08:14 05/10/2013

Tuần này, Dow Jones, S&P 500 cùng mất điểm

Thanh Hải

Tính cả tuần, Dow Jones giảm mạnh tới 1,2%, S&P 500 hạ nhẹ 0,1%, trong khi Nasdaq Composite tăng nhẹ 0,7%

Nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Mỹ biến động mạnh trong tuần này là việc chính quyền liên bang phải ngừng hoạt động - Ảnh: Getty.<br>
Nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Mỹ biến động mạnh trong tuần này là việc chính quyền liên bang phải ngừng hoạt động - Ảnh: Getty.<br>
Thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục nhẹ trong phiên cuối tuần, nhưng tính cả tuần giao dịch này, các chỉ số Dow Jones và S&P 500 vẫn đỏ sàn do ảnh hưởng của việc chính quyền liên bang phải ngừng hoạt động.

Cụ thể, kết thúc ngày giao dịch 4/10, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 76,10 điểm, tương ứng với mức tăng 0,51%, lên 15.072,58 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 11,84 điểm, tương ứng với mức tăng 0,71%, lên 1.690,50 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng được 33,41 điểm, tương ứng với mức tăng 0,89%, lên chốt ở 3.807,75 điểm.

Tính chung cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,2%, chỉ số S&P 500 hạ 0,1%, trong khi chỉ số Nasdaq Composite tăng nhẹ 0,7%. Tính chung 12 phiên giao dịch gần đây, chỉ số S&P 500 đã giảm tới 9 phiên. Và mặc dù phiên cuối tuần, S&P 500 tăng khá mạnh nhưng vẫn chưa đủ kéo lại được tất cả những gì đã mất trước đó.

Theo giới phân tích, nguyên nhân chính khiến thị trường chứng khoán Mỹ biến động mạnh trong tuần này hoàn toàn là bởi việc chính quyền liên bang phải ngừng hoạt động do cạn ngân sách và quốc hội bế tắc không thông qua được một giải pháp ngân sách mới. Cho tới giờ phút này, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy đã tìm được ánh sáng cuối hầm.

Mặc dù các nghị sỹ của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tiếp tục lên tiếng kêu gọi tìm kiếm giải pháp cho thế bế tắc hiện nay, nhằm tránh cho nền kinh tế phải chịu một đòn tác động lớn hơn từ việc chính phủ phải ngừng hoạt động, song hai bên vẫn không chịu thay đổi lập trường của mình. Điều đó có nghĩa là Chính phủ Mỹ sẽ còn tiếp tục phải đóng cửa.

Nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng, tình thế đóng cửa hiện nay có thể kéo dài tới vài tuần. Trong khi đó, một mối nguy hại khác đang bắt đầu nổi lên, là vấn đề trần nợ công cần phải được nâng lên trước thời hạn cuối cùng vào ngày 17/10 tới. Nếu trần nợ công không được nâng lên, thì nước Mỹ sẽ rơi vào khủng hoảng lớn hơn. Đó là lần đầu tiên bị vỡ nợ.

Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ tới cuối phiên giao dịch ngày hôm qua đứng ở mức 16,73 điểm, cao hơn khá nhiều so với mức 13,12 điểm tính tới cuối phiên giao dịch ngày 20/9. Đây là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang ngày càng lo lắng hơn, bất kể mức 16,73 điểm vẫn được xem là khá thấp.

Trong số các cổ phiếu giảm điểm ngày hôm qua, đáng chú ý nhất là cổ phiếu của tập đoàn bán lẻ J.C. Penney. Cổ phiếu của hãng này đã trượt xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 30 năm qua, giảm 6,5% xuống còn 7,86 USSD.

Khối lượng giao dịch trở lại mức thấp, với khoảng 5,2 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn nhiều mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,1 tỷ cổ phiếu kể từ đầu năm 2013 cho đến nay. Số mã tăng vượt trội số giảm với tỷ lệ 1.967/995 trên sàn giao dịch New York và 1.741/779 trên sàn Nasdaq.

Thị trườngChỉ sốĐóng cửa+/- (điểm)+/- (%)
MỹDow Jones15.072,58+76,10+0,51
S&P 5001.690,50+11,84+0,71
Nasdaq3.807,75+33,41+0,89
AnhFTSE 1006.453,88+4,84+0,08
PhápCAC 404.164,25+36,27+0,88
ĐứcDAX8.622,97+25,06+0,29
Nhật BảnNikkei 22514.024,31-132,94-0,94
Hồng KôngHang Seng23.138,54-75,86-0,33
Trung QuốcShanghai Composite2.174,67+14,64+0,68
Đài LoanTaiwan Weighted8.364,55+5,53+0,07
Hàn QuốcKOSPI Composite1.996,98-2,49-0,12
SingaporeStraits Times3.138,08-6,71-0,21
Nguồn: CNBC, Market Watch.