Bỏ học phổ thông, trở thành nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới
Xuất thân khiêm tốn càng khiến thành công mà bà Chu Quần Phi đạt được ngày nay thêm phần ấn tượng
Bỏ học giữa chừng ở trường phổ thông và từng là một công nhân làm việc trong nhà máy, bà Chu Quần Phi hiện là chủ nhân của khối tài sản ròng trị giá hơn 8 tỷ USD, giữ vị trí là nữ tỷ phú tự gây dựng cơ đồ giàu nhất hành tinh trong xếp hạng của tạp chí Forbes.
Theo hãng tin CNBC, bà Chu là doanh nhân người Trung Quốc sáng lập nên công ty Lens Technology. Công ty này chuyển sản xuất và cung cấp mặt kính và vỏ điện thoại cho những hãng như Apple và Samsung.
Không chỉ là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất, bà Chu, 47 tuổi, còn là nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất trong danh sách của Forbes. Xuất thân khiêm tốn càng khiến thành công mà bà đạt được ngày nay thêm phần ấn tượng.
Bà Chu sinh ra trong một ngôi làng nhỏ ở miền Trung của Trung Quốc. Mẹ bà qua đời khi bà mới 5 tuổi và sau đó, người cha bị lòa mắt và cụt ngón tay trong một tai nạn lao động. Khi mới chỉ là một đứa trẻ, bà Chu đã phải chăn lợn và vịt để kiếm thêm tiền và thức ăn phụ giúp gia đình.
Năm 16 tuổi, bà Chu buộc phải nghỉ học phổ thông để kiếm sống. Công việc của một công nhân trong nhà máy sản xuất mặt kính đồng hồ mang lại cho bà mức thu nhập khoảng 1 USD mỗi ngày.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo New York Times, bà Chu nói rằng điều kiện làm việc trong nhà máy đó rất khắc nghiệt. “Tôi làm việc từ 8h sáng đến 12 giờ đêm, đôi khi đến tận 2h sáng”, bà kể.
Năm 22 tuổi, bà Chu bắt đầu tự thân lập nghiệp. Với số vốn khoảng 3.000 USD, bà cùng với vài người họ hàng mở một xưởng nhỏ sản xuất mặt kính đồng hồ. Khi đó, bà sống và làm việc trong một căn hộ chung cư nhỏ, cùng với những người anh chị em của mình và hai người anh em họ.
Công ty gia đình phát triển nhanh chóng, nhưng chỉ đạt tới bước ngoặt quyết định khi bà Chu chuyển sang sản xuất màn hình kính cho điện thoại di động.
Vào năm 2003, Motorola là hãng điện thoại đầu tiên trở thành khách hàng của bà Chu. Sau đó, một loạt công ty khác lần lượt tìm đến: HTC, Nokia, Samsung, và cuối cùng là Apple vào năm 2007. Tất cả đều đề nghị công ty của bà Chu cung cấp màn hình cảm ứng, giúp tạo ra một “đế chế” kinh doanh trị giá hàng tỷ USD hiện nay.
Bà Chu nói rằng bà là một người cầu toàn và thừa nhận công việc kinh doanh của mình không hề dễ dàng. Bà từng tiết lộ rằng bà làm việc 18 giờ đồng hồ mỗi ngày và sống ngay tại văn phòng.
Những nỗ lực của bà Chu đã được đền đáp xứng đáng: Lens Technology đã rất lớn mạnh, hiện có 74.000 công nhân làm việc tại 32 nhà máy ở 7 địa điểm khác nhau.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ New York Times, bà Chu đã nhớ lại những ngày tháng gian khó. Ở nơi bà sinh ra và lớn lên, những bé gái như bà thường không học hết cấp 2. Thay vào đó, lựa chọn duy nhất của họ là kết hôn và sống cả đời ở làng. Nhưng bà Chu đã từ chối đi theo lối mòn đó.
“Tôi chọn kinh doanh”, bà nói. “Và tôi không hối tiếc”.
Theo hãng tin CNBC, bà Chu là doanh nhân người Trung Quốc sáng lập nên công ty Lens Technology. Công ty này chuyển sản xuất và cung cấp mặt kính và vỏ điện thoại cho những hãng như Apple và Samsung.
Không chỉ là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất, bà Chu, 47 tuổi, còn là nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất trong danh sách của Forbes. Xuất thân khiêm tốn càng khiến thành công mà bà đạt được ngày nay thêm phần ấn tượng.
Bà Chu sinh ra trong một ngôi làng nhỏ ở miền Trung của Trung Quốc. Mẹ bà qua đời khi bà mới 5 tuổi và sau đó, người cha bị lòa mắt và cụt ngón tay trong một tai nạn lao động. Khi mới chỉ là một đứa trẻ, bà Chu đã phải chăn lợn và vịt để kiếm thêm tiền và thức ăn phụ giúp gia đình.
Năm 16 tuổi, bà Chu buộc phải nghỉ học phổ thông để kiếm sống. Công việc của một công nhân trong nhà máy sản xuất mặt kính đồng hồ mang lại cho bà mức thu nhập khoảng 1 USD mỗi ngày.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo New York Times, bà Chu nói rằng điều kiện làm việc trong nhà máy đó rất khắc nghiệt. “Tôi làm việc từ 8h sáng đến 12 giờ đêm, đôi khi đến tận 2h sáng”, bà kể.
Năm 22 tuổi, bà Chu bắt đầu tự thân lập nghiệp. Với số vốn khoảng 3.000 USD, bà cùng với vài người họ hàng mở một xưởng nhỏ sản xuất mặt kính đồng hồ. Khi đó, bà sống và làm việc trong một căn hộ chung cư nhỏ, cùng với những người anh chị em của mình và hai người anh em họ.
Công ty gia đình phát triển nhanh chóng, nhưng chỉ đạt tới bước ngoặt quyết định khi bà Chu chuyển sang sản xuất màn hình kính cho điện thoại di động.
Vào năm 2003, Motorola là hãng điện thoại đầu tiên trở thành khách hàng của bà Chu. Sau đó, một loạt công ty khác lần lượt tìm đến: HTC, Nokia, Samsung, và cuối cùng là Apple vào năm 2007. Tất cả đều đề nghị công ty của bà Chu cung cấp màn hình cảm ứng, giúp tạo ra một “đế chế” kinh doanh trị giá hàng tỷ USD hiện nay.
Bà Chu nói rằng bà là một người cầu toàn và thừa nhận công việc kinh doanh của mình không hề dễ dàng. Bà từng tiết lộ rằng bà làm việc 18 giờ đồng hồ mỗi ngày và sống ngay tại văn phòng.
Những nỗ lực của bà Chu đã được đền đáp xứng đáng: Lens Technology đã rất lớn mạnh, hiện có 74.000 công nhân làm việc tại 32 nhà máy ở 7 địa điểm khác nhau.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ New York Times, bà Chu đã nhớ lại những ngày tháng gian khó. Ở nơi bà sinh ra và lớn lên, những bé gái như bà thường không học hết cấp 2. Thay vào đó, lựa chọn duy nhất của họ là kết hôn và sống cả đời ở làng. Nhưng bà Chu đã từ chối đi theo lối mòn đó.
“Tôi chọn kinh doanh”, bà nói. “Và tôi không hối tiếc”.