngày của công ty. Theo người bạn lâu năm Brent Paine, Giám đốc Hiệp hội Thương mại United Catcher Boats, Bundrant là người “ưa mạo hiểm và luôn tìm kiếm cơ hội mới”.
Bắt đầu từ con số không
Câu chuyện của Chuck Bundrant được coi là một huyền thoại trong ngành.
“Từ một người không biết gì về thuyền đánh cá, đánh bắt hay chế biến hải sản”, con trai Joe của Bundrant kể lại. “…cha tôi đã xem phim ‘North to Alaska’ (Mỏ vàng Alaska) và nghe nói rằng có thể kiếm tiền nhờ việc đánh bắt cá ở những vùng biển cách nhà chúng tôi cả nghìn dặm”.
Theo giới truyền thông Seattle và website của Trident, vào đầu những năm 1970, Bundrant đã bỏ dở khóa học y khoa tại Tennessee để tới Seattle và từ đó tới Vịnh Bristol ở Alaska - nơi ông ngủ bến tàu và làm mọi việc vặt có thể để bắt đầu sự nghiệp.
Vài năm sau đó, vào năm 1973, Bundrant cùng hai ngư dân Kaare Ness và Mike Jacobson hùn vốn và đóng một con tàu đánh bắt cua, dài hơn 40m và đặt tên là Billikin - đây chính là sự kiện thay đổi cả ngành công nghiệp hải sản, trang web của Trident cho biết.
Thời điểm đó, đa số ngư dân đánh bắt cua và phải mang ngay về bến tàu, nơi các công ty chế biến sơ chế rồi đưa ra chợ. Trong khi đó, Bundrant trang bị cho Billikin nồi chế biến và thiết bị cấp đông ngay trên tàu, cho phép công nhân bảo quản cua khi vẫn còn lênh đênh trên biển.
Đầu những năm 1980, thị trường cua bắt đầu suy giảm, Bundrant quyết định chuyển sang cá minh thái. Khi đó, cá minh thái khá phổ biến ở châu Á nhưng còn lạ lẫm với thị trường Mỹ. Nhưng Bundrant cho rằng một khi đã thử, người Mỹ chắc chắn sẽ thích vị cá này.
Chinh phục thị trường bán lẻ
Vụ làm ăn đầu tiên của ông là với chuỗi cửa hàng Long John Silver. Để giành được hợp đồng cung cấp, ông đã phục vụ món cá này cho giám đốc điều hành (CEO) của chuỗi nhà hàng. Vị CEO này sau đó cho biết rất thích món "cá tuyết này", mà không hề biết đó là cá minh thái. Câu chuyện này từng được kể lại trong một bài báo đăng trên tạp Evansville Business năm 2013.
Sau đó, Bundrant tiếp tục chinh phục các chuỗi ăn nhanh McDonald’s và Burger King, cũng như một số cửa hàng bán lẻ như Costco, Safeway, nơi sử dụng cá minh thái với giá thành rẻ hơn cho món sandwich, cá chiên và món giả cua.
Liên tục tiếp cận được thị trường bán lẻ rộng lớn đã giúp Trident trở thành công ty hải sản lớn. Trident phát triển theo mô hình “từ A đến Z” - làm tất cả các quy trình từ đánh bắt, chế biến và bán thành phẩm như cá hồi đóng hộp, thanh cá minh thái.
“Ông ấy cho rằng phải theo mô hình đó để có thể cung cấp với số lượng lớn cho các hãng bán lẻ và nhà hàng quy mô lớn”, David Fluharty, phó giáo sư ngành biển và môi trường của đại học Washington, cho biết.
Trident cũng “bắt tay” với các công ty hải sản Mỹ kiến nghị Quốc hội giúp hạn chế cạnh tranh ở nước ngoài. Với sự tác động của một số nghị sĩ, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật hạn chế vùng biển các tàu cá nước ngoài được phép hoạt động, từ 200 dặm ngoài khơi xuống còn 12 dặm.
Năm 1998, Quốc hội Mỹ cấm các công ty nước ngoài hoạt động ở vùng giới hạn 200 dặm và buộc phải đăng ký tại Mỹ. Theo luật này, các công ty hoạt động tại vùng biển này phải có ít 75% sở hữu của Mỹ.
“Một trong những người đứng sau đạo luật này là Bundrant”, ông Paine của Hiệp hội Thương mại United Catcher Boats, cho biết. “Nó đã giúp việc kinh doanh của ông tiếp tục phát triển bùng nổ”.
Hiện nay, Trident vẫn không ngừng lớn mạnh và được hưởng lợi nhờ chế độ ăn lành mạnh cùng ý thức sức khỏe ngày càng cao của người tiêu dùng theo nghiên cứu của Liên hợp quốc.
Chuck Bundrant thường trích câu nói của huyền thoại Henry Ford: “Mọi ngành công nghiệp đều cần có một lãnh đạo mạnh để giúp những công ty nhỏ hơn, và tôi là người đó”.